Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 21/2013/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/04/2013 |
Ngày có hiệu lực | 12/04/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Trần Minh Phúc |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 02 tháng 4 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh về việc bổ sung giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 06 tháng cuối năm 2012;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 879/STC-NSNN ngày 22/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Ủy thác cho Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Quỹ Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 04 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai (viết tắt là Quỹ) thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (gọi chung là doanh nghiệp) vay vốn trung hạn tại các Ngân hàng thương mại (viết tắt là NHTM).
2. Đối tượng áp dụng
a) Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai.
b) Các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Điều 3 của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực: Xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tổng công ty). Việc xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh tín dụng theo Quy chế này căn cứ vào quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp).
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 02 tháng 4 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh về việc bổ sung giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 06 tháng cuối năm 2012;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 879/STC-NSNN ngày 22/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Ủy thác cho Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Quỹ Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 04 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai (viết tắt là Quỹ) thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (gọi chung là doanh nghiệp) vay vốn trung hạn tại các Ngân hàng thương mại (viết tắt là NHTM).
2. Đối tượng áp dụng
a) Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai.
b) Các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Điều 3 của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực: Xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tổng công ty). Việc xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh tín dụng theo Quy chế này căn cứ vào quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp).
d) Tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM.
Điều 2. Nguồn vốn bảo lãnh tín dụng
Nguồn vốn bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do ngân sách tỉnh cấp.
Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai có trách nhiệm tiếp nhận quản lý và sử dụng nguồn vốn bảo lãnh tín dụng đúng mục đích, đúng chế độ quy định.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh vay vốn là cam kết bằng văn bản của Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai với Ngân hàng thương mại về việc sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc và lãi) đối với Ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho Quỹ số tiền đã được trả thay.
2. Bên bảo lãnh là Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai.
3. Bên được bảo lãnh là các doanh nghiệp quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.
4. Bên nhận bảo lãnh là ngân hàng thương mại quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.
5. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn là thỏa thuận bằng văn bản giữa Quỹ và doanh nghiệp về việc Quỹ sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với NHTM.
6. Chứng thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của Quỹ với NHTM về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với NHTM.
7. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5 theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
8. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
Điều 4. Đối tượng được bảo lãnh vay vốn
1. Đối tượng được Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Điểm c, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này) hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn trung hạn tại các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực (Phụ lục đính kèm) nhưng chưa có khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay.
Điều 5. Điều kiện được bảo lãnh vay vốn
1. Thuộc đối tượng được bảo lãnh quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
2. Dự án đầu tư có hiệu quả, khả thi và có khả năng hoàn trả được vốn vay. Dự án đầu tư được Quỹ Đầu tư phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận bảo lãnh theo Quy chế này.
3. Dự án có vốn tự có tham gia tối thiểu 30% tổng giá trị dự án đầu tư.
4. Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại NHTM theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay (tài sản thế chấp phải có tính thanh khoản cao, dễ xử lý).
5. Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay được Quỹ Đầu tư phát triển bảo lãnh thực hiện dự án đầu tư để thế chấp.
6. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có khoản nợ đọng thuế, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
7. Thực hiện các quy định về tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh tín dụng theo Điều 12 của Quy chế này.
Điều 6. Hình thức và phạm vi bảo lãnh
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng theo hình thức phát hành chứng thư bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn đầu tư dự án.
2. Quỹ có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM (tối đa không vượt quá 70% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của các bên. Bảo lãnh của Quỹ bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định bảo lãnh vay vốn
1. Giám đốc Quỹ quyết định mức bảo lãnh vay vốn đối với 01 dự án tối đa đến 10% nguồn vốn bảo lãnh tín dụng của Quỹ tại thời điểm bảo lãnh.
2. HĐQL Quỹ quyết định mức bảo lãnh vay vốn đối với 01 dự án từ 10% đến 15% nguồn vốn bảo lãnh tín dụng của Quỹ tại thời điểm bảo lãnh.
Điều 8. Giới hạn bảo lãnh vay vốn
1. Mức bảo lãnh vay vốn cho một doanh nghiệp tối đa không vượt quá 15% nguồn vốn bảo lãnh tín dụng của Quỹ.
2. Tổng mức bảo lãnh vay vốn của Quỹ cho các doanh nghiệp tối đa không vượt quá nguồn vốn bảo lãnh tín dụng của Quỹ tại thời điểm bảo lãnh.
Điều 9. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn
1. Thời hạn bảo lãnh vay vốn được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn của doanh nghiệp tại NHTM theo hợp đồng tín dụng đã thoả thuận giữa doanh nghiệp với NHTM.
2. Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh là khoảng thời gian được xác định từ khi phát hành chứng thư bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong chứng thư bảo lãnh hoặc đến thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
3. Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh vay vốn có thể được gia hạn do các bên thỏa thuận trên cơ sở việc gia hạn nợ của NHTM với doanh nghiệp.
