Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý an toàn bức xạ trong hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu | 21/2012/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/06/2012 |
Ngày có hiệu lực | 28/06/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Lê Tiến Phương |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2012/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 18 tháng 6 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Căn cứ QCVN 5: 2010/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 385/TTr-SKHCN ngày 03/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý an toàn bức xạ trong hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
SA KHOÁNG TITAN-ZIRCON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về quản lý đảm bảo an toàn bức xạ trong hoạt động khai thác và chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sa khoáng titan-zircon (thông thường còn được gọi là sa khoáng titan; sau đây gọi tắt là sa khoáng) là tên chung để chỉ các tích tụ khoáng vật nặng có trong các tầng cát gió và cát biển; trong các thân quặng cát thạch anh chiếm tỷ lệ từ 95-99%, phần còn lại là các khoáng vật nặng. Thành phần các khoáng vật nặng chủ yếu gồm: ilmenit, zircon, rutin, leucoxen, anataz và monazit.
2. Hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng là việc tổ chức thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn khai thác (tuyển thô), tuyển tinh sa khoáng và chế biến sâu nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn, như: hoàn nguyên ilmenhit, sản xuất dioxit titan, sản xuất zircon silicat, sản xuất ZrO2, điều chế zircon kim loại và thu hồi clorua đất hiếm.
3. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.
4. Hoạt độ phóng xạ là đại lượng biểu thị số hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2012/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 18 tháng 6 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Căn cứ QCVN 5: 2010/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 385/TTr-SKHCN ngày 03/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý an toàn bức xạ trong hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
SA KHOÁNG TITAN-ZIRCON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về quản lý đảm bảo an toàn bức xạ trong hoạt động khai thác và chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan-zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sa khoáng titan-zircon (thông thường còn được gọi là sa khoáng titan; sau đây gọi tắt là sa khoáng) là tên chung để chỉ các tích tụ khoáng vật nặng có trong các tầng cát gió và cát biển; trong các thân quặng cát thạch anh chiếm tỷ lệ từ 95-99%, phần còn lại là các khoáng vật nặng. Thành phần các khoáng vật nặng chủ yếu gồm: ilmenit, zircon, rutin, leucoxen, anataz và monazit.
2. Hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng là việc tổ chức thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn khai thác (tuyển thô), tuyển tinh sa khoáng và chế biến sâu nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn, như: hoàn nguyên ilmenhit, sản xuất dioxit titan, sản xuất zircon silicat, sản xuất ZrO2, điều chế zircon kim loại và thu hồi clorua đất hiếm.
3. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.
4. Hoạt độ phóng xạ là đại lượng biểu thị số hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian.
5. Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ; chất thải phóng xạ gồm chất thải khí, chất thải lỏng và chất thải rắn.
6. Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác.
7. Liều chiếu xạ là đại lượng đo mức độ chiếu xạ đối với con người, bao gồm cả chiếu ngoài và chiếu trong.
8. An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.
9. Chiếu xạ nghề nghiệp là liều chiếu xạ do cả chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong đối với nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc khai thác, chế biến sa khoáng.
10. Chiếu xạ dân chúng là liều chiếu xạ tăng thêm so với liều chiếu xạ do phông tự nhiên đối với công chúng, gây bởi các hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng.
11. Vùng kiểm soát là khu vực bên trong cơ sở khai thác, chế biến sa khoáng mà ở đó liều chiếu xạ tiềm năng đối với người làm việc trong khu vực này lớn hơn 6 mSv/năm và do vậy cần áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt để kiểm soát chặt chẽ người đi vào khu vực này, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng từ khu vực đó.
12. Vùng giám sát là khu vực bên trong cơ sở khai thác, chế biến sa khoáng mà ở đó liều chiếu xạ tiềm năng đối với người làm việc trong khu vực này lớn hơn 1mSv/năm nhưng nhỏ hơn 6 mSv/năm. Khu vực này cần áp dụng các biện pháp giám sát để hạn chế người đi vào khu vực này và theo dõi các điều kiện chiếu xạ nghề nghiệp.
13. Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
14. Giới hạn liều là giá trị của liều hiệu dụng hoặc liều tương đương mà các hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng không được gây ra liều chiếu xạ vượt quá các giá trị này.
15. Liều tương đương là đại lượng dùng để đánh giá liều chiếu xạ đối với một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể người.
16. Liều hiệu dụng là đại lượng dùng để đánh giá liều chiếu xạ đối với toàn bộ cơ thể (còn gọi là liều toàn thân).
17. Nước thải của quá trình tuyển thô là nước hao hụt trong quá trình tuyển thô.
18. Nước thải của quá trình chế biến là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở chế biến, như nước sau khi rửa sa khoáng, nguyên liệu từ sa khoáng, nước thải từ bàn đãi và nước thải từ các công đoạn khác của quá trình chế biến.
19. Nồng độ hoạt độ phóng xạ alpha (α) trong nước thải là tổng số hạt α được phát ra từ các nhân phóng xạ phát α trong một lít nước trong thời gian một giây.
20. Nồng độ hoạt độ phóng xạ beta (β) trong nước thải là tổng số β được phát ra từ các nhân phóng xạ phát β trong một lít nước trong thời gian một giây.
1. Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ là:
a) Liều hiệu dụng 20 mSv (mili Sievert) trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da 500 mSv trong một năm.
2. Giới hạn liều đối với dân chúng là:
a) Liều hiệu dụng 1 mSv trong một năm;
b) Trong những trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng giá trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều kiện giá trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau không vượt quá 1 mSv trong một năm;
c) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 15 mSv trong một năm;
d) Liều tương đương đối với da 50 mSv trong một năm.
YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN SA KHOÁNG
Điều 4. Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ
1. Các đơn vị khai thác, chế biến sa khoáng, kể cả các đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, chế biến sa khoáng, phải thực hiện đánh giá an toàn bức xạ đối với hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng của đơn vị và lập Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ gửi Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để thẩm định.
2. Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ phải phù hợp với từng công việc khai thác, chế biến sa khoáng, gồm các nội dung: quy trình khai thác, chế biến sa khoáng, lưu giữ sản phẩm và thu gom, xử lý, quản lý chất thải có chứa chất phóng xạ; kết quả đo phông bức xạ chiếu ngoài, nồng độ hoạt độ phóng xạ trong không khí, nồng độ hoạt độ khí Radon trong khu vực làm việc và môi trường xung quanh, nồng độ hoạt độ phóng xạ trong môi trường nước chịu tác động từ hoạt động của đơn vị; đánh giá mức liều chiếu xạ đối với nhân viên và công chúng khu vực xung quanh đơn vị; các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ áp dụng tại đơn vị.
3. Tất cả các đơn vị mà hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng có thể gây ra liều chiếu xạ đối với nhân viên hoặc thành viên công chúng lớn hơn 1mSv/năm (một mili Sievert trong một năm), phải thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và công chúng quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng
1. Người đứng đầu đơn vị hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng nêu tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại các khoản 2 đến khoản 14 của Điều này.
2. Chỉ sử dụng người đủ 18 tuổi trở lên và có đủ sức khỏe làm công việc khai thác, chế biến sa khoáng; không bố trí nhân viên nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú làm việc trong vùng kiểm soát, vùng giám sát.
3. Thực hiện việc phân vùng kiểm soát, vùng giám sát tại nơi tiến hành hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng và áp dụng các biện pháp kiểm soát an toàn bức xạ đối với các phân vùng theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
4. Áp dụng các biện pháp kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên và kiểm soát liều chiếu xạ công chúng theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
5. Thực hiện việc quản lý chất thải có chứa chất phóng xạ theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
6. Định kỳ 6 tháng một lần tổ chức đo kiểm xạ môi trường làm việc, bao gồm đo phông bức xạ chiếu ngoài tại khu vực làm việc cũng như môi trường xung quanh, đo nồng độ hoạt độ phóng xạ và khí Radon trong môi trường không khí tại khu vực làm việc và môi trường xung quanh, đo nồng độ hoạt độ phóng xạ trong các nguồn nước ở môi trường xung quanh.
7. Tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ mới tuyển dụng và định kỳ hàng năm; bảo đảm việc kiểm tra sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ Y tế để có thể phát hiện được ảnh hưởng đối với sức khỏe nhân viên do tác động của bức xạ.
8. Tổ chức đào tạo, huấn luyện về an toàn bức xạ cho nhân viên bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
9. Bố trí người phụ trách an toàn; quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản; bảo đảm các điều kiện cần thiết để người phụ trách an toàn có thể hoàn thành được các trách nhiệm quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
10. Xây dựng, ban hành các nội quy an toàn bức xạ cho từng khâu tuyển thô, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ.
11. Chỉ tiến hành hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng khi đã thực hiện các giải pháp về bảo đảm an toàn bức xạ theo báo cáo đánh giá an toàn đã được Cục an toàn bức xạ và Hạt nhân thẩm định.
12. Tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra, thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn bức xạ; cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ về kiểm soát chiếu xạ cần thiết khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
13. Lập, thường xuyên cập nhật và lưu giữ các hồ sơ sau:
a) Hồ sơ kiểm xạ (sổ theo dõi liều chiếu xạ cá nhân cho từng nhân viên bức xạ và kết quả đo phông bức xạ), hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị đo ghi bức xạ;
b) Nhật ký quá trình tiến hành khai thác, chế biến sa khoáng;
c) Hồ sơ đào tạo an toàn bức xạ, hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ;
d) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ.
14. Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm hoặc khi có yêu cầu, gửi báo cáo đến Sở Khoa học và Công nghệ và Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân về kết quả thực hiện công tác đảm bảo an toàn bức xạ của đơn vị.
Điều 6. Yêu cầu cho vùng kiểm soát và vùng giám sát
1. Tại ranh giới của vùng kiểm soát phải đặt các rào chắn hoặc xây tường ngăn, đặt các biển cảnh báo, dấu hiệu cảnh báo bức xạ và cử người giám sát để ngăn ngừa người không có nhiệm vụ đi vào khu vực này.
2. Tại lối ra của khu vực kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ phải có nhà tắm và nơi rửa tay, nơi lưu giữ quần áo, trang bị bảo hộ và vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ.
3. Các yêu cầu kiểm soát đối với việc đi vào vùng kiểm soát phải được đưa vào nội quy làm việc của cơ sở và phổ biến đến mọi nhân viên.
4. Không xây nhà nghỉ của nhân viên hoặc phòng làm việc ở trong khu vực vùng kiểm soát.
5. Tại vùng giám sát phải đặt các biển cảnh báo, dấu hiệu cảnh báo bức xạ hoặc biển hạn chế tiếp cận để hạn chế người không có nhiệm vụ đi vào khu vực này.
6. Bảo đảm mọi nhân viên làm việc trong vùng kiểm soát và vùng giám sát được đào tạo về an toàn bức xạ để hiểu rõ các mối nguy hiểm bức xạ khi ở trong khu vực này, hiểu rõ các biện pháp phòng tránh tác hại của bức xạ, nắm vững các nội quy an toàn bức xạ của cơ sở.
Điều 7. Kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng
1. Xây dựng nội quy làm việc và áp dụng các biện pháp kiểm soát để hạn chế đến mức thấp nhất người làm việc và đi vào vùng kiểm soát cũng như vùng giám sát.
2. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý sau đây để khống chế bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến sa khoáng và hạn chế nhiễm bụi phóng xạ đối với nhân viên:
a) Sử dụng các kỹ thuật khai thác, chế biến thích hợp, che phủ các bãi tập trung quặng để giảm tới mức tối thiểu bụi sinh ra trong sản xuất;
b) Thực hiện nghiền monazit theo phương pháp ướt nếu dây chuyền sản xuất đòi hỏi kích thước hạt <thiểum để giảm 50 bụi;
c) Cung cấp khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động cho nhân viên; trong trường hợp cần thiết phải cung cấp thêm mũ bảo hiểm thích hợp để bảo vệ mặt cho nhân viên;
d) Bảo đảm các khẩu trang phải được làm vệ sinh thường xuyên và kiểm tra vào những khoảng thời gian thích hợp;
đ) Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt thường xuyên để giảm thiểu nhiễm bẩn;
e) Bố trí khu vực ăn uống, nghỉ ngơi của nhân viên cách xa nơi có bụi phát sinh; xây dựng nội quy cấm ăn, uống, hút thuốc lá trong khu vực làm việc có bụi phóng xạ (khu tập trung, bãi gom quặng sơ tuyển, cát thải của bàn đãi, sân phơi quặng, vị trí bàn đãi gằn công nghiệp, bãi tập kết quặng đầu vào của xưởng chế biến, kho lưu giữ sản phẩm có phóng xạ).
3. Quặng monazit phải được đựng trong các bao nilông dày, có lớp bảo vệ thứ hai bền cơ học, chịu lực và cất giữ trong kho đặt tại khu vực hạn chế và có kiểm soát người qua lại, đảm bảo không bị thất thoát, rơi vãi, không bị gió mưa rửa trôi hoặc phát tán; kho lưu giữ quặng monazit phải được thiết kế đảm bảo mức phóng xạ sát phía ngoài tường che chắn và cửa ra vào < Sv/h.0,5
4. Áp dụng các biện pháp hạn chế việc phát tán vật liệu rơi ra môi trường trong quá trình vận chuyển như sử dụng phương tiện vận chuyển kín, che phủ kín hoặc tưới ướt khi vận chuyển; tuân thủ các quy định vận chuyển an toàn chất phóng xạ khi vận chuyển quặng có tính phóng xạ.
5. Trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên thường xuyên làm việc trong vùng kiểm soát; định kỳ 3 tháng một lần thực hiện đọc liều kế cá nhân để đánh giá liều chiếu xạ cho các nhân viên làm việc trong vùng kiểm soát; định kỳ 6 tháng một lần thực hiện việc đo kiểm xạ môi trường làm việc và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân gây bởi cả chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong cho tất cả nhân viên làm việc trong vùng giám sát, đánh giá liều chiếu xạ đối với công chúng xung quanh khu vực sản xuất.
6. Xây dựng nội quy bảo đảm mọi nhân viên làm việc trong vùng kiểm soát phải đeo liều kế cá nhân theo đúng quy định; bảo đảm mọi trường hợp có liều chiếu xạ bất bình thường được kiểm tra, xác minh tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
7. Có các dự phòng y tế để hạn chế nhiễm bẩn phóng xạ đối với nhân viên:
a) Có các dụng cụ sơ, cấp cứu trang bị tại cơ sở;
b) Dự phòng các phương tiện làm sạch vết thương cho nhân viên xảy ra trong vùng có phóng xạ và vết thương gây bởi dụng cụ bị nhiễm bẩn phóng xạ.
8. Lập và lưu giữ hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của các nhân viên, các kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc.
Điều 8. Quản lý và xử lý chất thải từ quá trình khai thác, chế biến sa khoáng
1. Cát thải từ quá trình tuyển thô được hoàn trả lại địa hình trong và sau khai thác.
2. Cát thải từ bàn đãi công nghiệp sau quá trình tuyển tinh phải được kiểm tra về hoạt độ phóng xạ và có ý kiến tư vấn của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn bức xạ để xác định biện pháp xử lý cho phù hợp.
