BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
209/QĐ-TCHQ
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 26/06/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Ban hành kèm Quyết định này Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu và các biểu mẫu, gồm:
1. Bảng thống kê biên bản bàn giao: Mẫu 01/BTK-CCK/2011;
2. Bảng kê danh
sách hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất: Mẫu 02/DMHXK/KNQ/2011;
3. Bảng kê danh
mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ CFS ra cửa khẩu xuất: Mẫu 03/DMHXK/CFS/2011;
4. Bảng kê danh
mục hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS: Mẫu
04/DMHNK/CFS/2011;
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2011, thay thế
Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ ngày 27/07/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban
hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
chuyển cửa khẩu
Điều
3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
+ Lãnh đạo Bộ (để b/c);
+ Tổng cục thuế, Vụ CST, Vụ Pháp chế (để ph/hợp);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (để ph/hợp);
- Cục Thuế tỉnh, thành phố (để ph/hợp);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (10b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
QUY TRÌNH
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Phần 1.
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Nguyên tắc
quản lý và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa
khẩu được quy định tại Điều 41 Luật Hải quan; Điều
16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Thông
tư số 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 194/2010/TT-BTC). Khi làm thủ tục cho hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải đối chiếu với các văn bản nêu
trên và các văn bản khác có liên quan để thực hiện.
Trường hợp mở tờ
khai hải quan điện tử thì thủ tục chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ
tục hải quan điện tử và Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ
ngày 09/12/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
2. Việc trao đổi
thông tin, bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa các Chi cục Hải quan có liên quan thực
hiện bằng Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và Bảng thống kê Biên bản bàn
giao (mẫu 01/BTK-CCK/2011) ban hành
kèm theo Quy trình này. Khi có điều kiện thì thực hiện việc trao đổi thông tin,
bàn giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu qua
mạng máy tính của ngành Hải quan.
Sau khi nhận
được Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan nơi gửi, Chi cục Hải quan nơi nhận
lập Bảng thống kê Biên bản bàn giao; định kỳ thứ 3 hàng tuần fax cho Chi cục
Hải quan nơi gửi để kiểm tra, đối chiếu với các lô hàng đã làm thủ tục chuyển
cửa khẩu (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì fax vào ngày làm việc liền kề).
Nếu quá ngày thứ 03 mà không nhận được Bảng thống kê thì Chi cục Hải quan nơi
gửi trao đổi với Chi cục Hải quan nơi nhận để cùng xác minh, làm rõ. Bảng thống
kê được lưu trữ riêng cùng với sổ theo dõi hàng hóa chuyển cửa khẩu (theo thời
hạn lưu trữ hồ sơ hải quan), không lưu cùng hồ sơ lô hàng.
3. Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất/nhập phải lập sổ theo dõi
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên máy (sổ có thể in ra giấy để lưu) để kiểm
tra, đối chiếu khi cần thiết. Sổ phải có các tiêu chí cơ bản sau: số thứ tự;
số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; Chi cục Hải quan đăng ký tờ
khai; số, ngày lập biên bản bàn giao; số ký hiệu container; mặt hàng, biển kiểm
soát phương tiện vận tải/số phương tiện vận tải.
4. Trường hợp
Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện thủ
tục chuyển cửa khẩu không đúng quy định thì lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu
có văn bản trao đổi ngay (qua fax) hoặc phương tiện điện tử khác với Chi cục
Hải quan ngoài cửa khẩu để phối hợp xử lý theo quy định và tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp.
5. Cách thức
giao, nhận và chuyển hồ sơ, hàng hóa chuyển cửa khẩu giữa các Chi cục Hải quan
trong cùng một Cục Hải quan tỉnh, thành phố do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
thành phố quy định trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại quy trình này và
tình hình thực tế tại từng địa phương.
6. Cục Điều tra
chống buôn lậu và lực lượng chống buôn lậu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố có
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu có trách nhiệm triển khai các
biện pháp nghiệp vụ cần thiết để theo dõi, thu thập thông tin phục vụ cho việc
giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo Quy trình này.
7. Quy định về
niêm phong hàng hóa nêu tại khoản 7, Điều 57, Thông tư số 194/2010/TT-BTC
không áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài khu chế xuất; hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của các doanh nghiệp chế xuất nằm
ngoài khu chế xuất thực hiện như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
của các doanh nghiệp khác nằm ngoài khu chế xuất.
8. Đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của các doanh nghiệp trong khu chế
xuất, khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi
chung là khu phi thuế quan) phải thực hiện đúng quy định tại khoản
7, Điều 57 Thông tư số 194/2010/TT-BTC; hàng hóa nhập khẩu được miễn kiểm
tra thực tế của các doanh nghiệp này chỉ được đóng dấu “Đã làm thủ tục hải
quan” khi hàng hóa đã được đưa vào khu phi thuế quan.
9. Đối với hàng
hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu được miễn kiểm tra thực tế (trừ hàng hóa của các
doanh nghiệp nêu tại điểm 8 phần này) thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đưa
hàng hóa đến cửa khẩu xuất xuất trình cho Hải quan cửa khẩu xuất, trường hợp
khi khai hải quan chưa có số hiệu container và số niêm phong hãng tàu thì hướng
dẫn người khai hải quan sau khi xếp hàng vào container tự ghi bổ sung số
container, số niêm phong hãng tàu vào Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa
khẩu và ký đóng dấu vào bên cạnh nội dung ghi đó.
Phần 2.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
MỤC
1. HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
I. Đối với lô hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan
tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu vận chuyển đến cửa khẩu xuất:
1. Công việc
của Hải quan ngoài cửa khẩu:
1.1. Lập Biên
bản bàn giao: 02 bản;
1.2. Giao người khai
hải quan/người vận chuyển (dưới đây gọi chung là người khai hải quan) 01 Biên
bản bàn giao, 01 tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) chuyển cho Chi
cục Hải quan cửa khẩu xuất;
1.3. Nhập thông
tin cần theo dõi vào sổ/hệ thống;
1.4. Lưu 01 Biên
bản bàn giao vào hồ sơ lô hàng.
2. Công việc
của Hải quan cửa khẩu xuất:
2.1. Tiếp nhận
hồ sơ chuyển cửa khẩu;
2.2. Đối chiếu
Biên bản bàn giao, hồ sơ hải quan với hàng hóa:
Kiểm tra, đối
chiếu số hiệu container/số hiệu phương tiện vận tải (đối với hàng hóa chứa
trong phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan) và tình
trạng bên ngoài của phương tiện chứa hàng, niêm phong hải quan;
2.3. Ký xác nhận
Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê Biên bản bàn giao, fax chuyển cho
Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo quy định.
2.4. Cập nhật
vào sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu;
2.5. Trường hợp
phát hiện vi phạm thì lập biên bản để xử lý theo quy định.
II. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan/CFS:
1. Hàng xuất
khẩu đã làm xong thủ tục hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu vận chuyển đến kho ngoại quan/CFS thuộc khu vực ngoài cửa khẩu để chờ xuất
khẩu:
1.1. Công
việc của Hải quan ngoài cửa khẩu:
Thực hiện như
các công việc của Hải quan ngoài cửa khẩu nêu tại điểm 1, khoản I, mục 1, phần
II Quy trình này.
1.2. Công
việc của Hải quan kho ngoại quan/CFS:
Thực hiện như
các công việc của Hải quan cửa khẩu xuất nêu tại điểm 2, khoản I, mục 1, phần
II Quy trình này.
2. Hàng xuất
khẩu đã làm xong thủ tục hải quan vận chuyển từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu
xuất:
2.1. Công
việc của Hải quan kho ngoại quan:
a) Người vận tải/chủ
kho lập danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển ra cửa khẩu xuất (mẫu 02/DMHHXK/KNQ/2011): 03 bản, giao
Hải quan cửa khẩu xuất và Hải quan quản lý kho mỗi nơi 01 bản; 01 bản lưu;
b) Công chức Hải
quan quản lý kho ngoại quan xác nhận hàng hóa xuất kho trên tờ khai nhập/xuất
kho ngoại quan, niêm phong phương tiện chứa hàng và thực hiện các công việc nêu
tại điểm 1, khoản I, mục 1, phần II Quy trình này.
2.2. Công
việc của Hải quan CFS:
a) Người vận tải/chủ
kho lập danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển ra cửa khẩu xuất (mẫu 03/DMHHXK/CFS/2011): 03 bản, giao
Hải quan cửa khẩu xuất và Hải quan quản lý CFS mỗi nơi 01 bản; 01 bản lưu;
b) Sau khi đóng
ghép chung container, công chức Hải quan giám sát CFS niêm phong hàng hóa và
thực hiện các công việc nêu tại điểm 1, khoản I, mục 1, phần II Quy trình này.
2.3. Công
việc của Hải quan cửa khẩu xuất:
Chi cục Hải quan
cửa khẩu xuất thực hiện các công việc nêu tại điểm 2, khoản I, mục 1, phần II
Quy trình này.