1. Phí bảo lãnh vay vốn bao gồm:
a) Phí thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn: 500.000 đồng x 01 hồ sơ và được nộp cho Quỹ cùng với hồ sơ đề nghị bảo lãnh.
b) Phí bảo lãnh vay vốn: 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh.
2. Sử dụng phí bảo lãnh vay vốn: Số tiền phí bảo lãnh vay vốn thu được, Quỹ được sử dụng như sau:
a) Trích 50% để hình thành quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn.
b) Trích 50% vào thu nhập của Quỹ.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn gồm:
1. Giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn do doanh nghiệp lập.
2. Văn bản đề nghị bảo lãnh của NHTM cho vay vốn đầu tư dự án.
3. Các tài liệu có liên quan chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện được bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
4. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp:
a) Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề pháp luật quy định phải có giấy phép;
b) Điều lệ hoạt động;
c) Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã (đối với Hợp tác xã); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
5. Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp: Báo cáo tài chính kèm theo kết luận của đơn vị kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) trong 02 năm gần nhất và báo cáo tài chính quý gần nhất (đối với doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc các chứng từ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
6. Hồ sơ dự án:
a) Dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay đã được NHTM thẩm định và có văn bản chấp thuận cho vay; báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo đầu tư hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo quy định hiện hành (trong đó phải có bảng tính phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay).
b) Giấy chứng nhận đầu tư (trong trường hợp dự án bắt buộc phải có giấy chứng nhận đầu tư theo quy định) hoặc quyết định đầu tư (đối với dự án đã có Quyết định đầu tư);
c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng; các văn bản khác do doanh nghiệp gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự án;
7. Báo cáo về năng lực và tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối với Quỹ và với các tổ chức tín dụng cho vay khác.
Tất cả tài liệu nêu trên phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động bảo lãnh vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Điều 12. Tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh tín dụng
1. Doanh nghiệp được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh tín dụng. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện để đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo quy định của pháp luật, Quỹ ĐTPT sẽ quyết định các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh đúng theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ.
a) Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc thì doanh nghiệp phải thực hiện mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn bảo lãnh.
b) Đối với các dự án mà ngoài nguồn vốn vay được bảo lãnh còn có các nguồn vốn khác tham gia đầu tư thì tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh là tổng giá trị tài sản của dự án hình thành từ vốn vay được bảo lãnh và các nguồn khác tham gia đầu tư.
2. Trong thời hạn bảo lãnh, doanh nghiệp không được cho, tặng, bán chuyển nhượng, góp vốn liên doanh hoặc sử dụng tài sản bảo đảm cho bảo lãnh để cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn tại nơi khác.
3. Trình tự và thủ tục bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đối với Quỹ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay.
4. Khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả đối với Bên bảo lãnh, Bên bảo lãnh được quyền tiến hành xử lý tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh để thu hồi số tiền đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh.
Điều 13. Trình tự, thủ tục bảo lãnh vay vốn
1. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh lập hồ sơ vay vốn gửi NHTM đề nghị được vay vốn theo quy định.
2. NHTM thực hiện thẩm định các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp theo cơ chế cho vay của NHTM đối với khách hàng theo quy định và quyết định cho vay.
3. Căn cứ hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay của NHTM, doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo quy định tại Điều 11 Quy chế này gửi Quỹ thẩm định các điều kiện bảo lãnh để quyết định việc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM
a) Thời gian thẩm định của Quỹ tối đa là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, dự án đủ điều kiện bảo lãnh. Trường hợp chấp thuận bảo lãnh, Quỹ có văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh tín dụng gửi doanh nghiệp, NHTM và cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư để triển khai ký kết các hợp đồng liên quan đến bảo lãnh vay vốn (hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng nhận nợ nguyên tắc, hợp đồng bảo lãnh), làm thủ tục phát hành chứng thư bảo lãnh theo đúng quy định hiện hành.
b) Trường hợp dự án hoặc doanh nghiệp không hội đủ điều kiện bảo lãnh, trong thời gian thẩm định không quá 20 ngày làm việc, Quỹ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do dự án và chủ đầu tư không được chấp thuận bảo lãnh.
Điều 14. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn
1. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn phải phù hợp với các quy định của pháp luật và được lập theo mẫu thống nhất do Quỹ ban hành, gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của Quỹ ĐTPT Đồng Nai và doanh nghiệp.
b) Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn.
c) Số tiền, thời hạn hiệu lực, phạm vi bảo lãnh và phí bảo lãnh vay vốn.
d) Mục đích, nội dung bảo lãnh vay vốn.
đ) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
e) Biện pháp bảo đảm bảo lãnh, giá trị tài sản bảo đảm.
