Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Số hiệu 205/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/02/2016
Ngày có hiệu lực 01/02/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 205/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẢO LÂM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 phải phù hợp với quy hoạch tng th phát trin kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch tổng thể vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Lâm đồng đến năm 2020.

2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; tập trung phát triển công nghiệp và chế biến khoáng sản, chế biến bảo quản nông lâm sản, điện năng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ phụ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các loại hình doanh nghiệp phát triển.

3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực tại chỗ kết hợp với thu hút lao động từ bên ngoài. Phát triển sản xuất trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống để sớm thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và chủ động trong mọi tình huống.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng huyện Bảo Lâm trở thành một trong bốn địa bàn trọng đim của tỉnh, liên kết với thành phố Bảo Lộc, nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đk R’Lấp, tỉnh Đk Nông) hình thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh và khu vực Tây Nguyên; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng các đô thị Lộc Thắng và Lộc An là đô thị vệ tinh của Thành phố Bảo Lộc; phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường và củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đi khí hậu.

2. Mc tiêu cthể

a) Về phát triển kinh tế

- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 15.323 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 6.173 tỷ đng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 5.473 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 3.677 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,74%; năm 2025 đạt 25.306 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 8.077 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9.384 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 7.845 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10,55%.

- Giá trị sản xuất (theo giá thực tế) năm 2020 đạt 21.535 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 8.679 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9.579 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 3.277 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,49%; năm 2025 đạt 36.795 tỷ đồng (trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 11.278 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 17.735 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 7.782 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2021-2025 đạt 11,31%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản.

- Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân năm từ 11,5 - 12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân năm tăng từ 12,5 - 13%. Giai đoạn 2020 - 2025, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân năm từ 12 - 13%; trong đó, thu thuế, phí bình quân năm tăng từ 13 - 13,5%.

- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt trên 46.000 tỷ đồng; trong đó, thời kỳ 2015 - 2020 khoảng 18.000 tỷ đồng, thời kỳ 2020 - 2025 đạt trên 28.000 tỷ đồng.

b) Về phát triển xã hội

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,25%, tỷ lệ tăng dân số trung bình 1,45% (tăng cơ học 0,2%) vào năm 2020, quy mô dân số đến năm 2020 đạt 127.080 người. Năm 2025, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12%, tăng dân số trung bình là 1,25% (tăng cơ học 0,23%), quy mô dân số là 135.890 người.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp tăng dần lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 58,4%, lao động phi nông nghiệp là 41,6%; đến năm 2025, lao động nông nghiệp chiếm 42%, phi nông nghiệp là 58%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 65 - 70% (trong đó, đào tạo nghề 55%) và năm 2025 đạt 70% trở lên. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 1.500 - 2.000 lao động.

[...]