Quyết định 20/2013/QĐ-UBND ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020

Số hiệu 20/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/06/2013
Ngày có hiệu lực 04/07/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Mạnh Hà
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2013/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CƠ CHẾ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại công văn số 1345/STC-QHPX ngày 06 tháng 02 năm 2013 và công văn số 4285/STC-QHPX ngày 20 tháng 5 năm 2013 về mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; ý kiến của Sở Tư pháp tại công văn số 1953/STP-VB ngày 04 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định các nội dung về cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ cho các hoạt động: công tác quy hoạch; xây dựng mới, sửa chữa trụ sở Ủy ban nhân dân xã; công tác đào tạo kiến thức nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn ấp, cán bộ hợp tác xã; xây dựng mới trường học đạt chuẩn; Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn.

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho các hoạt động: xây dựng đường giao thông nông thôn; xây dựng nhà văn hóa xã, ấp, công trình thể thao ấp; công trình cấp, thoát nước khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; xây dựng hạ tầng khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

Điều 3. Xây dựng đường giao thông nông thôn

Nguyên tắc đầu tư theo quy mô quy định tại Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Trường hợp hiện trạng đường giao thông lớn hơn quy mô theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT thì đầu tư theo hiện trạng. Ưu tiên đầu tư khi người dân đồng ý hiến toàn bộ đất, huy động bằng ngày công lao động, tiền.

1. Đối với đường giao thông trục chính của xã

a) Tập trung đầu tư đường giao thông trục chính của xã kết nối giao thông với khu vực (kết nối huyện - thành phố - tỉnh thành khác) tạo thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu hút đầu tư trong cộng đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư gồm ngân sách nhà nước, huy động vốn từ doanh nghiệp hưởng lợi (nếu có) và vốn dân tham gia (gồm dân hiến đất toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng).

Trường hợp đầu tư theo hiện trạng, ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ 100% giá trị công trình.

2. Đối với đường giao thông trục ấp, trục tổ

a) Đầu tư theo hiện trạng: ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư toàn bộ.

b) Đầu tư mở rộng: nguồn vốn đầu tư gồm ngân sách nhà nước, vốn huy động từ doanh nghiệp hưởng lợi (nếu có) và vốn dân tham gia (gồm dân hiến đất toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng).

Chỉ hỗ trợ, đền bù về đất và vật kiến trúc cho hộ dân đầu hẻm bị ảnh hưởng lớn khi mở rộng đường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ đối với công trình nhà nước và nhân dân cùng làm.

3. Đối với đường giao thông hẻm, tổ

a) Các xã trung bình, khá có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15% (hộ có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm tại thời điểm thẩm định đề án, có ý kiến xác nhận của Ban Chỉ đạo Giảm nghèo - Tăng hộ khá thành phố):

[...]