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
h) Thỏa thuận về hoàn trả của doanh nghiệp sau khi Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
i) Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp phát sinh.
k) Những thỏa thuận khác được các bên thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Khi có sự thay đổi nội dung trong hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho Quỹ xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh vay vốn. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận.
1. Sau khi ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn và hoàn thành các thủ tục bảo đảm bảo lãnh, Quỹ thực hiện thủ tục phát hành chứng thư bảo lãnh.
2. Nội dung của chứng thư bảo lãnh bao gồm:
a) Tên, địa chỉ, tài khoản giao dịch, người đại diện của các bên tham gia bảo lãnh: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh.
b) Tên dự án đầu tư, tổng mức đầu tư, tổng số vốn đầu tư tài sản cố định, ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, số tiền bảo lãnh vay vốn.
c) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
d) Phạm vi, thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.
đ) Ngoài các nội dung nêu trên, chứng thư bảo lãnh có thể có các nội dung khác như quyền, nghĩa vụ các bên, giải quyết tranh chấp và các thỏa thuận khác.
3. Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận.
Điều 16. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn
Khi đến hạn, doanh nghiệp không trả hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn cho NHTM sau khi NHTM đã áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ (bao gồm cả giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ) mà doanh nghiệp không trả được nợ thì Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai phải tiến hành trả nợ cho NHTM thay cho doanh nghiệp theo trách nhiệm cam kết bảo lãnh của mình. Trình tự thực hiện như sau:
1. Sau thời gian thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ đối với khoản vay đang được bảo lãnh, trong thời gian 07 ngày làm việc NHTM kịp thời có thông báo bằng văn bản yêu cầu Quỹ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong thời hạn tối đa 30 ngày Quỹ phối hợp với NHTM áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng bảo lãnh vay vốn, chứng thư bảo lãnh.
3. Trong thời gian 10 ngày làm việc, sau khi đã xác minh lại các điều kiện đã thoả thuận theo quy định bảo lãnh, Quỹ tiến hành thực hiện việc trả nợ thay doanh nghiệp số tiền bảo lãnh theo giá trị của khoản nợ chưa thu hồi được đồng thời Quỹ thông báo cho doanh nghiệp có trách nhiệm nhận nợ số vốn mà Quỹ đã trả thay.
4. Quỹ được từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp:
a) NHTM giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp không đúng mục đích sử dụng vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
b) Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng và NHTM chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay đối với doanh nghiệp.
c) Vi phạm Khoản 2, Điều 12 của Quy chế này.
Điều 17. Nhận nợ và hoàn trả nợ cho Quỹ
1. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, doanh nghiệp được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho Quỹ số tiền Quỹ đã trả thay cho Doanh nghiệp với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của ngân hàng thương mại tại thời điểm nhận nợ lãi suất 150% tính theo lãi suất quá hạn của Quỹ Đầu tư phát triển.
2. Quỹ được quyền xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh hoặc áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ đã trả thay hoặc khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn
Nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của Quỹ chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Doanh nghiệp đã thực hiện trả nợ đầy đủ đối với NHTM.
2. Quỹ đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh theo chứng thư bảo lãnh với ngân hàng thương mại.
3. Việc bảo lãnh vay vốn được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác khi có thỏa thuận của các bên có liên quan.
4. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn đã hết.
5. NHTM đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Quỹ hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật.
6. Theo thỏa thuận của các bên.
Điều 19. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn
1. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp.
b) Phí bảo lãnh thu được.
c) Khoản thu hồi nợ đã trả thay cho doanh nghiệp.
2. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
3. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn không đủ bù đắp những rủi ro bảo lãnh thì Quỹ báo cáo Sở Tài chính để xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có quyền:
a) Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các tài liệu liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.
b) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh, sửa đổi bổ sung, gia hạn hoặc huỷ bỏ bảo lãnh cho doanh nghiệp.
c) Thu phí bảo lãnh theo quy định.
d) Yêu cầu NHTM chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn nếu thấy doanh nghiệp vi phạm hợp đồng bảo lãnh vay vốn, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật.
đ) Phối hợp với NHTM kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của doanh nghiệp để đảm bảo sử dụng vốn và tài sản hình thành từ vốn vay đúng mục đích theo cam kết tại hợp đồng tín dụng.
e) Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng mà NHTM chưa thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định.
g) Yêu cầu doanh nghiệp nhận nợ bắt buộc và hoàn trả số tiền Quỹ đã trả thay, xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh theo quy định.
h) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp vi phạm hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh vay vốn, chứng thư bảo lãnh.
b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan cho doanh nghiệp khi tiến hành thanh lý hợp đồng bảo lãnh vay vốn.
c) Chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho NHTM trong trường hợp bên bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
d) Cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình bảo lãnh vay vốn cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
1. Bên được bảo lãnh có quyền:
a) Đề nghị bên bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh, phát hành chứng thư bảo lãnh; sửa đổi bổ sung, gia hạn hoặc hủy bỏ bảo lãnh khi có sự thay đổi các điều khoản của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh vay vốn.
b) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh vay vốn.