3. Phần đất cát còn có chứa một lượng nhất định sản phẩm quặng sa khoáng tại các vùng từng là bãi quặng thô, bãi tập trung quặng, phải được chôn xuống phần sâu của vùng cần hoàn thổ, sau đó phủ phần đất cát sạch hơn lên trên. Hoặc thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường phù hợp đảm bảo không gây nên suất liều phóng xạ cao đột biến so với mức trung bình toàn khu khai thác.
4. Trong công nghệ xử lý Monazit, nếu thải rắn chứa kim loại nặng, Radi (Ra) có hoạt độ phóng xạ cao gấp nhiều lần so với thải rắn chứa U, Th phải được điều kiện hóa và cất giữ trong các ngăn bể bêtông riêng.
5. Nếu nồng độ hoạt độ phóng xạ của nước thải được phát hiện vượt quá các giá trị giới hạn 0,1 Bq/l đối với nhân phát α; 1,0 Bq/l đối với nhân phát β thì phải xử lý trước khi thải vào môi trường.
Điều 9. Yêu cầu đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ cho nhân viên
1. Bảo đảm nhân viên hiểu rõ những mối nguy hiểm bức xạ có trong quá trình khai thác, chế biến sa khoáng; nắm vững các biện pháp để phòng tránh nguy hiểm bức xạ, bảo vệ sức khỏe cho người làm việc trong cơ sở khai thác, chế biến sa khoáng và công chúng nói chung.
2. Bảo đảm nhân viên hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan, hiểu rõ trách nhiệm của chủ cơ sở, người phụ trách an toàn và của bản thân các nhân viên liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ.
3. Bảo đảm nhân viên nắm vững các nội quy làm việc, nội quy an toàn bức xạ của cơ sở liên quan đến:
a) Kiểm soát việc đi vào khu vực có mức bức xạ cao;
b) Các phương pháp và kỹ thuật làm việc an toàn;
c) Cách phòng ngừa, hạn chế liều chiếu xạ và sự xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể và các bước hành động trong các tình huống khẩn cấp;
d) Sử dụng, vận hành và bảo quản đúng các thiết bị cảnh báo và phương tiện bảo vệ cá nhân (liều kế cá nhân, quần áo bảo hộ, thiết bị bảo vệ đường hô hấp, khẩu trang);
đ) Trách nhiệm báo cáo với người phụ trách an toàn bức xạ và chủ cơ sở khi phát hiện các trường hợp bất thường về mất an toàn bức xạ trong cơ sở hoặc điều kiện làm việc mất an toàn.
Điều 10. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn
1. Người phụ trách an toàn phải là người có kiến thức về an toàn bức xạ và đã được Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
2. Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện các trách nhiệm liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ của đơn vị.
3. Chủ trì thực hiện chương trình kiểm soát, giám sát bức xạ tại đơn vị.
4. Đảm bảo việc hiệu chuẩn thiết bị dùng cho việc kiểm soát khu vực và cá nhân theo đúng quy định.
5. Tổ chức chương trình đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ cho nhân viên, cập nhật các tài liệu, văn bản quy định Nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ.
6. Xử lý các trường hợp bất thường về an toàn bức xạ trong cơ sở.
7. Lập và lưu giữ các hồ sơ theo quy định.
TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến sa khoáng trên địa bàn tỉnh lập báo cáo đánh giá an toàn bức xạ theo đúng quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
2. Tổ chức công tác tuyên truyền, tập huấn phổ biến Luật Năng lượng nguyên tử và Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến sa khoáng; phối hợp với Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân và các đơn vị chức năng đào tạo kiến thức an toàn bức xạ cho chủ cơ sở, người phụ trách an toàn và nhân viên trong các cơ sở khai thác, chế biến sa khoáng (theo nhu cầu đăng ký tham gia của các doanh nghiệp).
