Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Số hiệu | 210/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 09/03/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Kpă Thuyên |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 09 tháng 03 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 10 năm 2020 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chi m yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
Căn cứ Thông báo số 329-TB/TU ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các văn bản của Ban cán sự đản UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 25/TTr-SNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Giao thông vận tải; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số: 210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Gia Lai là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó những thế mạnh nổi bật của tỉnh bao gồm: (1) Diện tích đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp tương đối lớn so với các địa phương khác trong nước;[1] 2) Mật độ chăn nuôi thấp, dư địa phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi còn nhiều;[2] 3) Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào… (4) Các cơ chế, chính sách cho ngành chăn nuôi ngày càng được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các cấp các ngành.
- Các chỉ tiêu chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh năm 2020: Đàn bò 394.984 con (số lượng chiếm khoảng 6,4% tổng đàn của cả nước và xếp thứ 2/63 tỉnh thành), đàn trâu 14.911 con, đàn lợn 275.840 con, đàn gia cầm 3,55 triệu con, đàn dê 90.651 con. [3] Năm 2021: Đàn bò 434.170 con, đàn trâu 14.411 con, đàn lợn 462.000 con, đàn gia cầm 4 triệu con, đàn dê 113.000 con.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 09 tháng 03 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 10 năm 2020 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chi m yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
Căn cứ Thông báo số 329-TB/TU ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các văn bản của Ban cán sự đản UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 25/TTr-SNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Giao thông vận tải; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số: 210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Gia Lai là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, trong đó những thế mạnh nổi bật của tỉnh bao gồm: (1) Diện tích đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp tương đối lớn so với các địa phương khác trong nước;[1] 2) Mật độ chăn nuôi thấp, dư địa phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi còn nhiều;[2] 3) Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào… (4) Các cơ chế, chính sách cho ngành chăn nuôi ngày càng được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các cấp các ngành.
- Các chỉ tiêu chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh năm 2020: Đàn bò 394.984 con (số lượng chiếm khoảng 6,4% tổng đàn của cả nước và xếp thứ 2/63 tỉnh thành), đàn trâu 14.911 con, đàn lợn 275.840 con, đàn gia cầm 3,55 triệu con, đàn dê 90.651 con. [3] Năm 2021: Đàn bò 434.170 con, đàn trâu 14.411 con, đàn lợn 462.000 con, đàn gia cầm 4 triệu con, đàn dê 113.000 con.
Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân giai đoạn 2015 – 2020 là 12,41%, năm 2020 giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 4.313 tỷ đồng, gấp 1,79 lần so với năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi năm 2015 đạt 10,25%, năm 2020 đạt 14,29%, năm 2021 đạt 15,6% trong cơ cấu ngành Nông lâm thủy sản của tỉnh.
Giai đoạn 2015-2020: Đàn gia cầm phát triển tương đối ổn định cả về số lượng và chất lượng (bình quân 7,85%/năm), các loại gia súc khác giữ ổn định; riêng đàn lợn tăng trưởng không đều, số lượng tổng đàn đạt cao nhất năm 2016 với 457.489 con và có xu hướng giảm trong các năm 2019, 2020. Nguyên nhân chính là do tác động của dịch bệnh nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, biến động mạnh của giá cả gây tác động lớn đến người chăn nuôi nhất là việc giảm dần chăn nuôi nhỏ, lẻ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các loại gia súc, gia cầm tăng nhanh qua các năm (bình quân đạt 15,8%/năm)[4]. Nguyên nhân chính bên cạnh sự tăng trưởng đàn gia cầm còn do những tiến bộ trong công tác giống vật nuôi và việc áp dụng ngày càng phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y vào sản xuất.
(Chi tiết tổng đàn và sản lượng sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2015 – 2020 tại Phụ lục 1)
Chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô nông hộ trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chiếm đa số (năm 2020, toàn tỉnh có 81.503 hộ nuôi trâu, bò; 42.353 hộ nuôi heo; 129.920 hộ nuôi gia cầm); (năm 2021, toàn tỉnh có 83.884 hộ nuôi bò; 37.276 hộ nuôi heo, 163.536 hộ nuôi gia cầm); tuy nhiên, đã có sự chuyển dịch dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại.
- Về giống vật nuôi:
Phần lớn đàn bò của tỉnh hiện nay vẫn là giống địa phương (chiếm khoảng 60%) hoặc đã lai tạp qua nhiều thế hệ, năng suất chất lượng không cao.[5]Tỷ lệ bò lai hiện đạt 40% tổng đàn bò của tỉnh, chủ yếu lai từ nhóm Zêbu (Red sindhi, Brahman…);[6] ngoài ra một số nhóm giống bò chuyên thịt chất lượng cao như Charolaise, Limousine, BBB... đã được sử dụng để phối giống lai tạo đàn bò ở một số địa phương. Các địa phương có tỷ lệ bò lai cao nhất hiện nay bao gồm các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê.[7]
Tỷ lệ lợn ngoại, lai tăng nhanh qua các năm; hiện chiếm khoảng 90% tổng đàn lợn nuôi. Các giống lợn được sử dụng phổ biến chủ yếu là Yorkshire, Landrace, Duroc và con lai giữa các giống trên.
Chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi dê thịt và phát triển theo hướng nuôi nhốt, đã bắt đầu có một số hộ thử nghiệm nuôi dê lai và dê sữa. Giống dê nuôi chủ yếu là nuôi dê địa phương nên năng suất thấp và chủ yếu bán cho các lò mổ nhỏ ở địa phương.
- Sản xuất giống vật nuôi:
Sản xuất giống lợn: Tỉnh có 01 Trung tâm Giống vật nuôi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ duy trì chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc giống. Trung tâm đang quản lý và nuôi dưỡng đàn gia súc giống gốc với số lượng 1.000 con; trong đó số lượng lợn đực, cái giống thế hệ cụ kỵ, ông bà là 250 con. Hàng năm, sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 4.000 lợn giống các loại và hơn 40.000 liều tinh cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, đàn giống gốc của Trung tâm chỉ đáp ứng được một phần về nhu cầu giống cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 06 dự án sản xuất giống vật nuôi đã đi vào hoạt động (dự án của: Công ty cổ phần Chăn nuôi Xanh Gic; Công ty TNHH Chăn nuôi Bách Mộc Phát; Công ty CP tập đoàn Mavin; Công ty TNHH MTV Phúc Huy Gia Lai; Công ty CP chăn nuôi Gia Lai; Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát Gia Lai) với tổng đàn 16.500 heo nái, hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 330.000 con giống/năm.
Sản xuất giống bò: Trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở sản xuất bò giống của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh với 250 con bò cái giống. Ngoài ra, có 01 dự án sản xuất giống bò ngoại đã đi vào hoạt động (dự án của Công ty TNHH MTV chăn nuôi bò Trung Nguyên với số lượng 18.212 con bò cái giống). Công tác thụ tinh nhân tạo cho bò do Trung tâm khuyến nông tỉnh, các trạm khuyến nông huyện và mạng lưới thụ tinh viên ở các xã thực hiện.
Sản xuất giống gia cầm: Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có một số cơ sở sản giống gia cầm nhỏ lẻ, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh khác như: Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương...
- Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển chuỗi liên kết của các Công ty với người dân. Năm 2015, toàn tỉnh có 88 cơ sở liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam; đến năm 2021 có 132 trại chăn nuôi liên kết với các công ty nuôi gia công theo hình thức liên kết chuỗi giá trị: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có 100 trại (76 trại heo, số lượng 61.200 con; 22 trại gà, số lượng 275.000 con; 02 trại vịt, số lượng
30.000 con); Công ty TNHH MTV chăn nuôi Bình Minh có 03 trại gà, số lượng
35.000 con; Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam có 29 trại, số lượng 578.104 con. Bên cạnh đó, có 09 hợp tác xã liên kết với các hộ sản xuất theo chuỗi: 05 hợp tác xã liên kết nuôi dê, 01 hợp tác xã liên kết nuôi ong, 01 hợp tác xã liên kết nuôi heo.
- Tình hình thu hút đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi: Năm 2015, trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 dự án chăn nuôi, còn lại chủ yếu theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ và trang trại quy mô nhỏ. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh đã thu hút được 168 dự án chăn nuôi quy mô lớn đang được các nhà đầu tư quan tâm, trong đó có 42 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, 37 dự án đã được đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất dự án; 89 dự án đang triển khai các thủ tục để trình Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương khảo sát, nghiên cứu dự án. Hiện có 13 dự án đã đi vào hoạt động với số lượng: 44.103 con bò (10.183 con bò thịt, 18.212 con bò cái, 89 con bò đực, 8.021 con bê, 7.598 con bò sữa cho sản lượng sữa tươi đạt 2.386 tấn/tháng), các giống như: Brahman, Droughtmaster, Holstein Friesian, Jersey từ Newzealand và Úc; 70.984 con heo (1.056 con heo nái cụ kỵ, 10.412 con heo nái bố mẹ, 4.535 nái hậu bị cụ kỵ 32.604 con heo thịt, 214 con heo đực giống, 22.163 heo con), các giống như: Landrace,Yorshire, Duroc, Peitrain nhập từ Đồng Nai, Huế, Quảng Nam, Đăk Nông, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Canada.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Năm 2021, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất thức ăn nuôi công nghiệp; 100% thức ăn công nghiệp cung cấp cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đều được nhập từ các Nhà máy chế biến ngoài tỉnh.
Về cỏ trồng, diện tích tập trung nhiều ở các trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn như: Công ty Cổ phần chăn nuôi bò thịt, bò sữa Cao Nguyên (Nutifood), Công ty TNHH MTV chăn nuôi bò Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Diên Hồng Gia Lai, Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai, Công ty TNHH MTV Phúc Huy Gia Lai... và trong các nông hộ, nhằm tận dụng bờ bãi, diện tích đất kết hợp sản xuất trồng trọt. Hiện đã phát triển nhiều giống cỏ có năng suất và chất lượng cao như VA06, cỏ hỗn hợp giàu đạm (Úc) ... và ngô sinh khối được trồng tại nhiều địa phương phục vụ làm thức ăn thô, xanh cho chăn nuôi đại gia súc.