III. Đối với khu phi thuế quan:
1. Hàng xuất
khẩu đã làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu vận
chuyển vào khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Thông
tư số 194/2010/TT-BTC:
1.1. Công việc
của Hải quan ngoài cửa khẩu:
Thực hiện như
công việc của Hải quan ngoài cửa khẩu nêu tại điểm 1, khoản I, mục 1, phần II
Quy trình này.
1.2. Công việc
của Hải quan khu phi thuế quan:
Thực hiện như
công việc của Hải quan cửa khẩu nêu tại điểm 2, khoản I, mục 1, phần II Quy
trình này.
2. Hàng xuất
khẩu đã làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan khu phi thuế quan vận
chuyển ra cửa khẩu xuất:
2.1. Công việc của
Hải quan khu phi thuế quan:
a) Thực hiện như
công việc của Hải quan ngoài cửa khẩu nêu tại điểm 1, khoản I, mục 1, phần II
Quy trình này;
b) Niêm phong
hàng hóa:
b1- Đối với hàng
hóa phải kiểm tra thực tế thì do công chức kiểm tra niêm phong hải quan sau khi
kết thúc kiểm tra;
b2- Đối với hàng
hóa được miễn kiểm tra thực tế: Công chức giám sát tại cổng khu phi thuế quan
niêm phong khi hàng hóa đi qua cổng khu phi thuế quan; sau khi niêm phong ghi
số niêm phong, số container, số hiệu phương tiện vận tải (đối với hàng hóa chứa
trong phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan) vào Biên
bản bàn giao.
2.2. Công việc
của Hải quan cửa khẩu xuất:
Thực hiện như
công việc của Hải quan cửa khẩu xuất nêu tại điểm 2, khoản I, mục 1, phần II
Quy trình này.
3. Hàng hóa
vận chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác (áp dụng cho
khu phi thuế quan quy định tại Điều 44, Thông tư số 194/2010/TT-BTC):
3.1. Công việc
của Hải quan khu phi thuế quan nơi hàng hóa đi:
a) Thực hiện như
công việc của Hải quan ngoài cửa khẩu nêu tại điểm 1, khoản I, mục 1, phần II
Quy trình này.
b) Niêm phong
hàng hóa: Thực hiện như hướng dẫn tại tiết b, điểm 2, khoản III, mục 1, phần II
Quy trình này.
3.2. Công việc
của Hải quan khu phi thuế quan nơi hàng hóa đến:
Thực hiện như
công việc của Hải quan cửa khẩu xuất nêu tại điểm 2, khoản I, mục 1, phần II
Quy trình này.
IV.
Đối với lô hàng xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu,
việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện:
Đối với lô hàng
xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu phải kiểm tra
thực tế nhưng không thể niêm phong hải quan thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa
do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản
9, Điều 57 Thông tư số 194/2010/TT-BTC, trình tự thực hiện cụ thể như sau:
1. Công việc
của Hải quan ngoài cửa khẩu:
1.1. Thực hiện
thủ tục hải quan (trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa và đóng dấu đã làm thủ tục
hải quan) theo quy định đối với từng loại hình;
1.2. Lập Biên
bản bàn giao: 02 bản; lưu 01 bản vào hồ sơ lô hàng.
1.3. Niêm phong
hồ sơ chuyển cửa khẩu gồm: 02 tờ khai hàng hóa xuất khẩu, 01 bản kê chi tiết
hàng hóa (nếu có), Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra, 01 Biên bản bàn giao; giao
người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất;
1.4. Theo dõi lô
hàng cho đến khi nhận được hồ sơ hải quan do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
chuyển trả;
1.5. Xử lý vi
phạm đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu có sai lệch so với khai của người
khai hải quan nêu tại tiết 2.2.b,c, điểm 2, khoản IV, mục I, phần II dưới đây
trên cơ sở hồ sơ hải quan do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chuyển trả và thông
báo bằng văn bản kết quả xử lý vi phạm cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất biết
để theo dõi, phối hợp thực hiện; lưu hồ sơ.
1.6. Cập nhật
vào sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
2. Công việc
của Hải quan cửa khẩu xuất:
2.1. Tiếp nhận
hồ sơ chuyển cửa khẩu đã được niêm phong do người khai hải quan chuyển đến, ký
xác nhận vào Biên bản bàn giao; lập Bảng thống kê Biên bản bàn giao, fax chuyển
cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo quy định.