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan liên quan thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư chế biến sa khoáng ở giai đoạn xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương giám sát việc chuyển giao công nghệ và công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến sa khoáng trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ trì, phối hợp với các sở, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ; xử lý kịp thời, kiên quyết và đúng pháp luật các vi phạm về an toàn và kiểm soát bức xạ trong hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Căn cứ kết quả thẩm định an toàn của Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân quyết định việc tham mưu cấp giấy phép khai thác tận thu sa khoáng.
Thông báo bằng văn bản cho Sở Khoa học và Công nghệ và sở, ngành liên quan các tổ chức, cá nhân được phép khai thác titan để cùng phối hợp giám sát tình hình thực hiện các cam kết đảm bảo an toàn bức xạ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm.
2. Khi thẩm định cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trong khai thác, chế biến sa khoáng phải xem xét đến việc bảo đảm an toàn bức xạ.
Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các sở, ngành, địa phương và các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để giám sát nồng độ hoạt độ phóng xạ trong nước thải từ các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng thải vào nguồn nước.
3. Giúp UBND tỉnh xem xét lại giấy phép khai thác đã cấp đối với các đơn vị khai thác sa khoáng thực hiện không đạt các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định của Quy chế này.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Công thương, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận
1. Sở Công thương và các cơ quan liên quan khi thẩm định các dự án khai thác mỏ và thiết kế khai thác mỏ, dự án chế biến sa khoáng, yêu cầu chủ dự án phải đảm bảo các điều kiện an toàn bức xạ quy định tại Điều 6 của Quy chế này; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan khi thẩm định thiết kế các công trình thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn có phóng xạ nhằm đảm bảo an toàn bức xạ.
2. Sở Xây dựng khi xem xét cấp Giấy phép xây dựng cho đơn vị khai thác, chế biến sa khoáng, yêu cầu chủ dự án đảm bảo các điều kiện an toàn bức xạ căn cứ trên Bản đánh giá an toàn bức xạ đã được Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân thẩm định và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ kết quả thẩm định báo cáo đánh giá an toàn của Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân quyết định việc cấp, hoặc tham mưu cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền; hoặc xem xét lại Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đối với các đơn vị chế biến sa khoáng không đáp ứng được với các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định của Quy chế này.
Trong giai đoạn xem xét cấp hoặc tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến sa khoáng, phải có văn bản đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ thẩm tra công nghệ của dự án theo quy định hiện hành; không xem xét cấp, hoặc tham mưu cấp phép đầu tư các dự án có công nghệ lạc hậu; ưu tiên các dự án có phương án công nghệ, quy trình công nghệ và trang bị thiết bị hiện đại để có thể tuyển, phân loại quặng một cách triệt để, hạn chế tối đa việc thất thoát các nguyên tố phóng xạ vào phần đất thải, cát thải, nước thải.
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận tổ chức và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan trong việc giám sát việc chuyển giao công nghệ và công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong hoạt động của các dự án chế biến sa khoáng trong khu công nghiệp.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn bức xạ, việc thực hiện các nội dung trong Bản báo cáo đánh giá an toàn bức xạ đã được Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân thẩm định; kiểm tra việc đảm bảo an toàn bức xạ trong lưu thông, vận chuyển sản phẩm sa khoáng có phóng xạ trên sông, trên biển, trên đường bộ.
Những trường hợp phát hiện khai thác, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ, kinh doanh sa khoáng, các sản phẩm sa khoáng có phóng xạ trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bức xạ cho dân chúng thì phải kịp thời ngăn chặn và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự an ninh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, cơ quan liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử, các quy định của Quy chế này và các văn bản pháp quy liên quan đối với các đơn vị khai thác, chế biến sa khoáng trên địa bàn.
Điều 16. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi tham gia phản biện xã hội, giám định xã hội các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản nói chung và sa khoáng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, quan tâm nội dung phản biện, giám định xã hội về đảm bảo an toàn bức xạ.
Giao Sở Khoa học và Công nghệ theo dõi tình hình triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.