Về sử dụng phụ phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi: Bên cạnh việc sử dụng các phụ phẩm truyền thống như cám gạo, rơm rạ... thì chế biến phụ phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi như rơm ủ urê, cỏ ủ chua, cỏ phơi khô ngày càng được phổ biến. Tuy nhiên, việc thực hiện trong nông hộ còn rất ít, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tập quán chăn nuôi chăn thả phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
- Công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi: Công nghệ cao, tiên tiến được các doanh nghiệp, người chăn nuôi trong tỉnh ứng dụng ngày càng rộng rãi, cụ thể: nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất phổ biến[8]; ứng dụng công nghệ chuồng lạnh, kép kín theo hướng tự động hóa được trong các trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô vừa và lớn; xử lý chất thải chăn nuôi theo công nghệ sinh học[9],…đã giảm được công lao động, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành so với phương thức chăn nuôi truyền thống. Ngoài ra, các đề tài, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi[10] đã góp phần nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi: Toàn tỉnh hiện có 304 điểm, cơ sở giết mổ động vật (tăng 71 cơ sở so với năm 2015);[11] có 06 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, trong đó: 02 cơ sở đóng gói mật ong, 02 cơ sở chế biến tổ yến, 02 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi. Hiện trên địa bàn tỉnh có 13 sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh đạt chứng nhận OCOP trong lĩnh vực chăn nuôi gồm: 04 sản phẩm bò khô đạt 3 sao; 02 sản phẩm bò khô (01 sản phẩm đạt 4 sao, 01 sản phẩm đạt 3 sao); 02 sản phẩm mật ong đạt 4 sao; 03 sản phẩm heo một nắng đạt 3 sao; 02 sản phẩm yến sào đạt 3 sao. Ngoài ra, có 03 cơ sở có sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận VietGAP,[12] 01 cơ sở có sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận Global Gap.[13]
- Về nuôi chim Yến: Tại Gia Lai nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại đã xuất hiện từ trước năm 2010 và phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Nuôi chim yến đã góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 712 nhà yến với nhiều quy mô khác nhau, sản lượng đạt khoảng 3.500 kg tổ yếu thô/năm; tập trung tại các địa phương: thị xã Ayun Pa (148 nhà yến); huyện Chư Sê (148 nhà yến), thành phố Pleiku (71 nhà yến); huyện Đức Cơ (65 nhà yến) và Ia Pa (61 nhà yến).
- Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật: Trong những năm qua các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tương đối tốt; các loại dịch bệnh như bệnh Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh trên lợn cơ bản được kiểm soát, chỉ xảy ra trên diện hẹp. Tuy nhiên, năm 2019, 2020 trên địa bàn xảy ra Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP), tổng số lượng chết, tiêu hủy 30.833 con, khối lượng 1.528.778kg; năm 2021 bệnh DTLCP xảy ra làm 1.106 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy với khối lượng 65.117 kg; bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò làm 20.710 con bò mắc bệnh, trong đó có 2.390 con chết, tiêu hủy với khối lượng 328.666 kg, gây thiệt hại hết sức nặng nề cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương các cấp đã vào cuộc quyết liệt nhằm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, ổn định sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, qua đó cho thấy công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều bất cập, một trong những nguyên nhân là tổ chức bộ máy ngành thú y hiện nay chưa đúng theo quy định của Luật Thú y, do đó thiếu đồng bộ trong phối hợp quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh động vật xuyên suốt từ cấp tỉnh xuống cấp huyện; một số địa phương cấp xã cắt giảm chức danh Thú y – Chăn nuôi (hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn 168 nhân viên thú y cấp xã/220 xã, phường, thị trấn); việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật chưa được quan tâm đúng mức, toàn tỉnh có hơn 284.696 hộ chăn nuôi và hơn 410 trại chăn nuôi nhưng mới chỉ xây dựng được 08 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh Lở mồm long móng gia súc, Tụ huyết trùng ở trâu, bò và Dịch tả lợn cổ điển.
Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Ba, Sê San, Ayun chảy xuống vùng duyên hải miền trung và sông Mê Kông. Tài nguyên nước ở Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỷ m³, phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và các nhánh của sông SrêPôk, với 302 hồ hồ chứa, đập thủy lợi (19 hồ lớn, 12 hồ vừa, 82 hồ nhỏ và 189 đập dâng nhỏ).[14]
Giai đoạn 2016-2020, bình quân tốc độ tăng trưởng thủy sản đạt 3,29%/năm, giá trị sản xuất đạt 214 tỷ đồng vào năm 2020, gấp 1,18 lần so với năm 2015. Tổng diện tích thủy sản năm 2020 đạt 15.040 ha, tăng 1.035 ha so với năm 2015; tổng sản lượng thủy sản đạt 6.917 tấn, tăng 1.516 tấn so với năm 2015.[15]
(Chi tiết tại Phụ lục 2)
Sản lượng thủy sản tăng theo hàng năm, chủ yếu từ nuôi thâm canh với hình thức lồng bè trên hồ chứa, hồ thủy điện; theo số liệu báo cáo từ các địa phương, năm 2020 toàn tỉnh có 420 ô, lồng được triển khai nuôi tại các địa phương An Khê, Kbang, Chư Păh, Ia Grai, với tổng thể tích trên 20 ngàn m³, tổng sản lượng đạt trên 200 tấn, đối tượng nuôi là các loài cá: Tầm, Lăng, Rô phi đơn tính, Diêu hồng,... Hiện nay, toàn tỉnh có quy mô khoảng 700 ô lồng tăng 280 ô lồng so với năm 2020.
- Về nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh: Bao gồm nguồn giống tự nhiên và nguồn giống du nhập, sản xuất nhân tạo. Qua các kết quả điều tra nghiên cứu, nguồn lợi thực vật thủy sinh, đã phát hiện: 68 loài thực vật nổi thuộc 05 ngành tảo (tảo lục, tảo mắt, khuê tảo, tảo lam và tảo chỉ), 31 loài động vật nổi, 46 loài động vật đáy. Nguồn lợi cá, theo tài liệu điều tra khu hệ cá nước ngọt tỉnh Gia Lai của Trường Đại học Thủy sản đã thu thập được 57 loài cá tự nhiên thuộc 35 giống, 10 họ phụ, 13 họ, 7 bộ, thành phần loài ít hơn so với các vùng khác trong nước; những loài cá kinh tế gồm cá: Thát lát, Lăng, Chình, Diêu hồng, Rô phi đơn tính, Bống tượng … nguồn lợi các giống loài thủy sản nước ngọt du nhập và sản xuất nhân tạo ngày càng đa dạng như cá: Mè, Trắm cỏ, Chép, Rô đồng,…
- Về sản xuất giống thủy sản: Nhà nước đã đầu tư xây dựng Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh,[16] với tổng mức đầu tư gần 25 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2012, Trung tâm có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ về nguồn cá bố mẹ, thiết bị cho đẻ, ương dưỡng cá bột, cá hương, giống cấp 1, giống cấp 2 ... để cung cấp nhu cầu người dân trong tỉnh. Ngoài Trung tâm Giống Thủy sản, ở địa phương còn có một số cơ sở tư nhân nhỏ lẻ tự sản xuất, cho sinh sản các loài cá truyền thống và triển khai liên kết sản xuất tiêu thụ với hình thức cung cấp các giống cá bột, cá hương,…
- Chương trình, dự án phát triển sản xuất, khoa học công nghệ sản xuất giống: Nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, đa dạng hóa sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời, để có cơ sở đánh giá các yếu tố, điều kiện môi trường, từ đó có biện pháp, khuyến cáo đầu tư trong phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 phê duyệt Kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020 với tổng kinh phí là 1.650 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã quan tâm điều tra, khảo sát hồ chứa để triển khai thực hiện Chương trình thả cá giống với sự đồng hành hỗ trợ từ tổ chức, doanh nghiệp nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, đã thả cá gần 600 nghìn con giống tại hồ chứa Thủy điện An Khê - Ka Nak (huyện Kbang); hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa); hồ Hoàng Ân, hồ Plei Pai, hồ Ia Mua (huyện Chư Prông); hồ Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh); hồ Plei Pai (huyện Chư Prông); hồ Ia Glai (huyện Chư Sê),... với tổng kinh phí thực hiện trên 1.400 triệu đồng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016-2020, các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị đã chủ động các nguồn kinh phí, nguồn vốn hỗ trợ để tổ chức triển khai các mô hình, dự án phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương với tổng kinh phí đầu tư là 7.235,9 triệu đồng. Ngoài các mô hình, dự án đầu tư phát triển thủy sản trên, công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản… đã được các địa phương, đơn vị trong tỉnh triển khai, giúp các tổ chức, cá nhân và người dân phát huy hiệu quả trong nuôi trồng cũng như khai thác, chế biến thủy sản.
Nhìn chung, kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-2020 từng bước khẳng định được sự phù hợp của điều kiện tự nhiên nước mặt đối với sinh trưởng, phát triển của các loài cá truyền thống cho tới các loài đặc sản, cá nước lạnh; diện tích mặt nước lớn, độ sâu lý tưởng là tiềm năng định hướng đẩy mạnh nuôi cá lồng bè. Thông số quan trắc môi trường và chất lượng nước nuôi trồng thủy sản đảm bảo ngưỡng thích hợp.[17] Người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đã từng bước được tập huấn, ứng dụng, chuyển giao công nghệ áp dụng vào phát triển sản xuất; bước đầu, đã hình thành nhiều mô hình đem lại kinh tế cao.[18]
3.1. Thuận lợi
Ngành chăn nuôi của tỉnh hiện đang phát triển theo hướng chuyển dịch dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín theo chuỗi liên kết; cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loài vật nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định. Đặc biệt, trong thời gian gần đây xuất hiện xu hướng chuyển dịch chăn nuôi từ các vùng đô thị, các vùng có mật độ chăn nuôi cao sang các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh ta nói riêng nơi có diện tích đất nông nghiệp dồi dào, mật độ chăn nuôi thấp với mức độ an toàn sinh học cao. Biểu hiện rõ nhất của xu hướng trên là hàng loạt các Dự án chăn nuôi với quy mô lớn được các nhà đầu tư quan tâm và đăng ký xin chủ trương đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Thế mạnh nổi bật của ngành chăn nuôi Gia Lai là chăn nuôi bò thịt, có đàn bò và sản lượng nằm trong top đầu của cả nước. Nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi bò lai Sind, vỗ béo bò thịt, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả cao. Tiềm năng phát triển bò thịt còn rất lớn phân bổ tập trung ở các huyện Kbang, Đak Pơ, Krông Pa, Phú Thiện, Ia Pa,…
Chăn nuôi đóng góp đáng kể trong thu nhập của các hộ dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần ổn định kinh tế xã hội. Người dân đã dần quan tâm sử dụng các loại vật nuôi đạt năng suất cao, phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao… góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả sản xuất.
Công tác truyền giống, dịch vụ thú y đã được xã hội hoá tạo ra nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khá hiệu quả, nhất là các huyện có phong trào chăn nuôi phát triển.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và chăm sóc nuôi dưỡng tiếp tục được triển khai thực hiện đã đem lại lợi ích và kết quả thiết thực cho người chăn nuôi.