2.2. Kiểm tra
thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ghi trên tờ
khai hải quan, trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra; ghi kết quả kiểm tra thực
tế hàng hóa vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và 02 tờ khai hải quan; xử lý
kết quả kiểm tra theo cách thức sau:
a) Trường hợp
kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai của người khai hải quan:
a1- Ký, đóng dấu
số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” (ô 26 trên tờ khai
hàng hóa xuất khẩu, mẫu HQ/2002-XK); và đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” trên
02 tờ khai hải quan;
a2- Thông quan
lô hàng;
a3- Định kỳ thứ
3 hàng tuần chuyển trả Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu hồ sơ hải quan, gồm: 01 tờ
khai hải quan, Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và các giấy tờ kèm theo bằng thư
bảo đảm; trả 01 tờ khai (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan;
a4- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
b) Trường hợp
kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện một phần hàng hóa xuất không đúng so với
khai của người khai hải quan (trừ các trường hợp nêu tại điểm c dưới đây):
b1- Lập Biên bản
vi phạm: 02 bản (01 bản gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, 01 bản giao người
khai hải quan), photocopy và lưu 01 bản từ liên “bản Hải quan lưu”; ra quyết định
tạm giữ phần hàng hóa vi phạm đối với trường hợp phải tạm giữ tang vật theo quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho đến khi
có kết quả xử lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
b2- Thông
quan lô hàng (phần được phép thông quan); Ghi rõ tên hàng, lượng hàng được phép
thông quan vào ô 21 tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ/2002-XK); ký, đóng
dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” (ô 26 trên tờ khai hàng
hóa xuất khẩu, mẫu HQ/2002-XK); đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” trên 02 tờ
khai hải quan theo quy định;
b3- Niêm phong
hồ sơ lô hàng gồm: 02 tờ khai hải quan, 01 Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa
khẩu, Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và các giấy tờ kèm theo, 01 biên bản vi
phạm gửi bằng thư bảo đảm ngay trong ngày cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
để xử lý theo quy định.
c) Trường hợp
kiểm tra thực tế phát hiện hàng hóa xuất không đúng so với khai của người khai
hải quan dẫn đến phải điều chỉnh số thuế phải nộp hoặc mặt hàng xuất khẩu thuộc
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải
có giấy phép:
c1- Lập Biên bản
vi phạm: 02 bản (01 bản gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, 01 bản giao người
khai hải quan), photocopy và lưu 01 bản từ liên “bản Hải quan lưu”;
c2- Ra quyết
định tạm giữ lô hàng đối với trường hợp phải tạm giữ tang vật theo quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho đến khi có kết
quả xử lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
c3- Niêm phong
hồ sơ lô hàng gồm: 02 tờ khai hải quan, 01 biên bản vi phạm, Lệnh hình thức,
mức độ kiểm tra và các giấy tờ kèm theo, gửi bằng thư bảo đảm ngay trong ngày
cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để xử lý theo quy định;
c4- Phối hợp
thực hiện kết quả xử lý theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
c5- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
MỤC
2. HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
Khi làm thủ tục
hải quan cho hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu, người khai hải quan phải có
Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu (dưới đây viết tắt là Đơn) theo mẫu 22-ĐCCK/2010 ban hành
kèm theo Thông tư số 194/2010/TT-BTC gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: 02
bản. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu tiếp nhận Đơn, hồ sơ hải quan: nếu hàng
hóa không thuộc diện được chuyển cửa khẩu theo quy định thì ghi rõ lý do trên Phiếu
yêu cầu nghiệp vụ và trả hồ sơ cho người khai hải quan; nếu hàng hóa thuộc diện
được chuyển cửa khẩu thì lãnh đạo Chi cục ghi và ký xác nhận vào Đơn (cả 02
bản); nội dung ghi như hướng dẫn tại mẫu Đơn chuyển cửa khẩu ban hành kèm Thông
tư số 194/2010/TT-BTC, đối với hàng hóa miễn kiểm tra nhưng không lấy mẫu thì ghi
theo hướng dẫn tại tiết 1.1a, điểm 1, khoản I, mục 2, phần II và hàng hóa của
các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì ghi theo hướng dẫn tại tiết a, điểm
1, khoản II, mục 2 phần II Quy trình này; thực hiện thủ tục hải quan đối với lô
hàng theo quy định và thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu như sau:
I. Đối với lô hàng nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại Chi
cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
1. Trường hợp
lô hàng nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, đã đóng dấu “Đã làm thủ
tục hải quan”:
1.1. Đối với lô
hàng nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế và không phải lấy mẫu:
a) Công việc của
Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:
Ghi vào Đơn
chuyển cửa khẩu: “Đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu … thông quan hàng hóa
tại cửa khẩu” và hướng dẫn người khai hải quan đến cửa khẩu nhập nộp 01 Đơn
chuyển cửa khẩu, xuất trình tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan để
nhận hàng.
b) Công việc của
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
- Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu;
- Thông quan
hàng hóa theo quy định.
- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
- Lưu 01 Đơn
chuyển cửa khẩu.
1.2. Đối với lô
hàng được miễn kiểm tra thực tế nhưng phải lấy mẫu thì thực hiện như sau:
a) Đối với lô
hàng phải lấy mẫu và việc lấy mẫu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
a.1- Công việc
của Hải quan ngoài cửa khẩu:
- Lập phiếu lấy mẫu
(theo mẫu số 02-PLM/2010 Thông
tư số 194/2010/TT-BTC): 02 bản;
- Giao chủ hàng
01 Đơn đã ghi ý kiến đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu lấy mẫu, cùng 02 phiếu
lấy mẫu để chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu;
- Lưu 01 Đơn
cùng hồ sơ lô hàng do người khai hải quan chuyển đến đã ghi kết quả lấy mẫu của
Chi cục Hải quan cửa khẩu.
a.2- Công việc của
Hải quan cửa khẩu nhập:
Lấy mẫu theo quy
định và thực hiện việc các công việc nêu tại tiết b, điểm 1.1, khoản I, mục 2,
phần II Quy trình này; 01 Phiếu lấy mẫu giao chủ hàng để chuyển trả cho Chi cục
Hải quan ngoài cửa khẩu, 01 Phiếu lấy mẫu niêm phong cùng với mẫu hàng giao chủ
hàng lưu.
b- Đối với lô
hàng phải lấy mẫu và việc lấy mẫu do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện:
Đối với lô hàng
miễn kiểm tra thực tế, thuộc diện phải lấy mẫu nhưng người khai hải quan đề
nghị Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lấy mẫu tại cơ sở sản xuất/địa điểm kiểm
tra tập trung của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
b.1- Công việc
của Hải quan ngoài cửa khẩu:
- Làm thủ tục
hải quan đối với lô hàng nhập khẩu trừ việc đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”;
- Niêm phong hồ
sơ chuyển cửa khẩu gồm: 01 đơn chuyển cửa khẩu đã ghi theo hướng dẫn tại Thông
tư số 194/2010/TT-BTC; 01 tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản lưu người khai hải
quan) giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Lập phiếu lấy mẫu
(theo mẫu số 02-PLM/2010
Thông tư số 194/2010/TT-BTC): 02 bản;
- Cử công chức
đến địa điểm doanh nghiệp đăng ký để lấy mẫu;
- Đóng dấu “Đã
làm thủ tục hải quan” sau khi thực hiện xong việc lấy mẫu;
- Ký xác nhận
Biên bản bàn giao hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu và lưu; lập Bảng thống kê Biên
bản bàn giao; fax chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
- Xử lý các
vướng mắc, vi phạm có liên quan đến lô hàng (nếu có).
b.2- Công việc
của Hải quan cửa khẩu nhập:
- Tiếp nhận Đơn
chuyển cửa khẩu, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chuyển cửa khẩu với lô hàng.
- Niêm phong lô
hàng; trường hợp không thể niêm phong cả lô hàng thì niêm phong từng kiện và
ghi cụ thể số lượng kiện hàng đã niêm phong vào biên bản bàn giao.
- Lập Biên bản
bàn giao: 02 bản; giao người khai hải quan 01 bản để chuyển cho Chi cục Hải
quan ngoài cửa khẩu;
- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2. Trường hợp
lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan ngoài cửa
khẩu:
2.1. Công việc
của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a) Niêm phong hồ
sơ chuyển cửa khẩu, gồm: 01 Đơn chuyển cửa khẩu; 01 tờ khai hàng hóa nhập khẩu
(bản lưu người khai hải quan), giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải
quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng;
b) Lưu 01 Đơn
cùng hồ sơ lô hàng;
c) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
d) Phối hợp với
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời
gian đăng ký trên đơn đề nghị chuyển cửa khẩu mà hàng không về đến địa điểm làm
thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
2.2. Công việc
của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
a) Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chuyển cửa khẩu với lô hàng.
b) Niêm phong lô
hàng; trường hợp không thể niêm phong cả lô hàng thì niêm phong từng kiện và
ghi cụ thể số lượng kiện hàng đã niêm phong vào biên bản bàn giao.
c) Lập Biên bản
bàn giao: 02 bản; lưu 01 bản;
d) Giao hồ sơ
chuyển cửa khẩu gồm: 01 tờ khai hải quan, 01 Biên bản bàn giao và hàng hóa để
người khai hải quan chuyển về địa điểm đăng ký kiểm tra thực tế;
đ) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển đến cửa khẩu;
e) Lưu 01 Đơn
chuyển cửa khẩu.
