ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2046/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày 30 tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỪA
CÁCH LY, VỪA SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số
1888/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập
Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn tỉnh;
Căn
cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống
Covid-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm
dịch Covid-19 tại nới làm việc và ký túc xá cho người lao động;
Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT, ngày
05/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch
khi có trường hợp mắc Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp;
Căn cứ Công văn số 5522/BYT-MT, ngày
12/7/2021 của Bộ Y tế về việc mẫu kế hoạch PCD Covid-19 cho cơ sở sản xuất kinh
doanh và mẫu cam kết PCD tại khu nhà trọ cho người lao động;
Căn cứ Hướng dẫn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM, ngày
14/7/2021 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
Theo đề nghị của Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
208/TTr-SLĐTBXH, ngày 29/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Hướng dẫn tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Long, Thủ trưởng các sở, ban ngành
đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố triển khai thực hiện Hướng dẫn
này đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc
Công an tỉnh; Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Long; Trưởng Ban chỉ đạo
Phòng, chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã và thành phố và các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- LĐ VP. UBND tỉnh
- Phòng KT-NV;
- Lưu: VT.5.11.05.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỪA CÁCH LY, VỪA SẢN
XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2046/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Hướng dẫn số
2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM, ngày 14/7/2021 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam về việc hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện
an toàn.
Căn cứ tình hình thực tế trên
địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Hướng dẫn tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích: Đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo môi trường làm
việc an toàn cho người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
Các doanh nghiệp được bố
trí phương án vừa cách ly, vừa sản xuất tại doanh nghiệp trong thời
điểm nâng cao việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và ổn định thì không thực hiện
phương án làm việc này.
Việc bố trí làm việc, nơi ở tập
trung tại doanh nghiệp (hoặc ngoài doanh nghiệp) phải đáp ứng được các yêu cầu
phòng, chống dịch, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
II. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng
a. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp).
b. Đoàn viên Công đoàn, người lao
động (Người Việt Nam và nước ngoài).
2. Phạm vi áp dụng: trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
III. NGUYÊN TẮC
CHUNG
1. Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh
doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự được an toàn.
2. Làm tốt công tác tuyên truyền,
vận động; kịp thời, công khai thông tin; tăng cường các khuyến cáo, cảnh báo;
người sử dụng lao động và người lao động (hoặc tổ chức công đoàn) bàn bạc, thống
nhất phương án phù hợp với tình hình doanh nghiệp và yêu cầu của chính quyền địa
phương (trừ trường hợp cấp thiết).
3. Đề cao tính tự giác, ý thức chấp
hành của người sử dụng lao động và người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm.
4. Tuân thủ đầy đủ các qui định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và địa phương; thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ
ngành có liên quan và chính quyền địa phương.
IV. NỘI DUNG
1. Điều kiện
an toàn để sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp
a. Về nguy cơ lây nhiễm Covid-19: ở mức nguy cơ thấp trở xuống (<30%) theo Quyết định số
2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
b. Đã thực hiện ký cam kết đảm bảo
thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19; có kế hoạch phòng, chống Covid-19 và các
phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19 theo
Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế (mẫu Kế hoạch theo Công văn số 5522/BYT-MT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế).
c. Không sử dụng người lao động
đang thuộc diện cách ly y tế.
d. Trường hợp bố trí người lao động
lưu trú tập trung tại doanh nghiệp: thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền; phải bố trí khu vực lưu trú tập trung và khu vực làm việc
riêng biệt.
đ. Trường hợp bố trí người lao động
lưu trú tập trung ngoài doanh nghiệp theo phương án 3 tại chỗ: Bảo đảm phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến
nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định
số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và đảm bảo rút ngắn tối đa
quãng đường, tối thiểu cung đường vận chyển người lao động với phương châm 01
cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc.
e. Người lao động phải có kết quả
xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoV-2 (thực hiện xét nghiệm RT-PCR
theo hình thức mẫu gộp) trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và
không đi khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt
động.
g. Tuân thủ các quy định, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh
môi trường.
2. Điều kiện
đối với người lao động
a. Địa phương đang thực hiện giãn
cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở
và nơi làm việc, người lao động được phép đi làm nhưng bắt
buộc thực hiện xét nghiệm RT-PCR theo hình thức mẫu gộp có kết quả xét nghiệm
âm tính với vi rút Sars-CoV-2.
b. Địa phương đang thực hiện
giãn cách mà cần phải bố trí người lao động lưu trú tập trung tại doanh nghiệp để
phòng dịch hoặc nơi lưu trú tập trung do doanh nghiệp tổ chức thì
người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi vào nơi lưu trú tập
trung.