Các chính sách khuyến khích của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án bao gồm: Dự án Đầu tư phát triển giống Cây trồng – Vật nuôi và khu thực nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ;[19] Chương trình hỗ trợ và phát triển chăn nuôi nông hộ; các chương trình thanh toán và khống chế bệnh dịch bệnh động vật và khuyến nông đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.[20]
Tỉnh Gia Lai có nhiều điều kiện để phát triển thủy sản với khí hậu và nguồn nước phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của các giống, loài thủy sản, trong đó có các loài cá truyền thống cho tới các loài đặc sản, cá nước lạnh. Hoạt động thủy sản phát triển rộng khắp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh với đầy đủ các loại hình mặt nước: mặt nước lớn, mặt nước ao hồ nhỏ,… Môi trường, chất lượng nước nuôi trồng thủy sản qua khảo sát quan trắc có thông số lý, hóa đều nằm trong ngưỡng thích hợp. Nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh bao gồm nguồn giống tự nhiên và nguồn giống du nhập, sản xuất nhân tạo. Trong đó, nguồn lợi tự nhiên bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế, đặc trưng bản địa như: cá Anh Vũ, cá Lăng nha, cá Chình, cá Bống Tượng…; các giống du nhập và sản xuất nhân tạo, cá nước lạnh như: cá Trắm cỏ, cá Rô phi, cá Diêu hồng, cá Mè, cá Tầm… Vị trí địa thế tỉnh tiếp giáp với nhiều tỉnh bạn lân cận nên có nhiều điều kiện để giao lưu kinh nghiệm, trao đổi hàng hóa về nhiều lĩnh vực nói chung và thủy sản nói riêng.
3.2. Tồn tại, hạn chế
Không gian phát triển chăn nuôi còn bất hợp lý, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đa số (tỷ lệ chăn nuôi trâu, bò 91%, chăn nuôi lợn 67%, chăn nuôi gia cầm 75%) dẫn đến khó khăn trong quy hoạch, phát triển cũng như kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chưa hình thành được vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại công nghiệp cũng như khu vực giết mổ tập trung.
Kiến thức, kỹ năng của người dân về chăn nuôi nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn do vậy việc áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như đầu tư vào sản xuất, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp rất hạn chế.
Địa bàn quy mô vùng chăn nuôi chịu sự cạnh tranh của vùng trồng cây công nghiệp và cây lương thực, xây dựng các khu - cụm công nghiệp, khu dân cư và tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn theo quy định giữa các cơ sở chăn nuôi và các đối tượng có liên quan; đặc biệt một số cơ sở ở vùng chăn nuôi truyền thống gần khu dân cư - đô thị theo quy định sẽ phải di dời, trong khi giá sang nhượng đất sản xuất nông nghiệp khá cao. Đây được xem là khó khăn - thách thức đáng kể đối với ngành chăn nuôi của tỉnh trong chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tập trung cao.
Chăn nuôi bò được coi là thế mạnh của tỉnh tuy nhiên sự phát triển còn rất nhiều bất cập, hạn chế: (1) Mặc dù là tỉnh có số lượng đàn bò đứng thứ 02 của cả nước, tuy nhiên tỷ lệ bò lai của tỉnh hiện chỉ đạt khoảng 40%21 rất thấp so với các địa phương khác trong cả nước;22 năng suất, chất lượng của đàn bò, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò không cao nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (2) về công tác thụ tinh nhân tạo, ngoài các giống bò Zêbu, người chăn nuôi đã bắt đầu sử dụng tinh các giống bò chuyên thịt như Charolaise, Limousine, BBB... để đưa vào sản xuất tạo tổ hợp bò lai khác nhau; tuy nhiên, hiện chưa xác định được công thức lai cụ thể phù hợp với từng vùng, địa bàn dẫn đến chất lượng đàn bò thịt không đồng đều gây nhiều khó khăn trong xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. (3) Chăn nuôi bò thịt nhất là chăn nuôi bò thịt vỗ béo với nguồn bò nhập khẩu phát triển trong những năm gần đây nhưng không thật sự bền vững; nguyên nhân chính do nguồn giống phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nước ngoài,23 chất lượng không thật sự đồng đều, bên cạnh đó là tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lây nhiễm dịch bệnh động vật.
Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi nhất là chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện có hiệu quả chưa cao. Chưa có chính sách đặc thù, thoả đáng của tỉnh để khuyến khích phát triển chăn nuôi, cũng như kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến súc sản.
Việc nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự phát, phong trào, chưa có định hướng phát triển dài hạn; công tác quản lý an toàn dịch bệnh cho người và vật nuôi chưa được bảo đảm; thiếu hoặc không nghiên cứu đầy đủ về khí hậu, thời tiết, vùng sinh thái và tập tính của loại chim yến nhà, chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến nên hiệu quả kinh tế trong đầu tư nuôi yến chưa cao và chưa ổn định;24 sản phẩm tổ yến có giá trị rất cao nhưng chưa quản lý được chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chủ yếu là xuất bán thô nên giá trị gia tăng thấp.
Nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn bị động, phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài do chưa có cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn; ngoài ra, còn việc phát triển cỏ trồng làm thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu của tỉnh với mùa khô quá dài, khả năng bốc hơi nước nhanh, giữ ẩm của đất rất thấp trong lúc áp dụng các biện pháp như tưới tiết kiệm còn hạn chế.
Sản xuất chăn nuôi trang trại chưa gắn chặt với giết mổ tập trung. Quản lý giết mổ trên địa bàn còn nhiều bất cập. Liên kết trong sản xuất, thu mua, chế biến còn lỏng lẻo. Tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, nhất là phát triển phương thức hợp tác xã còn yếu, nên sự tương trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không cao.
Khả năng sản xuất và cung ứng giống vật nuôi của các cơ sở giống trong tỉnh còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng; đa số nguồn giống phụ thuộc vào các tỉnh khác. Các cơ sở sản xuất giống còn hạn chế về năng lực.
Việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong những năm qua tuy có tăng song về cơ bản vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi.
Xử lý ô nhiễm môi trường ở những hộ nuôi quy mô nhỏ còn chưa tốt, nhất là trong các khu dân cư, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Việc thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư các dự án lớn thuộc lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt hoạt động của các trang trại chăn nuôi quy mô lớn tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến kinh tế - xã hội tại các địa phương nhất là vấn đề về đất đai, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh động vật.
Biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, phát sinh nhiều dịch bệnh mới như bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục ở trâu, bò, Cúm gia cầm,… làm ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài và dự kiến còn nhiều phức tạp làm khó khăn trong vận chuyển vật tư nguyên liệu, vật tư sản xuất, gián đoạn thương mại, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm gây ảnh hưởng rất lớn đến người chăn nuôi.
Nguồn nhân lực có chuyên môn cho chăn nuôi tại các địa phương còn chưa cao. Đội ngũ thú y viên tại các xã, phường còn hoạt động bán chuyên trách, nhiều thú y viên chỉ được đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn, không có chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu nên việc chuyển giao, hướng dẫn đến người chăn nuôi ít đạt hiệu quả.
Việc thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc... chưa được quy hoạch, quan tâm đúng mức. Chủ yếu tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ hộ gia đình, các cơ sở giết mổ tập trung vẫn duy trì hoạt động nhưng còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu.
Nuôi trồng, khai thác thủy sản trong thời gian tới dự báo có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, tình trạng mưa lũ, nắng nóng kéo dài và nguy cơ dịch bệnh phát sinh khó kiểm soát; đặc biệt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp làm gián đoạn thương mại, xuất khẩu và tiêu thụ.
Sự phát triển của nền kinh tế, cũng như sự biến đổi khí hậu toàn cầu đưa đến thay đổi đáng kể hệ sinh thái nhiều khu vực trong đó có tỉnh Gia Lai, làm cho đa dạng sinh học suy thoái nghiêm trọng và nguồn lợi thủy sản biến động theo hướng bất lợi, trong đó có nhiều loài cá kinh tế, cá quý hiếm, cá bản địa trong tỉnh có nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng. Bên cạnh đó, sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác có thể tác động làm suy giảm nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản, việc lý giải các nguyên nhân, mức độ tổn thương hệ sinh thái, mức độ suy giảm nguồn lợi để đề xuất các biện pháp phục hồi còn nhiều hạn chế, việc phân tích mối nguy và kiểm soát nguồn lợi thủy sản chưa được thực hiện, cũng như chưa có bằng chứng thuyết phục.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh có địa hình sông suối nằm ở những vị trí phức tạp, diện tích phục vụ nuôi trồng thủy sản ít, rải rác ở một số địa phương nên việc quy hoạch, đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản khó thực hiện, chưa có quy định tiêu chí cụ thể. Diện tích mặt nước các hồ chứa lớn chưa được quan tâm đầu tư khảo sát để có cơ sở phát triển nuôi cá hồ chứa, nuôi lồng bè đúng với tiềm năng sẵn có; chưa có cơ sở pháp lý từ Trung ương về xây dựng phương pháp điều tra trữ lượng, phân tích, đánh giá tác động đến nguồn lợi thủy sản đồng bộ trên cả nước, do đó chưa phân tích rõ về trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có đơn vị chuyên về quan trắc môi trường thủy sản được Tổng cục Thủy sản giao, chỉ định. Một số thông số môi trường chưa có tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho từng đối tượng nuôi, gây khó khăn trong so sánh, đánh giá, đối chiếu kết quả, kinh phí hạn chế, do đó, chưa thể tổ chức quan trắc hết các địa điểm trên địa bàn toàn tỉnh. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng về các thông số quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản còn hạn chế; dẫn đến, thiếu sự quan tâm và chủ động đo, giám sát thông số quan trắc môi trường tại địa điểm nuôi.
Nguồn kinh phí thực hiện cho công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác hỗ trợ ngư cụ khai thác đánh bắt thủy sản chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân còn rất ít và chưa có phong trào mở rộng. Nhận thức, ý thức của người dân còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước dẫn đến khó khăn trong việc nhân rộng các mô hình trình diễn về nuôi trồng thủy sản. Kinh phí đầu tư trang thiết bị nuôi ban đầu lớn dẫn đến tâm lý người nuôi chưa thực sự mạnh dạn quan tâm để chủ động tự đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Việc nghiên cứu bảo quản gen, gia hóa, chọn giống nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao cần nguồn đầu tư lớn, bên cạnh đó trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, dẫn đến có chương trình thả cá ra hồ chứa, thủy vực, nhằm bảo tồn tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản nhưng chưa đủ điều kiện thả các loài cá quý hiếm như cá Anh Vũ, cá Chiên, cá Chình, cá Thát lát, cá Duồng, cá Mõm trâu, cá Ngựa xám, cá Trà sóc và cá Niên...
