Quyết định 21/2005/QĐ-UBND Quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 21/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/09/2005
Ngày có hiệu lực 07/10/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Cao Anh Lộc
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 21/2005/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 27 tháng 09 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Xét Tờ trình số 80/TTr-GTVT của Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Bạc Liêu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ban An toàn giao thông tỉnh; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ; (B/c)
- TT.Tỉnh ủy; (B/c)
- HĐND tỉnh; (B/c)
- CT, các PCT - UBND tỉnh;
- CVP, các PVP;
- Chuyên viên khối;
- Lưu (L02).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Anh Lộc

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2005/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2005)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, yêu cầu:

Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân với công tác lập lại trật tự an toàn giao thông, kiềm chế gia tăng và giảm dần tai nạn giao thông; để quản lý và bảo vệ tốt công trình giao thông đường thủy nội địa, tạo sự thống nhất trong quản lý, tránh sự chồng chéo, lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước và nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh:

1. Đối tượng áp dụng: gồm các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; không áp dụng đối với các loại phương tiện hoạt động cho mục đích an ninh, quốc phòng.

2. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa, các điều kiện đảm bảo an toàn, bảo vệ kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa và công tác bảo vệ luồng, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa:

1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, thông suốt.

2. Phương tiện tham gia giao thông trên đường thủy nội địa đều phải được đăng ký, đăng kiểm và quản lý theo phân cấp.

3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

4. Mọi vi phạm khi tham gia giao thông và vi phạm công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

5. Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa, không phân biệt công trình được xây dựng bằng nguồn vốn nào. Các ngành, các cấp, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.

[...]