2.3. Công việc
tiếp theo của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a) Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa, tình trạng bên
ngoài của phương tiện chứa hàng; kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa theo
quy định;
b) Ký xác nhận
Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê Biên bản bàn giao, fax chuyển cho
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
II. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về
khu phi thuế quan:
1. Công việc
của Hải quan khu phi thuế quan:
a) Ghi vào Đơn
chuyển cửa khẩu: “Đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu … niêm phong hàng hóa và
làm thủ tục chuyển cửa khẩu theo quy định”.
b) Niêm phong hồ
sơ chuyển cửa khẩu, gồm: 01 Đơn chuyển cửa khẩu; 01 tờ khai hàng hóa nhập khẩu
(bản lưu người khai hải quan), giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải
quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu lô hàng;
c) Lưu 01 Đơn
cùng hồ sơ lô hàng;
d) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
đ) Phối hợp với
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời
gian đăng ký trên đơn đề nghị chuyển cửa khẩu mà hàng không về Khu phi thuế
quan.
2. Công việc
của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
a) Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chuyển cửa khẩu với lô hàng.
b) Niêm phong
hàng hóa (container hoặc phương tiện chứa hàng đáp ứng yêu cầu niêm phong);
trường hợp không thể niêm phong cả lô hàng thì niêm phong từng kiện hàng và ghi
cụ thể số lượng từng kiện hàng đã niêm phong vào Biên bản bàn giao.
c) Lập Biên bản
bàn giao: 02 bản;
d) Giao người
khai hải quan 01 tờ khai hải quan, 01 Biên bản bàn giao và hàng hóa để người
khai hải quan chuyển về khu phi thuế quan để làm thủ tục tiếp theo.
đ) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
e) Lưu 01 Đơn
chuyển cửa khẩu và 01 Biên bản bàn giao.
3. Công việc
tiếp theo của Hải quan khu phi thuế quan:
3.1. Đối với lô
hàng nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế và không phải lấy mẫu:
a) Nhiệm vụ của
Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan:
- Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa, tình trạng bên
ngoài của phương tiện chứa hàng; số hiệu container phương tiện vận tải (đối với
hàng hóa chứa trong phương tiện vận tải đảm bảo yêu cầu niêm phong hải quan)
đối chiếu với Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu do Chi cục Hải quan cửa
khẩu nhập lập.
- Ký xác nhận
Biên bản bàn giao và chuyển hồ sơ cho bộ phận làm thủ tục hải quan.
- Lập Biên bản
xử lý vi phạm để xử lý theo quy định (nếu hàng không phù hợp với Biên bản bàn
giao hàng chuyển cửa khẩu).
b) Nhiệm vụ bộ
phận làm thủ tục hải quan:
- Đóng dấu “Đã
làm thủ tục hải quan”, lập Bảng thống kê biên bản bàn giao, fax chuyển cho Chi
cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
- Xử lý các
vướng mắc, vi phạm có liên quan đến lô hàng (nếu có).
3.2. Đối với lô
hàng nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế và phải lấy mẫu:
- Tiếp nhận hồ
sơ lô hàng, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa, tình trạng bên ngoài của
phương tiện chứa hàng;
- Lập phiếu lấy mẫu;
- Cử công chức
đến địa điểm doanh nghiệp đăng ký để lấy mẫu;
- Đóng dấu “Đã
làm thủ tục hải quan” sau khi thực hiện xong việc lấy mẫu;
- Ký xác nhận
Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê biên bản bàn giao, fax chuyển cho
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
- Xử lý các
vướng mắc, vi phạm có liên quan đến lô hàng (nếu có).
3.3. Đối với lô
hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế:
Thực hiện theo
quy định tại tiết 2.3, điểm 2, khoản I, mục 2, phần II Quy trình này.
III. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan/CFS
do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quản lý (bao gồm cả kho ngoại quan/CFS nằm
trong ICD).
1. Đối với
hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan:
1.1. Công việc
của Hải quan quản lý kho ngoại quan:
Niêm phong hồ sơ
lô hàng gửi kho ngoại quan, gồm: 01 Đơn chuyển cửa khẩu, 01 tờ khai hàng hóa
nhập/xuất kho ngoại quan, vận tải đơn (trừ hàng hóa nhập khẩu qua đường bộ,
đường sông), giao chủ kho/chủ hàng chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.