Trung tâm Giống Thủy sản và các cơ sở cung cấp nguồn giống thủy sản nằm rải rác ở các địa phương; tuy nhiên nguồn ương dưỡng cá bố mẹ, cho đẻ, ương cá bột, cá hương, giống cấp 1, giống cấp 2... hiện cơ sở hạ tầng mới chỉ có Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh là đủ khả năng tự nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất, các cơ sở khác chủ yếu vẫn nhập giống ương dưỡng. Nguồn giống tự sản xuất tại chỗ, vật tư, thuốc thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tỉnh. Sản xuất giống thủy sản là lĩnh vực chuyên sâu, chịu nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu..., con giống sản xuất trong tỉnh chưa khẳng định được thương hiệu, do đó, việc mở rộng, phát triển sản xuất, thị trương tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất, nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn còn phân tán, hoạt động nuôi theo mùa vụ, ao hồ nhỏ của người dân đa phần sử dụng chính vào mục đích tưới, chưa thực sự chuyên nuôi, tận dụng nuôi chủ yếu quảng canh, thả thưa, đánh tỉa thả bù nhằm cải thiện thực phẩm trong chính gia đình. Hình thức nuôi thâm canh lồng bè thường xuyên biến động đặc biệt các tháng mưa bão; trang thiết bị phục vụ thủy sản chưa được đầu tư đáp ứng đủ năng lực để phát triển chưa hình thành vùng nuôi, thu mua tập trung tạo phong trào mở rộng.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ngành Nông lâm nghiệp của tỉnh; phấn đấu đưa Gia Lai vào nhóm những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực Tây Nguyên và cả nước.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tập trung với quy mô lớn theo chuỗi giá trị; xây dựng và củng cố các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành một số sản phẩm chăn nuôi thủy sản mang tính đặc trưng của Gia Lai; hướng tới “sản xuất xanh” và kinh tế tuần hoàn khép kín, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn dịch bệnh. Liên kết chặt chẽ giữa ngành chăn nuôi với các ngành trồng trọt, lâm nghiệp để tạo nên cơ cấu, tỷ trọng hợp lý trên cơ sở hỗ trợ, tận dụng hiệu quả sản phẩm, phụ phẩm giữa các ngành để nâng cao giá trị gia tăng và góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Xây dựng các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đặc sản của tỉnh; phát triển chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo chuỗi liên kết, giảm giá thành sản phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát huy tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước để phát triển ngành thủy sản đồng bộ các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chuyển dịch hình thức nuôi trồng theo hướng thâm canh, bán thâm canh, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, chuyển đổi số, chú trọng phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới.... gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng thị trường, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; đổi mới, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nhân lực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; nâng cao nhận thức về vai trò phát triển thủy sản, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản; bảo tồn và phát triển các loài thủy sản bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao của tỉnh.
* Đến năm 2025
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt khoảng 9.821 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010); đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm trên 24% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 của ngành chăn nuôi đạt 18%/năm.
- Dự kiến tổng đàn gia súc, gia cầm: Đàn trâu 15.000 con, đàn bò 520.000 con, đàn lợn 1.390.000 con, đàn gia cầm 4.500.000 con.[21]
- Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 30% và 20%.26Tỷ trọng sản phẩm gia súc, gia cầm giết mổ công nghiệp được đưa vào sản xuất, chế biến tương ứng khoảng 30%.27
- Tăng quy mô, tỷ trọng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hữu cơ đạt 40%.28
- Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải đạt 80%.29
- Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Phấn đấu 50% các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh được công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.30
- Đẩy mạnh thực hiện cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hóa, phấn đấu đưa tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh đạt từ đạt ít nhất 60%.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Phấn đấu trên địa bàn tỉnh có các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng được 20% nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
* Đến năm 2030
- Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt khoảng 9%/năm; phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2030 đạt khoảng 14.800 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010 và chiếm trên 29% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh).
- Dự kiến tổng đàn gia súc, gia cầm: Đàn trâu 16.000 con, đàn bò 600.000 con, đàn lợn 3.070.000 con, đàn gia cầm 6.000.000 con.31
- Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt khoảng 70% và 50%.32Tỷ trọng sản phẩm gia súc, gia cầm giết mổ công nghiệp được đưa vào sản xuất, chế biến đạt khoảng 50%.33
- Tăng quy mô, tỷ trọng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hữu cơ đạt 60%.
- Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải đạt 100%.
- Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Phấn đấu 90% các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh được công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Xây dựng được ít nhất 01 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp huyện.
- Đẩy mạnh thực hiện cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hóa, phấn đấu đưa tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh đạt từ đạt 80% vào năm 2030; xây dựng và phát triển thành công thương hiệu bò thịt chất lượng cao của tỉnh.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Phấn đấu trên địa bàn tỉnh có các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng được 50% nhu cầu.
(Về quy mô đàn gia súc, gia cầm cụ thể đến năm 2025 và năm 2030 tại Phụ lục 3)
* Đến năm 2025
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất thủy sản khoảng 460 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,13% so với giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 đạt 16,53%.
- Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 20.800ha, trong đó: Diện tích nuôi trồng đạt 3.800ha, diện tích khai thác đạt 17.000ha.34
- Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 16.360 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng đạt 12.160 tấn, sản lượng khai thác đạt 4.200 tấn.35
- Năng suất suất nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 tấn/ha, năng suất khai thác đạt 0,25 tấn/ha.36
- Số lượng lồng, bè nuôi trồng thủy sản đạt 1.000 ô lồng với tổng thể tích 80 ngàn m³, sản lượng phấn đấu đạt 3.500 tấn; sản lượng nuôi ao hồ nhỏ đạt 8.660 tấn.37
- Phấn đấu nhu cầu con giống thủy sản năm 2025 đạt trên 11,6 triệu con giống.38
* Đến năm 2030
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất thủy sản khoảng 670 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,34% so với giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản.39
- Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 đạt 7,81%.
- Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 24.025ha, trong đó: Diện tích nuôi trồng đạt 3.825ha, diện tích khai thác đạt 20.200ha.40
- Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 24.970 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng đạt 19.940 tấn, sản lượng khai thác đạt 5.030 tấn.41
- Năng suất suất nuôi trồng thủy sản đạt 5,21 tấn/ha, năng suất khai thác đạt 0,25 tấn/ha, cường lực khai thác đảm bảo phù hợp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.42
- Số lượng lồng, bè nuôi trồng thủy sản 1.375 ô lồng với tổng thể tích trên 110 ngàn m³, sản lượng phấn đấu đạt 4.812 tấn; sản lượng nuôi ao hồ nhỏ đạt 15.128 tấn.43
- Phấn đấu nhu cầu con giống thủy sản đạt trên 17 triệu con giống.44
(Chi tiết tại Phụ lục 4)
1. Tổ chức, cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản
- Triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, trọng tâm như: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 102/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Gia Lai; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ- CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh Gia Lai; chính sách đặc thù khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị quyết số 103/2019/NQ- HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Gia Lai; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn theo Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 06/2021/NQ- HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 123/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Củng cố và phát triển hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường. Khuyến khích và hỗ trợ hình thành các hội, hiệp hội ngành hàng chăn nuôi, trong đó hội, hiệp hội phải thực sự là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là đầu mới tạo diễn đàn kết nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và người chăn nuôi.
- Xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình liên kết tổ chức sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng và thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, GMP), nông nghiệp hữu cơ (Organic).
2. Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi, thủy sản
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống vật nuôi và giống thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại; cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh thực hiện cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hóa, phát triển mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò trên địa bàn tỉnh; tăng cường sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc phục vụ nhân giống cho đàn bò cái tại các vùng chưa có hoặc mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò kém phát triển. Nghiên cứu, chọn lọc tổ hợp bò lai hướng thịt có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi tỉnh và nhu cầu thị trường, bảo đảm có số lượng sản phẩm đủ lớn và đồng nhất về chất lượng.
- Hỗ trợ tích cực cho chương trình xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc.
- Ưu tiên và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và làm chủ một số công nghệ chọn tạo, nhân giống vật nuôi, thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; chuẩn hoá hệ thống giống, sử dụng thống nhất hệ thống ghi chép trong công tác quản lý giống phục vụ cho việc đánh giá chất lượng giống.
- Nhập nội một số giống vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, giống mới cần thiết phục vụ Đề án giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Gia Lai, đồng thời cập nhật, tranh thủ tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ về giống trong và ngoài nước, đi đôi với bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn các giống đặc sản, giống bản địa quý hiếm địa phương phục vụ công tác nghiên cứu và lai tạo giống mới. Nâng cao tỷ lệ lợn ngoại, chú trọng đưa vào sản xuất giống cao sản vào sản xuất.
- Thực hiện tốt việc quản lý giống chăn nuôi, thủy sản, triển khai đầy đủ các quy định của pháp luật để lựa chọn con giống trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; các yêu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia về chăn nuôi, thủy sản; các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 về hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; số 26/2018/TT- BNNPTNT về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản; số 05/2020/TT- BNNPTNT ngày 16/3/2020 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản; số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống tốt, giống sạch bệnh đối với các đối tượng đã sản xuất thành công để tạo được số lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoại tỉnh.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ làm động lực cho phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản trên cơ sở kết hợp công nghệ cao với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài khoa học công nghệ nghiên cứu, chọn tạo, cải thiện giống vật nuôi, thủy sản. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
- Điều tra, khảo sát, xác định cơ cấu loài phù hợp với các vùng sinh thái; nghiên cứu phát triển theo hướng cải tạo giống để nâng cao năng suất, chất lượng, bảo tồn, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Nâng cấp, xây dựng mới hệ thống sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu, tạo cầu nối khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao tập trung, quy mô lớn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống theo hướng lựa chọn các loài bản địa, có giá trị kinh tế cao, thế mạnh của tỉnh.
- Quan tâm hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng giống, thực hiện quản lý tốt chuỗi Logistics về giống nhằm đảm bảo giống có năng suất, chất lượng cao, dễ dàng tiêu thụ kinh doanh, sản xuất.
3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản
- Thực hiện có hiệu quả các nội dung thuộc Kế hoạch số 1178/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Kiện toàn, tăng cường năng lực tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách quản lý ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo đúng chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cải thiện hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản đảm bảo thực thi pháp luật; đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ chăn nuôi, thú y, thủy sản các cấp, nhất là hệ thống cấp xã. Chú trọng đào tạo kỹ thuật chăn nuôi, thủy sản, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực dự báo, sản xuất, kênh đầu mối thông tin chăn nuôi, thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển.
- Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y, thủy sản để mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước và cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Ban hành các quy định kịp thời để triển khai Luật Thủy sản, Luật Chăn nuôi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quản lý tốt hoạt động chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn, tăng cường quản lý, kiểm tra điều kiện đối với các cơ sở chăn nuôi, thủy sản đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Luật Thủy sản, Luật Chăn nuôi.
- Nghiên cứu bổ sung hoặc đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh khuyến khích phát triển chăn nuôi (hỗ trợ giống vật nuôi, thủy sản; hỗ trợ tinh lợn, bò giống chất lượng cao; phát triển mạng lưới thụ tinh nhân tạo; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh...), thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn công nghiệp, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến, chế biến sâu nhằm phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với điều kiện của tỉnh Gia Lai và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
5. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi, thủy sản
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tăng cường đầu tư và xã hội hóa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi, thủy sản, trong đó, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, ưu tiên thực hiện vào lĩnh vực giống, thức ăn vật nuôi, thủy sản, giết mổ, chế biến, phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường, cụ thể:
+ Đối với giống vật nuôi: Ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất con giống gốc (giống hạt nhân; giống cụ kỵ, ông bà) để chủ động nguồn giống vật nuôi chất lượng cao, an toàn dịch bệnh.
