ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2123/2012/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
17 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ LÂM SẢN, KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 3 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 27 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Nghị định số: 157/2007/NĐ-CP ngày 27
tháng 10 năm 2007 của Chính phủ Quy định chế độ, trách nhiệm Người đứng đầu các
cơ quan, tổ chức đơn vị của Nhà nước thi hành công vụ, nhiệm vụ;
Căn cứ Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số: 07/2012/QĐ-TTg ngày 08
tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường
công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số: 15/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 03 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại
Tờ trình số: 307/TTr- STNMT ngày 03/12/2012, Báo cáo thẩm định số: 303/BC-STP
ngày 25/11/2012 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này “Quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông, bà:
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ngành: Nội vụ, Tài nguyên và Môi
trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh; Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc
Vườn quốc gia Ba Bể, Trưởng ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Trưởng
ban Quản lý Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Ngọc Đường
|
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ
LÂM SẢN, KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2123/2012/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND
tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bao gồm:
a) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã (sau đây gọi
chung là UBND cấp huyện);
b) Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là UBND cấp xã);
c) Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công thương;
d) Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Bể;
e) Trưởng ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ, Trưởng ban Quản lý Khu Bảo tồn loài và sinh vật cảnh Nam Xuân Lạc, Chi
cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
2. Cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
quy định tại Khoản 1 của Điều này cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu
trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý điều hành bằng văn bản ủy quyền
hoặc bằng quyết định phân công phụ trách lĩnh vực được giao.
Điều 3. Nguyên tắc xác định
trách nhiệm
1. Khi xem xét trách nhiệm của người đứng đầu phải
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong quản lý nhà nước về
lâm sản, khoáng sản.
2. Cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tình trạng khai
thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép hoặc
để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà không có biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý kịp thời thì người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị đó
phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHAI THÁC, TÀNG TRỮ, MUA
BÁN, VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN LÂM SẢN, KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP
Điều 4. Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan
Người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức, tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan đến các
hoạt động khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản
đến mọi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để tự giác thực hiện đúng quy
định.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TRONG VIỆC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM KHAI THÁC, TÀNG TRỮ, MUA BÁN, VẬN
CHUYỂN, CHẾ BIẾN LÂM SẢN, KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP
Điều 5. Xây dựng kế hoạch và
tổ chức kiểm tra
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Hàng năm người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo
các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các hoạt động khai
thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản.
2. Tổ chức kiểm tra:
a) Trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương,
hàng quý người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các khu vực có hoạt động
khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản;
b) Hàng tháng, người đứng đầu có trách nhiệm kiểm
tra các khu vực có nguy cơ xảy ra tình trạng khai thác, chế biến lâm sản,
khoáng sản trái phép;
c) Kiểm tra khi nhận được thông tin, phản ánh, tố
giác từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
lâm sản, khoáng sản.
Điều 6. Trách nhiệm phát hiện
hành vi vi phạm
Người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo các Phòng,
bộ phận chức năng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định
về khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản trên
địa bàn. Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm thuộc địa bàn quản lý của mình
để chủ động xử lý, ngăn chặn.
Điều 7. Trách nhiệm xử lý
hành vi vi phạm
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm khai thác, tàng
trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép xảy ra trên địa
bàn, người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, áp dụng ngay các biện pháp cần thiết
và phù hợp để ngăn chặn, xử lý, hạn chế thấp nhất hậu quả do hành vi vi phạm
gây ra.
2. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức không làm tròn trách nhiệm trong việc phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn
hành vi vi phạm.
Mục 3. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG VIỆC NGĂN CHẶN, XỬ LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC, TÀNG TRỮ, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN LÂM SẢN, KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP
Điều 8. Các mức độ đánh giá
trách nhiệm người đứng đầu:
Trên cơ sở kết quả thực hiện việc ngăn chặn, xử
lý các hoạt động khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản,
khoáng sản trái phép trên từng địa bàn để xem xét, đánh giá trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực quản lý ngành theo các mức sau đây:
1. Hoàn thành nhiệm vụ: Không thuộc các trường hợp
quy định tại Khoản 2 Điều này;
2. Không hoàn thành nhiệm vụ: Không tổ chức kiểm
tra khi nhận được thông tin, phản ánh, tố giác từ các cơ quản, tổ chức và cá
nhân về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm sản, khoáng sản; Để xảy ra tình
trạng vi phạm không có biện pháp xử lý; Xử lý thiếu kiên quyết để xảy ra tình
trạng tái diễn vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ và đời sống nhân
dân.
