Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 131/KH-UBND
Ngày ban hành 26/04/2022
Ngày có hiệu lực 26/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 131/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2022-2030, TẦM NHÌN 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2668/SNN-CNTY ngày 28/10/2021; thực hiện Thông báo số 61/TB-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh về Kết luận giao ban UBND tỉnh ngày 14/3/2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Tổ chức sản xuất chăn nuôi hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.

2. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời, tổ chức chăn nuôi truyền thống theo hướng an toàn, hiệu quả. Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, đảm bảo truy xuất thông tin, nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để nâng cao giá trị gia tăng.

3. Ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất chăn nuôi; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình thực hành sản xuất tốt và tương đương; thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

4. Tập trung phát triển đối tượng vật nuôi có lợi thế, tổ chức chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

1.1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 đạt mục tiêu chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, phát triển an toàn, bền vững; sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo thu nhập cho người dân.

1.2. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, sản xuất theo quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: Giai đoạn 2022-2025 trung bình đạt 2,5 - 3,5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình đạt 2 - 3%/năm.

2.2. Tổng đàn gia súc, gia cầm:

- Đến năm 2025: Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên đạt trên 430.000 con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại chiếm trên 60%; đàn bò đạt trên 175.000 con, trong đó, tỷ lệ bò lai Zêbu, bò chất lượng cao chiếm khoảng 60%; đàn trâu đạt 65.000 - 70.000 con; đàn gia cầm đạt trên 11 triệu con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại trên 20%; đàn hươu đạt trên 40.000 con.

- Đến năm 2030: Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên đạt trên 460.000 con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại chiếm trên 65%; đàn bò đạt trên 185.000 con; đàn gia cầm có mặt thường xuyên trên 12,5 triệu con, trong đó gia cầm được nuôi quy mô trang trại khoảng 30%; đàn hươu đạt trên 46.500 con.

2.3. Sản phẩm chăn nuôi:

- Đến năm 2025: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 125.000 tấn, trong đó: Thịt lợn đạt 75.000 tấn, chiếm trên 60%; thịt bò đạt 13.000 tấn, chiếm trên 10%; thịt gia cầm trên 31.500 tấn, chiếm 25%; sản lượng trứng hơn 360 triệu quả; nhung hươu trên 19 tấn.

- Đến năm 2030: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 135.000 tấn, trong đó: Thịt lợn đạt 82.000 tấn, chiếm 60%; thịt bò đạt 15.000 tấn, chiếm 11%; thịt gia cầm trên 35.000 tấn, chiếm 27%; sản lượng trứng trên 400 triệu quả; nhung hươu đạt trên 22 tấn.

2.4. Giá trị chăn nuôi chiếm 55% tỷ trọng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

2.5. Tỷ lệ gia súc được giết mổ tập trung: Năm 2025 đạt trên 70%, năm 2030 đạt trên 80%.

2.6. Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Năm 2025 xây dựng được trên 50 cơ sở, năm 2030 xây dựng được trên 100 cơ sở.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN 2045

1. Định hướng đến năm 2030

- Phát triển sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp, liên kết sản xuất đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Sử dụng các giống vật nuôi cao sản có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; ứng dụng chuyển đổi số, số hóa, kinh tế số trong công tác quản lý dữ liệu ngành, phát triển sản xuất chăn nuôi.

- Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, tổ chức khống chế, xử lý hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi và các loại dịch bệnh có nguy cơ truyền lây sang người.

- Nâng cao tỷ lệ giết mổ tập trung bảo đảm, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến và chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