+ Đối với thức ăn chăn nuôi: Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã; mô hình thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín sáp... kết hợp công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn cỏ.
+ Đối với chuồng trại chăn nuôi: Ứng dụng tiến bộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (chuồng lạnh, chuồng kín), tự động hóa trong chăn nuôi... đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
+ Đối với xử lý chất thải chăn nuôi: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp về công nghệ để xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi.
+ Đối với phòng chống dịch bệnh: Chủ động giám sát dịch bệnh và ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh động vật.
+ Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi.
+ Đối với thủy sản: Ưu tiên trong việc nghiên cứu bảo quản gen, gia hóa, chọn giống nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao. Triển khai công tác điều tra, phân tích mẫu, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản tại thực địa; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật nuôi, sản xuất giống, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch một số đối tượng nuôi đang có xu thế thị trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.
- Khuyến khích, thu hút đầu tư một số công nghệ mới sử dụng trong chăn nuôi như:
+ Sử dụng thức ăn có dược liệu, giảm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.
+ Công nghệ lai tạo giống kết hợp công nghệ sinh học phân tử để tạo ra các giống vật nuôi, giống thuỷ sản mới có đặc tính ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu).
+ Công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh; giám định, chẩn đoán bệnh trên vật nuôi, thuỷ sản.
+ Công nghệ tự động hoá, bán tự động trong quá trình chăn nuôi, thâm canh nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp.
+ Công nghệ tự động hoá trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi; trong kiểm soát, xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
+ Công nghệ bảo quản tế bào sống (Cell Alive System) trong bảo quản thịt sống.
+ Công nghệ sinh học xử lý phế phụ phẩm chăn nuôi, thuỷ sản.
+ Công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, chăn nuôi tuần hoàn.
- Chính sách đất đai: Căn cứ Quyết định quy định mật độ chăn nuôi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến, các địa phương soát quỹ đất để phát triển chăn nuôi cho phù hợp, đáp ứng các điều kiện về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại tập trung áp dụng công nghệ cao đủ điều kiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, cơ sở giết mổ động vật tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Chính sách tài chính và tín dụng
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện có của Trung ương và của tỉnh; thực hiện rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để phát triển chăn nuôi hiện đại, theo chuỗi khép kín, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
+ Thúc đẩy nhanh việc phát triển và nhân rộng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, nhất là đối với khu vực chăn nuôi nông hộ thông qua khuyến khích hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chăn nuôi có gắn kết với các trang trại, hộ chăn nuôi.
- Chính sách thương mại
+ Thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển nhằm hạ giá thành sản phẩm. Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu, phụ phẩm địa phương với công nghệ phù hợp để giảm giá thành chăn nuôi, hạn chế phụ thuộc vào nguồn thức ăn thương mại.
+ Đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng, chợ đầu mối,… chú trọng phát triển các kênh phân phối hiện đại như thương mại điện tử. Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư và thương mại cho sản phẩm chăn nuôi, nhất là những sản phẩm chăn nuôi chủ lực, có lợi thế”.
7. Phát triển vùng chăn nuôi tập trung
Việc bố trí các vùng chăn nuôi tập trung là cơ sở để xây dựng những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra nguồn sản phẩm chăn nuôi lớn, có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường, đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp.
Tạo thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, chăn nuôi hướng hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn truy xuất nguồn gốc sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển những vùng chăn nuôi tuần hoàn khép kín, tạo nên các chuỗi liên kết sản xuất từ con giống, thức ăn, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến thị trường tiêu thụ. Tạo vùng nguyên liệu để xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp, cơ sở chế biến, chế biến sâu, các nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi để phục vụ trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... hình thành các chuỗi đa giá trị.
Dự kiến các vùng chăn nuôi tập trung như sau:
- Vùng chăn nuôi lợn tập trung: Dự kiến tại huyện Mang Yang, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh, Chư Prông, Kbang.
- Vùng chăn nuôi bò tập trung: Dự kiến tại huyện Mang Yang, Đak Pơ, Kông Chro, Krông Pa, Chư Prông, Kbang.
- Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung: Dự kiến tại huyện Đak Đoa, Chư Sê, Ia Grai, Kbang.
Căn cứ Quyết định quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, Kế hoạch và Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; quỹ đất phát triển chăn nuôi trên địa bàn, tình hình thu hút các dự án chăn nuôi để các địa phương bố trí các vùng chăn nuôi tập trung cụ thể.
- Các giải pháp về quỹ đất, kêu gọi đầu tư nhằm phát triển các vùng chăn nuôi tập trung:
+ Bố trí quỹ đất ở những phù hợp nhất là những vùng cằn cỗi, giá trị canh tác thấp, ít có khả năng để phát triển các ngành như trồng trọt, lâm nghiệp... Phù hợp quy định của Luật đất đai, Luật chăn nuôi, Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi, Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
+ Tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nghành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các vùng chăn nuôi tập trung như: hệ thống điện, đường, xử lý chất thải chăn nuôi,...
8. Chuyển dịch chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại
- Khuyến khích, hướng dẫn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình có nhu cầu chuyển dịch đầu tư, nâng cấp xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô vừa, nhỏ theo đúng quy định của pháp luật.
- Lồng ghép các Chương trình, Mục tiêu khác như nông thôn mới, chăn nuôi nông hộ, các đề án, dự án... để hỗ trợ phát triển chăn nuôi ở vùng nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hướng dẫn người dân tận dụng diện tích đất đai trồng các giống cỏ mới cho năng suất cao, áp dụng các biện pháp như tưới nước, bón phân và tận dụng phụ phẩm của trồng trọt để làm nguồn thức ăn nuôi các loài gia súc ăn cỏ. Mạnh dạn chuyển đổi phương thức chăn thả phụ thuộc vào tự nhiên sang nuôi nhốt, chủ động nguồn thức ăn và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Xây dựng các chuyên trang trên thông tin đại chúng chúng để giới thiệu những mô hình, cách làm hay nhằm chuyển dần tư duy của người dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
- Hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản; củng cố các tổ hợp tác, hợp tác xã làm trung gian liên kết doanh nghiệp và người dân, từ đó tạo niềm tin, khuyến khích người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tham gia các liên kết, hợp tác nhằm sản xuất ổn định, bền vững, tạo ra các sản phẩm có giá trị.
9. Đẩy mạnh phát triển nghề nuôi chim yến
- Khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội yến sào của tỉnh và các địa phương để hỗ trợ người nuôi yến về kỹ thuật nuôi, liên kết với nhau nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm, quy định chất lượng sản phẩm, nhãn mác xuất xứ chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
- Khuyến khích phát triển nhà yến tại điểm vùng có vị trí thuận lợi về điều kiện tự nhiên và sinh thái để nuôi chim yến như: Có điều kiện thổ nhưỡng lý tưởng, môi trường sống vĩ mô rất tốt, quần đàn chim đi ăn thường xuyên, không ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bất lợi cho đàn chim yến, xa khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện, trường học, cơ sở y tế, khu hành chính, khu nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, khu dân cư đông đúc,… đảm bảo các điều kiện theo Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
- Dự kiến khuyến khích phát triển nhà yến tại một số địa phương có tiềm năng lợi thế về nuôi chim yến như: Thị xã AyunPa; các huyện Chư Sê, Đức cơ, Ia Grai, Chư Prông, Ia Pa, Phú Thiện và Chư Pưh. Nghiêm cấm xây dựng nhà yến mới trong khu dân cư đã được quy hoạch và khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định tại Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 9/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực do nuôi yến tới cộng đồng.
- Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư xây dựng các cơ sở nuôi chim yến trong các vùng được phép nuôi chim yến, phát triển cơ sở nuôi yến tập trung theo mô hình làng nghề và kết hợp nuôi yến theo quy mô hộ gia đình để khai thác lợi thể, nguồn lực trong dân cư tại chỗ.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh tổ yến, các sản phẩm từ tổ yến và các vật tư phục vụ cho nghề nuôi chim yến. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp có đủ năng lực xây dựng cơ sở chế biến yến sào tạo nhiều dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Phối hợp các đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới nghiên cứu đặc điểm khí hậu, thời tiết, vùng sinh thái và tập tính của loại chim yến nhà xác định vùng nuôi chim yến phù hợp trên địa ban tỉnh; nghiên cứu ấp nở nhân tạo, di đàn, nhân đàn, công nghệ tạo nguồn thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến...
- Xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi chim yến gắn với bảo vệ môi trường, mô hình nhà nuôi chim yến trình diễn để chuyển giao công nghệ và nhân rộng tại địa phương.
- Khuyến khích, hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa người dân với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hình thành chuỗi giá trị và thương hiệu mạnh cho yến sào Việt Nam.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý nuôi chim yến và các giải pháp bảo vệ chim yến, đặc biệt là Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị định 13/2020/NĐ- CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;…
- Hàng năm, xây dựng và triển khai có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản, quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và người chăn nuôi triển khai xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường nhất là ở các vùng chăn nuôi trọng điểm.
- Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật ra vào tỉnh; thống nhất điều hành hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh vừa bảo đảm hiệu quả cho công tác kiểm soát dịch bệnh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi thúc đẩy phát triển chăn nuôi và cung ứng con giống, thực phẩm cho thị trường.
11. Nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá để tạo thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.
- Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm công suất lớn. Đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
- Tăng cường công tác quản lý giết mổ nhỏ lẻ, kiểm soát giết mổ theo hướng gom các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ tập trung và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thịt tại các chợ, siêu thị,... đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
12. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic
- Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và chăn nuôi, thủy sản nói riêng, các ngành công nghiệp hỗ trợ như giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến, đông lạnh các sản phẩm chăn nuôi; sản xuất phân hữu cơ từ nguồn chất thải chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.
- Thu hút phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn gắn liền khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sau, chế biến công nghệ cao nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic phục vụ ngành nông nghiệp; thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistic, nhất là hạ tầng giao thông vận tải; hạ tầng kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
13. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Lồng ghép triển khai thực hiện Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch số 1364/KH-UBND ngày 20/9/2021 về thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Chú trọng công tác dự báo, định hướng tiếp cận thị trường sản phẩm chăn nuôi, thủy sản của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hóa trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường; đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và các kênh phân phối sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu và phù hợp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ưu tiên cho những sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của các thị trường tiêu thụ. Củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, thủy sản theo hướng hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất - chế biến - lưu thông - tiêu thụ sản phẩm thông qua hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội và Chương trình OCOP. Hợp tác với các tỉnh bạn trong việc mua bán, xuất ra ngoại tỉnh các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản có chất lượng cao.
- Tăng cường quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử; cập nhật thường xuyên thông tin thị trường các sản phẩm cùng loại trên sàn giao dịch điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh...
- Tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia quảng bá sản phẩm tại các hội chợ nhằm tìm kiếm thị trường, đối tác; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn.
14. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2021, Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi và Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2045, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các thành phần kinh tế về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng phát triển ngành chăn nuôi và tạo sự đồng đồng thuận trong tổ chức thực hiện.
- Tuyên truyền, vận động hình thành các mô hình liên kết hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ (hợp tác xã, tổ hợp tác, các loại liên minh). Trên cơ sở mô hình liên kết hợp tác thu hút các doanh nghiệp kết nối để hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phục vụ chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Tổ chức giới thiệu các mô hình hay, cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả, thực hiện các biện pháp nuôi an toàn sinh học trong và ngoài tỉnh; phối hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu, triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi, thủy sản phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Thông tin đầy đủ về định hướng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
15. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực của ngành chăn nuôi, thủy sản, tập trung đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ tiếp cận các công nghệ hiện đại kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành chăn nuôi, nhất là các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất giống vật nuôi, di truyền giống, nông nghiệp thông minh.
- Tiếp tục đào tạo để nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là hệ thống chăn nuôi thú y cấp xã. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ gắn với hoạt động khuyến nông.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và nông thôn gắn với nhu cầu thực tế của thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người chăn nuôi thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông thôn. Hướng tới xây dựng lực lượng khuyến nông theo hướng xã hội hóa, bám sát cộng đồng.
- Xây dựng Trung tâm Công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của tỉnh có vai trò, nhiệm vụ là nơi thu hút, khai thác hiệu quả nguồn lực khoa học và công nghệ, gắn kết giữa khoa học và thực tiễn; xác định định hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, có tính chất liên ngành và cùng với doanh nghiệp để tạo ra giá trị mới làm động lực phát triển cho cả vùng.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ giúp giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.
16. Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, thân thiện với môi trường
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các trang trại, dự án chăn nuôi theo chuỗi sản xuất tuần hoàn kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và nguồn thức ăn chăn nuôi, trong đó nguồn chất thải chăn nuôi được sản xuất thành phần vi sinh để tái sử dụng cho trồng trọt, sản phẩm của ngành trồng trọt sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi.
- Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây dựng các nhà máy sản xuất phân vi sinh nhằm góp phần tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh và xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi phục vụ cho ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các mô hình xử lý chất thải tiên tiến; đảm bảo nước thải chăn nuôi đạt tiêu chuẩn quy định và có thể tuần hoàn tái sử dụng giúp giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường đồng thời tiết kiệm tài nguyên nước.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ các giải pháp để xử lý toàn diện chất thải trong chăn nuôi, đảm bảo đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo.
17. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi
- Ban hành các quy trình đăng ký, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm cụ thể các bước triển khai dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong quá trình hướng dẫn, phê duyệt dự án, đảm bảo việc thực hiện thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Theo chức năng nhiệm vụ của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan quản lý quá trình xin cấp phép, đầu tư xây dựng và sau khi dự án đi vào hoạt động, chú trọng việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất và xử lý chất thải chăn nuôi, các cam kết của nhà đầu tư trong quá trình đề xuất dự án về đào tạo, sử dụng lao động, phát triển liên kết sản xuất... Ưu tiên các dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giám sát, quản lý hoạt động của các dự án đầu tư.
IV. CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Gia Lai quan tâm, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư và triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, dự án, đề án trọng tâm như:
Đề án phát triển sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Đề án bảo tồn nguồn gen các loài thủy sản bản địa quý hiếm tại Gia Lai;
Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp tập trung;
Xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm;
Xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, thủy sản;
Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi;
Ngoài ra, tập trung kêu gọi đầu tư vào các danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 – 2025 liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản theo Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 02/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
(Chi tiết tại Phụ lục 5)
V. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Nguồn vốn
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
- Lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA (nếu có).
- Tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.
2. Cơ chế tài chính
- Hàng năm, các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này chủ động xây dựng chi tiết, cụ thể các nguồn kinh phí (đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí theo khả năng của ngân sách) để triển khai các nội dung thuộc Kế hoạch, cụ thể:
- Ngân sách nhà nước (theo phân cấp) ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển nguồn gen giống vật nuôi, giống thủy sản quý hiếm, nguồn gen bản địa.
- Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021 – 2025...
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
- Nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, chỉ đạo các phòng, cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc triển khai các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y, thủy sản; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chấp hành theo đúng quy định của Nhà nước. Tham mưu xây dựng đề án, kế hoạch,… phát triển chăn nuôi, thủy sản và tổng hợp, đề xuất, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Chủ trì, phối hợp với các chủ hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh: Tổ chức hướng dẫn và tạo điều kiện giao khoán mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa mục tiêu. Đồng thời, triển khai các phương án cân đối nguồn nước tưới vừa đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản; cập nhật và thông báo, cảnh báo kịp thời tình hình thời tiết, mực nước các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn tỉnh phục vụ nuôi trồng khai thác thủy sản.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ các tổ chức, đơn vị thực hiện các mô hình phát triển hợp tác xã, các chuỗi liên kết liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng đối với các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, truy suất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Thực hiện công tác xúc tiến thương mại, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất; tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có yêu cầu sản xuất sản phẩm theo hướng sản xuất tốt như VietGap, GlobalGAP, GMP....
- Tập trung nghiên cứu, sản xuất đảm bảo cung cấp đủ con giống trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản gen, nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài bản địa, đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế cao, gia hóa, chọn giống các đối tượng nuôi đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các mô hình chăn nuôi nông hộ tiên tiến, dự án chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đánh giá kết quả và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành có liên quan tham mưu xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của tỉnh.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai về Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm.
- Đưa danh mục phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021-2030 để kêu gọi, hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất những chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về chăn nuôi, thủy sản theo các Chương trình, Kế hoạch, Đề án đã được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, lồng ghép các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi, thủy sản vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Triển khai hiệu quả Nghị quyết về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành kiểm soát, quản lý các dự án đầu tư chăn nuôi trong quá trình xin cấp phép đầu tư xây dựng theo đúng các quy định hiện hành.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Kế hoạch.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho một số sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
- Kết nối, giới thiệu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản.
- Ưu tiên bố trí các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong xử lĩnh vực phát triển giống vật nuôi, lý chất thải, nước thải chăn nuôi, thủy sản,...
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý buôn bán các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản tại các chợ, siêu thị, kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong quá trình chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai các chính sách phát triển mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số; tập trung phát triển thương mại điện tử; chú trọng phát triển dịch vụ logistic.
- Chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan: Hướng dẫn, tổ chức quản lý hồ thủy điện phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh và tạo điều kiện đầu tư phát triển nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ chứa theo hướng đa mục tiêu.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp các Sở, Ban ngành có liên quan hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định Luật Đất đai khi được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư về nội dung liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong quá trình đầu tư chăn nuôi, thủy sản. Tổ chức quản lý chặt các dự án chăn nuôi trong quá trình hoạt động, chú trọng đối với việc đầu tư Trang thiết bị, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết của nhà đầu tư trong quá trình đề xuất dự án.
- Hướng dẫn, giám sát các nhà đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi thực hiện đánh giá tác động môi trường đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và nông thôn gắn chặt với nhu cầu thị trường lao động của tỉnh. Đề xuất các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, liên kết, kết nối trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
- Thống kê các doanh nghiệp cho thuê lao động, hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, giải quyết tranh chấp lao động ... theo đúng quy định của pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch này; tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy trình kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nêu những tấm gương điển hình tiên tiến về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả.
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phù hợp với các quy hoạch, đảm bảo kết nối, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi, thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung phát triển.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp triển khai hiệu quả Kế hoạch này tại địa phương; giám sát các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất chăn nuôi, thủy sản bảo đảm đúng theo quy định của nhà nước.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan chăn nuôi và thủy sản, tham gia xây dựng và phản biện các định hướng kế hoạch, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi, thủy sản; tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tập huấn phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.
- Chỉ đạo phòng, ban chuyên môn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chủ hồ, đập trên địa bàn tiếp tục rà soát, thống kê, tổng hợp đầy đủ diện tích mặt nước lớn có khả năng nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng, tiềm năng, xác định mục tiêu, giải pháp cụ thể để phát triển ngành thủy sản trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức hướng dẫn, vận động các chủ đập, chủ hồ chứa quan tâm đầu tư hoặc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa.