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan vi phạm nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng bảo lãnh vay vốn, hợp đồng tín dụng, chứng thư bảo lãnh.
2. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ cam kết với bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh.
c) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.
d) Sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay được bảo lãnh đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả.
đ) Nhận nợ vay và hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay bao gồm cả gốc, lãi phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh đối với các hoạt động liên quan đến bảo lãnh. Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh toàn bộ các thay đổi liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh và thay đổi liên quan đến tài sản bảo đảm;
g) Thực hiện việc trả nợ trước hạn cho bên nhận bảo lãnh khi các bên có yêu cầu.
h) Giao tài sản và giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh cho bên bảo lãnh để xử lý thu hồi nợ trong trường hợp đã nhận nợ bắt buộc mà không thực hiện trả nợ đúng thời hạn đã ký kết.
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
1. Bên nhận bảo lãnh có quyền:
a) Thực hiện quyền của tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.
b) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo chứng thư bảo lãnh và các thỏa thuận khác có liên quan.
c) Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
d) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ.
đ) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng.
e) Thực hiện quyền khác theo thỏa thuận.
2. Bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.
b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, việc hoàn trả nợ vay của bên được bảo lãnh để đảm bảo sử dụng vốn, tài sản hình thành từ vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng.
c) Cung cấp cho bên bảo lãnh đầy đủ hồ sơ chứng minh việc giải ngân vốn vay; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay đối với bên được bảo lãnh khi yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
d) Phối hợp với bên bảo lãnh thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, xác định chính xác khả năng tài chính của chủ đầu tư để đôn đốc chủ đầu tư trả nợ (gốc và lãi) theo hợp đồng tín dụng đã ký.
đ) Cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện cho vay có bảo lãnh tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 23. Chế độ thanh tra, kiểm tra, báo cáo
1. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quỹ Đầu tư phát triển về tình hình cho vay, thu hồi nợ đối với doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn.
2. Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ về việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh vay vốn; có trách nhiệm định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo cho Quỹ tình hình vay vốn, sử dụng vốn vay của dự án, tình hình sản xuất kinh doanh, trả nợ vốn vay đầu tư và các vấn đề khác có liên quan đến bảo lãnh theo yêu cầu của Quỹ.
3. Việc bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các nội dung có liên quan đến dự án đầu tư; các khoản nợ phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và tình hình thu hồi nợ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Điều 24. Chế độ hạch toán kế toán
Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật và của Quỹ.
Điều 25. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện bảo lãnh tín dụng
1. Sở Kế hoạch và đầu tư
a) Chủ trì, tổng hợp các kiến nghị liên quan đến nội dung thực hiện bảo lãnh tín dụng trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
b) Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn dành cho bảo lãnh tín dụng.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, cân đối nguồn vốn ngân sách dành cho bảo lãnh tín dụng hàng năm, thực hiện thanh quyết toán nguồn vốn bảo lãnh tín dụng đối với Quỹ Đầu tư phát triển.
b) Phối hợp, đề xuất xử lý các kiến nghị liên quan trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Các đơn vị khác liên quan
Phối hợp thực hiện bảo lãnh tín dụng và tham gia đề xuất xử lý các nội dung liên quan.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Quỹ Đầu tư phát triển Đồng Nai và các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời để Hội đồng quản lý Quỹ nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC BẢO LÃNH TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 04 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
1. Công nghiệp:
- Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị đảm bảo hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ theo danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển quy định tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
2. Nông nghiệp và công nghiệp chế biến:
- Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp.
- Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp.
- Dự án bảo quản nông sản sau thu hoạch.
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học.
- Nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm.
- Các dự án chế biến nông sản: Cà phê, đậu nành, trái cây…
3. Hạ tầng kỹ thuật:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, bệnh viện và các cụm công nghiệp, làng nghề.
- Dự án hạ tầng khu công nghiệp, phân khu công nghiệp hỗ trợ, hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng làng nghề, hạ tầng khu công nông nghiệp.
- Đầu tư cầu, đường giao thông.
- Đầu tư phương tiện vận tải khách công cộng.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại: Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ nông thôn, kho, trung tâm logistics.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn.
- Xây dựng khu triển lãm giới thiệu sản phẩm tại vùng nông thôn.
4. Các lĩnh vực khác:
- Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực xã hội hóa: Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
- Dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp; dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật.
- Dịch vụ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh ở vùng nông thôn.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
- Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản, thuốc thú y./.