1.2. Công việc
của Hải quan cửa khẩu nhập:
a) Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu;
b) Niêm phong
hàng hóa (container hoặc phương tiện chứa hàng đáp ứng yêu cầu niêm phong);
c) Lập Biên bản
bàn giao: 02 bản;
d) Giao chủ kho/chủ
hàng 01 tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan, 01 Biên bản bàn giao, vận
đơn và hàng hóa để chuyển về Kho ngoại quan;
đ) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
e) Lưu 01 Đơn
chuyển cửa khẩu và 01 Biên bản bàn giao.
1.3. Công việc
tiếp theo của Hải quan quản lý kho ngoại quan:
a) Tiếp nhận hồ
sơ lô hàng, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa, tình trạng bên ngoài của
phương tiện chứa hàng và làm thủ tục nhập kho theo quy định;
b) Ký xác nhận Biên
bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê biên bản bàn giao, fax chuyển cho Chi
cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
c) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
2. Đối với
hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS:
2.1. Công việc
của Hải quan quản lý CFS:
Niêm phong hồ sơ
lô hàng gửi CFS, gồm: 01 Đơn chuyển cửa khẩu, bảng kê danh mục hàng hóa nhập khẩu
đưa vào CFS (do chủ kho lập) theo mẫu
04/DMHNK/2011, vận tải đơn (trừ hàng hóa nhập khẩu qua đường bộ, đường
sông), giao chủ kho chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.
2.2. Công việc
của Hải quan cửa khẩu nhập:
a) Tiếp nhận hồ
sơ chuyển cửa khẩu:
b) Niêm phong
hàng hóa (container);
c) Lập Biên bản
bàn giao: 02 bản;
d) Giao chủ kho
01 tờ khai hải quan, 01 Biên bản bàn giao, vận đơn và hàng hóa để chuyển về
CFS;
đ) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
e) Lưu 01 Đơn
chuyển cửa khẩu và 01 Biên bản bàn giao.
2.3. Công việc
tiếp theo của Hải quan quản lý CFS:
a) Tiếp nhận hồ
sơ lô hàng, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và làm thủ tục nhập kho
theo quy định;
b) Ký xác nhận
Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê biên bản bàn giao, fax chuyển cho
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
c) Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
IV. Đối với lô hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục
Hải quan ngoài cửa khẩu, việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa
khẩu nhập thực hiện theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (áp dụng
đối với lô hàng nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành phải
kiểm tra thực tế tại cửa khẩu nhập và lô hàng nhập khẩu không thể niêm phong
hải quan để vận chuyển về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu):
1. Công việc
của Hải quan ngoài cửa khẩu:
1.1. Thực hiện
thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình (trừ việc kiểm tra thực
tế hàng hóa);
1.2. Niêm phong
hồ sơ chuyển cửa khẩu gồm: 01 Đơn chuyển cửa khẩu, 02 tờ khai hàng hóa nhập
khẩu, 01 bản kê chi tiết hàng hóa (nếu có), Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra; giao
người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập;
1.3. Theo dõi lô
hàng cho đến khi nhận được hồ sơ hải quan do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập
chuyển trả;
1.4. Xử lý vi
phạm đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu có sai lệch so với khai của người
khai hải quan nêu tại tiết 2.2.b,c,d dưới đây trên cơ sở hồ sơ hải quan
do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chuyển đến;
1.5. Cập nhật
vào sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2. Công việc
của Hải quan cửa khẩu nhập:
2.1. Tiếp nhận
hồ sơ chuyển cửa khẩu đã được niêm phong do người khai hải quan chuyển đến;
2.2. Kiểm tra
thực tế hàng hóa và lấy mẫu đối với trường hợp phải lấy mẫu theo quyết định của
Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ghi trên tờ khai hải quan, trên Lệnh hình thức,
mức độ kiểm tra; ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào Lệnh hình thức, mức
độ kiểm tra và 02 tờ khai hải quan; xử lý kết quả kiểm tra theo cách thức sau:
a) Trường hợp
kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai của người khai hải quan:
a1- Ký, đóng dấu
số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” (ô 38 trên tờ khai
hàng hóa nhập khẩu, mẫu HQ/2002-NK; và đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” trên