- Xây dựng phương án, kế hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc điểm kinh tế, xã hội tại địa phương nhằm cụ thể hóa Kế hoạch này. Bố trí quỹ đất phục vụ cho phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và chuyển dịch hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán sang quy mô chăn nuôi trang trại tập trung trên địa bàn.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 01/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số:210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT |
CHỈ TIÊU |
ĐVT |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 (%) |
I |
Ngành Nông - Lâm - Thủy Sản (giá so sánh 2010) |
Tỷ đồng |
23.450 |
24.025 |
25.642 |
27.088 |
28.521 |
30.186 |
5,18 |
1 |
Trong đó: Chăn nuôi |
Tỷ đồng |
2.403 |
2.867 |
3.084 |
3.451 |
3.930 |
4.313 |
12,41 |
2 |
Chiếm tỷ trọng |
% |
10,25 |
11,93 |
12,03 |
12,74 |
13,78 |
14,29 |
|
II |
Đàn gia súc, gia cầm |
||||||||
1 |
Đàn trâu |
con |
14.482 |
15.127 |
15.043 |
13.823 |
13.911 |
14.911 |
0,59 |
2 |
Đàn bò |
con |
431.875 |
445.695 |
386.568 |
384.652 |
395.051 |
394.984 |
1,77 |
3 |
Đàn lợn |
con |
455.089 |
457.489 |
373.922 |
383.572 |
302.939 |
275.840 |
9,53 |
4 |
Đàn gia cầm |
con |
2.429.698 |
2.661.787 |
2.654.810 |
3.231.930 |
3.072.689 |
3.545.780 |
7,85 |
III |
Sản phẩm chăn nuôi |
||||||||
1 |
Thịt lợn |
Tấn |
41.671 |
44.105 |
44.198 |
46.914 |
48.550 |
54.262 |
5,42 |
2 |
Thịt gia cầm |
Tấn |
3.725 |
3.716 |
4.998 |
6.439 |
10.184 |
11.636 |
25,58 |
3 |
Thịt trâu, bò |
Tấn |
18.605 |
30.908 |
30.910 |
36.400 |
37.828 |
37.452 |
15,02 |
KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số:210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT |
CHỈ TIÊU |
ĐVT |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016- 2020 (%) |
I |
Ngành Nông - Lâm - Thủy Sản (giá so sánh 2010) |
Tỷ đồng |
23.450 |
24.025 |
25.642 |
27.088 |
28.521 |
30.186 |
5,18 |
1 |
Trong đó: Thủy sản |
Tỷ đồng |
182 |
183 |
185 |
197 |
205 |
214 |
3,29 |
2 |
Chiếm tỷ trọng |
% |
0,78 |
0,76 |
0,72 |
0,73 |
0,72 |
0,71 |
|
II |
Tổng diện tích (DT) |
Ha |
14.005 |
13.790 |
14.300 |
14.320 |
14.410 |
15.040 |
1,44 |
1 |
- DT nuôi trồng |
Ha |
1.005 |
1.190 |
1.200 |
1.020 |
1.210 |
1.240 |
1,08 |
2 |
- DT khai thác |
Ha |
13.000 |
12.600 |
13.100 |
13.300 |
13.200 |
13.800 |
1,20 |
III |
Tổng sản lượng (SL) |
Tấn |
5.401 |
5.420 |
5.798 |
6.083 |
6.709 |
6.917 |
5,07 |
1 |
- SL nuôi trồng |
Tấn |
2.960 |
2.976 |
3.013 |
2.972 |
3.528 |
3.633 |
4,18 |
2 |
- SL khai thác |
Tấn |
2.441 |
2.444 |
2.785 |
3.111 |
3.181 |
3.284 |
6,11 |
IV |
Năng suất thủy sản (NS) |
||||||||
1 |
- NS nuôi trồng |
Tấn/ha |
2,95 |
2,50 |
2,51 |
2,91 |
2,92 |
2,93 |
0,11 |
2 |
- NS khai thác |
Tấn/ha |
0,19 |
0,19 |
0,21 |
0,23 |
0,24 |
0,24 |
4,85 |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN VẬT NUÔI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ,
THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2025, 2030
(Kèm theo Quyết định số:210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
Chỉ tiêu |
Toàn tỉnh |
Pleiku |
An Khê |
Ayun Pa |
Kbang |
Đak Đoa |
Chư Păh |
Ia Grai |
Mang Yang |
Kông Chro |
Đức Cơ |
Chư Prông |
Chư Sê |
Đak Pơ |
Ia Pa |
Krông Pa |
Phú Thiện |
Chư Pưh |
I. Đàn trâu (con) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020 |
14.911 |
184 |
280 |
26 |
4.500 |
29 |
635 |
594 |
1.333 |
1.395 |
280 |
340 |
653 |
579 |
2.501 |
148 |
1.000 |
434 |
2025 |
15.000 |
100 |
300 |
30 |
4.500 |
40 |
700 |
550 |
1.300 |
1.400 |
300 |
350 |
600 |
600 |
2.430 |
200 |
1.100 |
500 |
2030 |
16.000 |
100 |
200 |
30 |
4.800 |
40 |
800 |
550 |
1.500 |
1.500 |
370 |
440 |
600 |
600 |
2.500 |
220 |
1.250 |
500 |
II. Đàn bò (con) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020 |
394.984 |
13.249 |
12.570 |
10.703 |
22.490 |
17.633 |
18.657 |
14.955 |
24.009 |
43.141 |
10.186 |
19.351 |
24.140 |
15.429 |
33.168 |
63.726 |
26.359 |
25.218 |
2025 |
520.000 |
9.000 |
12.000 |
13.500 |
31.000 |
22.000 |
22.500 |
18.000 |
32.000 |
52.000 |
12.500 |
51.000 |
29.500 |
19.000 |
51.000 |
77.000 |
32.000 |
36.000 |
2030 |
600.000 |
8.000 |
12.000 |
15.000 |
38.000 |
25.000 |
25.000 |
20.000 |
35.000 |
60.000 |
14.000 |
63.000 |
34.000 |
21.000 |
62.000 |
90.000 |
36.000 |
42.000 |
III. Đàn lợn (con) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020 |
275.840 |
48.060 |
18.321 |
2.115 |
8.480 |
33.630 |
12.381 |
21.542 |
28.299 |
11.444 |
5.545 |
9.763 |
31.646 |
8.761 |
2.904 |
9.704 |
11.795 |
11.450 |
2025 |
1.390.000 |
35.000 |
18.000 |
6.000 |
112.500 |
53.500 |
15.000 |
21.500 |
375.000 |
30.000 |
7.000 |
265.300 |
34.200 |
50.000 |
242.000 |
10.000 |
78.000 |
37.000 |
2030 |
3.070.000 |
15.000 |
18.000 |
6.000 |
161.000 |
56.000 |
20.000 |
98.000 |
650.000 |
140.000 |
40.000 |
665.000 |
56.000 |
72.000 |
353.000 |
80.000 |
110.000 |
530.000 |
IV. Đàn gia cầm (con) |
||||||||||||||||||
2020 |
3.545.780 |
264.200 |
213.570 |
108.410 |
221.500 |
288.760 |
133.430 |
401.920 |
127.590 |
112.820 |
50.830 |
249.810 |
408.020 |
144.410 |
160.030 |
268.080 |
299.650 |
92.750 |
2025 |
4.500.000 |
200.000 |
220.000 |
145.000 |
316.000 |
370.000 |
166.000 |
523.000 |
162.000 |
142.000 |
68.000 |
313.000 |
550.000 |
185.000 |
300.000 |
340.000 |
380.000 |
120.000 |
2030 |
6.000.000 |
150.000 |
220.000 |
200.000 |
440.000 |
515.000 |
230.000 |
730.000 |
220.000 |
200.000 |
95.000 |
430.000 |
750.000 |
260.000 |
420.000 |
460.000 |
520.000 |
160.000 |
V. Mật độ chăn nuôi |
||||||||||||||||||
2020 |
0,20 |
0,91 |
0,66 |
0,25 |
0,10 |
0,19 |
0,15 |
0,15 |
0,19 |
0,19 |
0,10 |
0,08 |
0,37 |
0,24 |
0,24 |
0,24 |
0,39 |
0,24 |
2025 |
0,40 |
0,64 |
0,64 |
0,35 |
0,24 |
0,26 |
0,18 |
0,17 |
0,91 |
0,25 |
0,12 |
0,52 |
0,44 |
0,47 |
0,96 |
0,28 |
0,76 |
0,40 |
2030 |
0,68 |
0,40 |
0,63 |
0,39 |
0,32 |
0,29 |
0,21 |
0,35 |
1,46 |
0,45 |
0,23 |
1,08 |
0,57 |
0,60 |
1,31 |
0,42 |
0,97 |
1,96 |
Quy định mật độ chăn nuôi đến 2030 |
1,00 |
0,40 |
0,70 |
0,40 |
0,60 |
0,60 |
0,40 |
0,50 |
2,30 |
0,70 |
0,40 |
2,00 |
1,20 |
0,60 |
1,50 |
0,50 |
1,00 |
2,00 |
DỰ ƯỚC KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THỦY SẢN GIAI ĐOẠN
2021-2030
(Kèm theo Quyết định số:210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT |
CHỈ TIÊU |
ĐVT |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 |
Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 |
I |
Ngành Nông - Lâm - Thủy Sản (giá so sánh 2010) |
Tỷ đồng |
31.987 |
33.822 |
35.781 |
38.108 |
40.880 |
49.880 |
6,25 |
4,06 |
1 |
Trong đó: Thủy sản |
Tỷ đồng |
251 |
300 |
350 |
400 |
460 |
670 |
16,53 |
7,81 |
2 |
Chiếm tỷ trọng |
% |
0,78 |
0,89 |
0,98 |
1,05 |
1,13 |
1,34 |
|
|
II |
Tổng diện tích (DT) |
Ha |
15.390 |
15.990 |
16.590 |
17.190 |
20.800 |
24.025 |
6,70 |
2,92 |
1 |
- DT nuôi trồng |
Ha |
1.590 |
1.940 |
2.290 |
2.640 |
3.800 |
3.825 |
25,10 |
0,13 |
2 |
- DT khai thác |
Ha |
13.800 |
14.050 |
14.300 |
14.550 |
17.000 |
20.200 |
4,26 |
3,51 |
III |
Tổng sản lượng (SL) |
Tấn |
7.793 |
9.180 |
10.750 |
12.390 |
16.360 |
24.970 |
18,79 |
8,82 |
1 |
- SL nuôi trồng |
Tấn |
4.386 |
5.630 |
7.000 |
8.430 |
12.160 |
19.940 |
27,33 |
10,40 |
2 |
- SL khai thác |
Tấn |
3.407 |
3.550 |
3.750 |
3.960 |
4.200 |
5.030 |
5,04 |
3,67 |
IV |
Năng suất thủy sản (NS) |
|||||||||
1 |
- NS nuôi trồng |
Tấn/ha |
2,76 |
2,90 |
3,06 |
3,19 |
3,20 |
5,21 |
|
|
2 |
- NS khai thác |
Tấn/ha |
0,25 |
0,25 |
0,26 |
0,27 |
0,25 |
0,25 |
|
|
V |
Số liệu chuyên ngành |
|||||||||
1 |
- Con giống |
Ngàn con |
5.980 |
6.980 |
7.980 |
8.980 |
11.600 |
17.000 |
36,14 |
7,94 |
2 |
- Lồng bè |
Ô lồng |
700 |
775 |
850 |
925 |
1.000 |
1.375 |
18,95 |
6,58 |
3 |
- Thể tích lồng bè |
m³ |
56.000 |
62.000 |
68.000 |
74.000 |
80.000 |
110.000 |
18,95 |
6,58 |
4 |
- SL nuôi lồng bè |
Tấn |
1.400 |
1.550 |
2.125 |
2.312 |
3.500 |
4.812 |
27,23 |
6,57 |
5 |
- SL nuôi ao hồ nhỏ |
Tấn |
2.986 |
4.080 |
4.875 |
6.118 |
8.660 |
15.128 |
27,37 |
11,80 |
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CẤP TỈNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số:210/QĐ-UBND ngày 09/03/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Đề án Phát triển sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Năm 2022 |
|
2 |
Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Hàng năm |
Xây dựng Kế hoạch sau khi có Quyết định sửa đổi 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ |
4 |
Đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 gắn với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Năm 2022 |
Triển khai xây dựng Đề án sau khi có Quyết định Phê duyệt Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5 |
Đề án an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Năm 2022 |
Triển khai xây dựng Đề án sau khi có Quyết định Phê duyệt Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6 |
Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021- 2025 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Hàng năm |
Quyết định số 450/QĐ- UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh |
7 |
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Hàng năm |
|
8 |
Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm sản đến năm 2030 |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Giai đoạn 2022-2030 |
|
9 |
Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin, dịch vụ thương mại lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025. |
Sở Công thương |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Năm 2022 |
|
10 |
Chương trình hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Năm 2022 |
|
11 |
Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin viễn thông, viễn thám trong sản xuất, kinh doanh và quản trị nông nghiệp |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Năm 2022 |
Triển khai xây dựng Đề án sau khi có Quyết định Phê duyệt Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
[1] Toàn tỉnh có 1.551.013 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.400.775 ha, chiếm 90,3%.
[2] Mật độ chăn nuôi của tỉnh hiện đạt khoảng 0,24; theo quy định của Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì mật độ chăn nuôi cho phép của tỉnh đến 2030 đạt 1.0.