3. Đối với người
sử dụng lao động
a. Doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ
(sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ) theo phương án giãn cách, chia
ca đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động
theo quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021
của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe cho người lao động.
b. Thực hiện đầy đủ chính sách hỗ
trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động
ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động và các chính sách khác theo Nghị quyết số
68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách của địa phương quy định và các quy định pháp luật hiện hành; chăm lo
đảm bảo trước hết, trên hết quyền lợi và an toàn cho người lao động.
c. Chủ động tuyên truyền, phổ biến
đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch, các chính sách hỗ
trợ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
chính quyền địa phương cho người lao động, không để tình trạng hoảng loạn, mất
trật tự, an toàn, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng gây bất ổn trong
doanh nghiệp.
d. Phối hợp với các cơ sở y tế đủ
năng lực, đảm bảo tổ chức thực hiện xét nghiệm RT-PCR theo hình thức mẫu gộp tối
thiểu 07 ngày/01 lần cho toàn bộ người lao động có mặt tại doanh nghiệp.
đ. Lập danh sách thông tin người
lao động theo mẫu và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần, cập nhật kết quả xét
nghiệm trước 15 giờ hàng ngày (nếu có) và báo cáo cơ quan có thẩm
quyền (chính quyền xã và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp; báo cáo Ban Quản
lý các Khu công nghiệp tỉnh đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
trong khu công nghiệp) theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Đối với doanh nghiệp
a. Thực hiện nghiêm các quy
định của chính quyền địa phương để vừa cách ly, vừa sản xuất đảm
bảo an toàn. Xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch theo yêu cầu tại
các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020
của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Quyết
định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định khác có liên quan.
b. Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch
bệnh Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao
động theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch Covid-19 và báo cáo cơ quan có thẩm quyền
theo quy định.
c. Lập hồ sơ xin phép thực hiện vừa
cách ly, vừa sản xuất kinh doanh (theo danh mục hồ sơ kèm theo) gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp) hoặc Ban quản lý
các Khu công nghiệp tỉnh (đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong
khu công nghiệp) để thẩm định, gửi Sở Y tế
xem xét, phê duyệt.
2. Đối với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
a. Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, ban ngành triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc Nghị
quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại
doanh nghiệp.
b. Phối hợp với các sở, ban,
ngành, đặc biệt là Ban quản lý các Khu công nghiệp hướng dẫn,
phổ biến và kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,
Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống
dịch Covid-19, Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định khác có liên quan.
c. Phối hợp các cơ quan liên quan
kiểm tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với doanh nghiệp tập trung nhiều
lao động và thực hiện bố trí cho lao động ăn, nghỉ tại nơi làm việc.
d. Báo cáo tình hình thực hiện
hàng tháng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ. Thẩm định hồ sơ xin phép thực
hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh, gửi Sở Y tế xem xét, phê duyệt.
3. Đối với Liên đoàn lao động tỉnh
a. Chỉ đạo công đoàn các cấp tăng
cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Hướng dẫn đến các cấp công đoàn, đoàn
viên và người lao động để nghiêm túc thực hiện; tham gia phổ biến, phối hợp kiểm
tra và giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính
phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Giao công đoàn cơ sở triển khai
và giám sát người sử dụng lao động tổ chức thực hiện hướng dẫn tại doanh nghiệp;
vận động người lao động tuân thủ các qui định, biện pháp phòng, chống dịch của
chính quyền và doanh nghiệp.
Đối với những nơi chưa có tổ chức
công đoàn, công đoàn cấp trên cơ sở vận động, tuyên truyền người lao động thực
hiện và khuyến nghị người sử dụng lao động triển khai thực hiện hướng dẫn này.
4. Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Hướng dẫn này đối với doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp. Đồng thời, chịu trách
nhiệm thẩm định hồ sơ xin phép thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (trong khu công nghiệp), gửi Sở Y tế
xem xét, phê duyệt.
5. Sở Y tế
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai
thực hiện Hướng dẫn này.
- Trên cơ sở rà soát của Ban Quản lý các Khu
công nghiệp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thẩm định, phê
duyệt Phương án vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh.
6. Đối với Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Liên đoàn Lao động cấp huyện
và Công đoàn Khu công nghiệp
a. Tăng cường phối hợp thực hiện
hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, quy
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
b. Phối hợp trong công tác kiểm
tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung nhiều lao động và thực hiện bố trí
ăn nghỉ tại nơi làm việc.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội (qua Phòng Lao động - Việc
làm); Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Long (qua Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ
lao động) để tổng hợp, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo phòng,
chống dịch Covid-19 tỉnh Vĩnh Long xem xét, giải quyết./.