02 tờ khai hải quan; thông quan lô hàng; trả 01 tờ khai (bản lưu người khai hải
quan) cho người khai hải quan;
a2- Định kỳ thứ
3 hàng tuần chuyển trả Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu hồ sơ hải quan, gồm: 01 tờ
khai hải quan, Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và các giấy tờ kèm theo bằng thư
bảo đảm;
a3- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
a4- Lưu 01 Đơn
chuyển cửa khẩu;
b) Trường hợp
kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện một phần hàng hóa nhập khẩu không đúng so
với khai của người khai hải quan (trừ các trường hợp nêu tại điểm c, d dưới
đây):
b1- Lập Biên bản
vi phạm: 02 bản (01 bản gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, 01 bản giao người
khai hải quan), photocopy và lưu 01 bản từ liên “bản Hải quan lưu”;
b2- Ra quyết
định tạm giữ đối với số hàng vi phạm đối với trường hợp phải tạm giữ tang vật
theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
cho đến khi có quyết định xử lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
b3- Thông quan
lô hàng (phần được phép thông quan). Ghi rõ tên hàng, lượng hàng được phép
thông quan và ký, đóng dấu công chức vào ô 37 của cả 02 tờ khai hàng hóa nhập
khẩu (mẫu HQ/2002-NK);
b4- Niêm phong
hồ sơ lô hàng (cả biên bản vi phạm và quyết định tạm giữ), gửi bằng thư bảo đảm
ngay trong ngày cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để xử lý theo quy định đối
với số hàng hóa vi phạm.
b5- Phối hợp
thực hiện kết quả xử lý theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
c) Trường hợp
kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sự sai lệch so với khai của người khai hải
quan dẫn đến phải điều chỉnh số thuế phải nộp hoặc vi phạm chính sách mặt hàng
đối với toàn bộ lô hàng (trừ trường hợp nêu tại điểm d dưới đây):
c1- Lập Biên bản
vi phạm theo quy định: 02 bản (01 bản gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, 01
bản giao người khai hải quan), photocopy và lưu 01 bản từ liên “bản Hải quan
lưu”, ra quyết định tạm giữ lô hàng đối với trường hợp phải tạm giữ tang vật
theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c2- Niêm phong
hồ sơ lô hàng (cả biên bản vi phạm và quyết định tạm giữ lô hàng) gửi bằng thư
bảo đảm ngay trong ngày cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để tính lại thuế,
xử lý vi phạm theo quy định.
c3- Tạm giữ lô
hàng cho đến khi có kết quả xử lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
c4- Phối hợp
thực hiện kết quả xử lý theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
d) Trường hợp
kết quả kiểm tra thực tế phát hiện hàng hóa nhập khẩu là hàng cấm nhập khẩu,
chất thải nguy hại, hàng nhập khẩu có khả năng lây lan dịch bệnh và các trường
hợp khác theo quy định phải xử lý tại Hải quan cửa khẩu nhập:
d1- Lập Biên bản
vi phạm: 02 bản;
d2- Ra quyết
định tạm giữ lô hàng;
d3- Thông báo
bằng văn bản cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu tình hình và đề nghị gửi hồ
sơ, tài liệu liên quan đến lô hàng để Hải quan cửa khẩu nhập xử lý theo quy
định;
d4- Chuyển toàn
bộ hồ sơ, tài liệu (bản lưu hải quan), hồ sơ xử lý vi phạm (bản photocopy có
đóng dấu của Chi cục Hải quan cửa khẩu) ngay trong ngày cho Chi cục Hải quan
ngoài cửa khẩu; photocopy 01 bộ hồ sơ, tài liệu của lô hàng (có đóng dấu của
Chi cục) để lưu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.
d5- Cập nhật vào
sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Quá trình thực
hiện, yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với nhau để xử lý việc liên quan.
Nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo và đề xuất gửi
về Tổng cục Hải quan để được chỉ đạo giải quyết.
Mẫu 01/BTK-CCK/2011
ĐƠN
VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ BAN HÀNH VĂN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………./BBBG-ĐVBH
|
|
BẢNG THỐNG KÊ BIÊN BẢN BÀN GIAO
STT
|
SỐ,
NGÀY BIÊN BẢN BÀN GIAO
|
SỐ,
KÝ HIỆU, NGÀY TỜ KHAI HẢI QUAN
|
ĐƠN
VỊ HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC
|
TÌNH
TRẠNG HÀNG HÓA KHI NHẬN
|
GHI
CHÚ
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
CHI
CỤC HẢI QUAN NƠI LẬP
(ký, đóng dấu công chức)
|
* Ghi chú: Người
ký là Công chức do lãnh đạo Chi cục phân công.