[3] Nguồn Niên giám thống kê tỉnh năm 2020 và Niên giám thống kê cả nước năm 2020.
[4] Sản phẩm chăn nuôi năm 2020 so với năm 2015 (thịt lợn tăng 37,0%; thịt trâu, bò tăng 97%; thịt gia cầm tăng 212%; sản lượng trứng tăng 2,3 lần và đạt gần 109 nghìn quả vào năm 2020); Nguồn Niên giám thống kê tỉnh năm 2020.
[5] Trọng lượng bò cái trưởng thành đạt từ 160 - 180kg và bò đực từ 200-220kg/con, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 43-44%.
[6] Ngoài ra còn còn một tỷ lệ nhỏ bò sữa với số lượng là 7.598 con, nuôi tại Công ty CP chăn nuôi bò thịt, bò sữa Cao Nguyên (Nutifood).
[7] Bò lai chiếm từ 70 – 90% tổng đàn
[8] Các giống lợn ngoại cao sản Landrace, Yorksshire,… có nguồn gene từ lợn giống Đan Mạch, Mỹ, Pháp,.. ; các giống bò lai theo hướng chuyên thịt chất lượng cao như Lai: Droughtmaster, Brahman, BBB... các giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng dễ tiêu thụ như: gà Lương Phượng, Kabir, Sacso, Isa; vịt siêu trứng, vịt Super M; ngan Pháp,…
[9] Như công nghệ biogas, phun men vi sinh, sử dụng đệm lót sinh thái, bể lắng 4 ngăn, máy tách phân...
[10] Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: Phát triển giống bò thịt chất lượng cao tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai; Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tiên tiến theo công nghệ và giống lợn Đan Mạch tại Gia Lai; Đề tại: Xây dựng mô hình chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu tại địa phương nhằm tạo ra sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc kháng sinh…
[11] Trong đó, có 04 cơ sở giết mổ tập trung tại 04 huyện gồm Ia Grai, Krông Pa, Chư Sê, Đức Cơ; 66 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đã được cấp giấy đăng ký chứng nhận kinh doanh; 238 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
[12] Hợp tác xã mật ông Phương Di, Nông hội chăn nuôi lợn Brong Đức Cơ, Cơ sở nuôi lợn Bùi Văn Hải, Cơ sở nuôi gà hướng trứng Đinh Văn Tặng.
[13] Công ty CP chăn nuôi bò thịt, bò sữa Cao Nguyên (Nutifood).
[14] Nguồn: Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục đập, hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
[15] Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020, giá so sánh 2010.
[16] Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai.
[17] Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường năm 2018 do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
[18] Mô hình nuôi cá tầm tại Kbang; mô hình nuôi cá đặc sản, cá thát lát tại huyện Phú Thiện; ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng nha tại Trung tâm giống thủy sản của tỉnh.
[19] Dự án Đầu tư phát triển giống Cây trồng – Vật nuôi và khu thực nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ; Hợp phần I: Đầu tư Phát triển giống vật nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai với tổng mức đầu tư 13.315 triệu đồng; xây dựng và cải tảo hơn 3.600m² chuồng trại, đầu tư trồng mời 17ha cỏ; nhập mới trang thiết bị và bò giống ngoại thuần chủng từ Úc; Chương trình hỗ trợ và phát triển chăn nuôi nông hộ thực hiện từ 2018 – 2020: Tổng kinh phí sử dụng hỗ trợ 4.795 triệu đồng, cụ thể hỗ trợ được 7.460 liều tinh lỏng lợn, 15.843 liều tinh đông lạnh bò, 223 con bò đực giống, 11 con lợn đực giống, 254 hầm biogas, 17 bình ni tơ, đào tạo 13 dẫn tinh viên; góp phần nâng cao chất lượng, số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh, phần nào đã cải thiện môi trường, kiến thức về chăn nuôi, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.
21 Một số địa phương có tỷ lệ bò lai rất thấp như Krông Pa là với tổng đàn bò trên 62.000 con số lượng đứng đầu tỉnh, song tỉ lệ bò lai chỉ đạt khoảng 20%.
22 Các vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đàn bò lai trên 90% tổng số đàn bò của vùng; Vùng Đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ đàn bò lai trong đàn bò đạt 80-90%; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, tỷ lệ đàn bò lai đạt 57- 59,77%; Theo báo cáo của Viện Khoa học và kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Gia Lai có số lượng đàn bò nhiều thứ 2 cả nước, sau tỉnh Nghệ An; đứng thứ 3 về sản lượng thịt bò nhưng lại đứng thứ 41 về trọng lượng xuất chuồng; năng suất và chất lượng đàn bò thịt của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu câu của thị trường và hiệu quả cho người chăn nuôi. Tỷ lệ đàn bò lai tăng rất chậm qua các năm do giai đoạn 2015 – 2020 Chương trình lai cải tạo đàn bò của Trung ương không được tiếp tục triển khai, hệ thống dẫn tinh viên dần mai một, tỉnh không có nhiều chương trình dự án lớn để nâng cao tỷ lệ bò lai.
23 Nguồn giống bò thịt nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Úc, ngoài ra một phần được nhập từ Campuchia, Lào theo hình thức nhỏ, lẻ.
24 Hiện chưa có nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả đầu tư các nhà yến trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi: kết quả thống kê ban đầu cho thấy, hiệu quả đầu tư nhà yến tại Việt Nam khá thấp, không quá 10% nhà yến đầu tư có hiệu quả cao, chỉ 20% có hiệu quả.
25 Đàn bò: Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ chiếm 62%, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa chiếm 28%, chăn nuôi quy mô lớn của các dự án chiếm 10%. Đàn lợn: Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ chiếm 25%, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa chiếm 26%, chăn nuôi quy mô lớn của các dự án chiếm 49%. Đàn gia cầm: Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ chiếm 58%, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa chiếm 39%, chăn nuôi quy mô lớn của các dự án chiếm 3%.
26 Hiện nay toàn tỉnh có 304 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, chưa có cơ sở giết mổ tập trung. Dự kiến năm 2025 xây dựng 05 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp với tổng công suất khoảng 27.000 tấn/năm.
27 Dự kiến xây dựng 01 cơ sở chế biến sản phẩm từ chăn nuôi, công suất khoảng 7.000 tấn/năm .
28 Tỷ lệ vật nuôi được chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp hiện nay đạt 22%.
29 Tỷ lệ trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải hiện nay đạt 57%.
30 Toàn tỉnh có 07 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (chiếm tỷ lệ 21,7%); chưa có vùng an toàn dịch bệnh động vật.
31 Đàn bò: Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ chiếm 35%, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa chiếm 52%, chăn nuôi quy mô lớn của các dự án chiếm 13%. Đàn lợn: Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ chiếm 11%, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa chiếm 27%, chăn nuôi quy mô lớn của các dự án chiếm 62%. Đàn gia cầm: Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ chiếm 35%, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa chiếm 60%, chăn nuôi quy mô lớn của các dự án chiếm 5%.
32 Dự kiến năm 2030 xây dựng 08 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp với tổng công suất khoảng 66.000 tấn/năm.
33 Năm 2030 có 02 cơ sở chế biến sản phẩm từ chăn nuôi với công suất trên 10.000 tấn/năm.
34 Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 20.800ha, tăng 5.760ha (năm 2020 đạt 15.040ha), trong đó: Diện tích nuôi trồng đạt 3.800ha, tăng 2.560ha (năm 2020 đạt 1.240ha), diện tích khai thác đạt 17.000ha, tăng 3.200ha (năm 2020 đạt 13.800ha).
35 Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 16.360 tấn, tăng 9.443 tấn (năm 2020 đạt 6.917 tấn), trong đó: Sản lượng nuôi trồng đạt 12.160 tấn, tăng 8.527 tấn (năm 2020 đạt 3.633 tấn), sản lượng khai thác đạt 4.200 tấn, tăng 916 tấn (năm 2020 đạt 3.284 tấn).
36 Năng suất suất nuôi trồng đạt trên 3,2 tấn/ha, tăng 0,27 tấn/ha (năm 2020 đạt 2,93 tấn/ha), năng suất khai thác đạt trên 0,25 tấn/ha, tăng 0,01 tấn/ha (năm 2020 đạt 0,24 tấn/ha), cường lực khai thác đảm bảo phù hợp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo điểm b Khoản 1 Mục III Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
37 Đạt trên 1.000 ô lồng tăng 580 ô lồng (năm 2020 đạt 420 ô lồng), với tổng thể tích trên 80 ngàn m³ tăng 60 ngàn m³ (năm 2020 đạt 20 ngàn m³), sản lượng phấn đấu đạt 3.500 tấn tăng 3.300 tấn (năm 2020 đạt 200 tấn); sản lượng nuôi ao hồ nhỏ đạt trên 8.600 tấn tăng 7.560 tấn (năm 2020 đạt 1.040 tấn).
38 Nhu cầu con giống thủy sản đạt trên 11,6 triệu con giống tăng 9,12 triệu con giống (năm 2020 đạt 2,48 triệu con giống/năm).
39 Đạt giá trị sản xuất thủy sản khoảng 670 tỷ đồng, tăng 456 tỷ đồng (năm 2020 đạt 214 tỷ đồng).
40 Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 24.025ha, tăng 8.985ha (năm 2020 đạt 15.040ha), trong đó: Diện tích nuôi trồng đạt 3.825ha tăng 2.585ha (năm 2020 đạt 1.240ha), diện tích khai thác đạt 20.200ha tăng 6.400ha (năm 2020 đạt 13.800ha).
41 Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 24.970 tấn tăng 18.053 tấn (năm 2020 đạt 6.917 tấn), trong đó: Sản lượng nuôi trồng đạt 19.940 tấn 16.307 tấn (năm 2020 đạt 3.633 tấn), sản lượng khai thác đạt 5.030 tấn tăng 1.746 tấn (năm 2020 đạt 3.284 tấn).
42 Năng suất suất nuôi trồng đạt trên 5,21 tấn/ha, tăng 2,28 tấn/ha (năm 2020 đạt 2,93 tấn/ha), năng suất khai thác đạt trên 0,25 tấn/ha, tăng 0,01 tấn/ha (năm 2020 đạt 0,24 tấn/ha), cường lực khai thác đảm bảo phù hợp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo điểm b Khoản 1 Mục III Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
43 Ước đạt trên 1.375 ô lồng, tăng 880 ô lồng (năm 2020 đạt 420 ô lồng), với tổng thể tích trên 110 ngàn m³ tăng 90 ngàn m³ (năm 2020 đạt 20 ngàn m³), sản lượng phấn đấu đạt trên 4.812 tấn tăng 4.612 tấn (năm 2020 đạt 200 tấn); sản lượng nuôi ao hồ nhỏ đạt trên 15.128 tấn tăng 14.088 tấn (năm 2020 đạt 1.040 tấn).
44 Nhu cầu con giống thủy sản đạt trên 17 triệu con giống tăng 14,52 triệu con giống (năm 2020 đạt 2,48 triệu con giống/năm).