Điều 9. Khen thưởng và xử
lý, kỷ luật
Việc khen thưởng, xử lý kỷ luật người đứng đầu
được thực hiện theo các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Người đứng đầu có thành tích trong việc phòng
ngừa ngăn chặn, xử lý các vi phạm về khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển,
chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép và thực hiện tốt các quy định tại Quy định
này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ để xảy
ra tình trạng khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản,
khoáng sản trái phép thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra
mà áp dụng việc xử lý, kỷ luật thực hiện theo quy định của Pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị:
1. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các Phòng chức năng của huyện phối hợp
với UBND cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm sản,
khoáng sản; kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết các trường hợp vi
phạm trong khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản
trái phép trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng
khai thác rừng, phá rừng, khai thác khoáng sản trái pháp luật; bao che, trốn
tránh trách nhiệm, chống người thi hành công vụ trên địa bàn; xử lý dứt điểm,
nghiêm minh các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về
công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp,
phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Khi phát hiện vi phạm, Chủ tịch UBND cấp huyện
có trách nhiệm xử lý và phải báo cáo ngay bằng văn bản cho Chủ tịch UBND tỉnh,
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
2. Chủ tịch UBND cấp xã:
a) Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể của xã và Trưởng
thôn phối hợp với cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến về pháp
luật về lâm sản, khoáng sản; tuyên truyền đến người dân không tham gia khai
thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép;
b) Chỉ đạo các công chức cấp xã được giao nhiệm
vụ chủ động trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý
kiên quyết các trường hợp vi phạm khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế
biến lâm sản, khoáng sản trái phép trên địa bàn;
c) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện
về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp,
phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Khi phát hiện vi phạm, Chủ tịch UBND cấp xã phải
báo cáo ngay bằng văn bản cho Chủ tịch UBND cấp huyện, phòng Tài nguyên Môi trường
và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ
đạo, đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử lý vi phạm khai thác, tập kết,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép;
b) Chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh,
Trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Trưởng bản Quản lý Khu Bảo tồn
loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong việc xử lý vi phạm khai thác, tập kết,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép;
c) Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy
định này và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ
đạo, đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử lý vi phạm khai thác, chế biến
khoáng sản trái phép;
b) Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực
hiện Quy định này và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
5. Giám đốc Sở Công thương:
a) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ
đạo, đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử lý vi phạm tàng trữ, mua
bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép;
b) Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường và các Đội
quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý việc tập kết, tàng trữ,
mua bán, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép theo quy định; Tổng hợp báo
cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
6. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo
các phòng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý theo quy định của
pháp luật các đối tượng khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm
sản, khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh
theo quy định.
7. Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các
cơ quan có liên quan hướng dẫn về trình tự, thủ tục khen thưởng, xử lý người đứng
đầu theo quy định.
8. Giám đốc Vườn quốc gia Ba Bể, Trưởng ban Quản
lý Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý
việc khai thác, tập kết, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa
bàn quản lý theo quy định;
b) Phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã
trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
9. Trưởng ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử
lý việc khai thác, tập kết, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; kiểm
tra, phát hiện, xử lý các đối tượng và thiết bị máy móc khai thác khoáng sản
trái phép ra khỏi địa bàn quản lý theo quy định;
b) Phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã
trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
10. Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý việc tập kết, tàng trữ, mua bán, vận
chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép.
Điều 11. Chế độ thông tin,
báo cáo
Người đứng đầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ
hàng quý bằng văn bản về tình hình thực hiện Quy định này với cấp trên trực tiếp
và báo cáo UBND tỉnh về tình hình quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn. Khi
có vi phạm xảy ra, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải báo cáo ngay cấp
trên về tình hình, mức độ nguy hại, các biện pháp đã áp dụng và đề xuất hướng xử
lý tiếp theo.
Điều 12. Sửa đổi và bổ sung
quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND
tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp./.