QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ, PHÍ DỰ THI, DỰ TUYỂN TẠI
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP
ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí
và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm
2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thu, sử dụng học phí ở các
cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC
ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về quản lý tiền phí, lệ phí thuộc
ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
28/2003/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính - Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu, sử dụng phí dự thi, dự tuyển vào các
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số
69/2005/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Tài chính - Bộ
Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số
28/2003/TTLT-BTC-BGD&ĐT;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2007/NQ-HĐND
ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng quy định mức thu
học phí, phí dự thi, dự tuyển tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
Đào tạo tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức thu học phí,
phí dự thi, dự tuyển tại các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Sóc Trăng quản lý; cụ thể
như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG: người học tại các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc tỉnh
Sóc Trăng quản lý.
II. MỨC THU HỌC PHÍ:
1. Trường công lập:
1.1. Trường trên địa bàn thành phố Sóc
Trăng:
- Nhà trẻ bán trú: 40.000 đồng/trẻ/tháng;
- Nhà trẻ ngoại trú: 20.000 đồng/trẻ/tháng;
- Mẫu giáo bán trú: 30.000 đồng/trẻ/tháng;
- Mẫu giáo ngoại trú: 20.000 đồng/trẻ/tháng;
- Trung học cơ sở: 10.000 đồng/học
sinh/tháng;
- Trung học phổ thông: 30.000 đồng/học
sinh/tháng.
1.2. Trường trên địa bàn huyện:
- Nhà trẻ bán trú: 25.000 đồng/trẻ/tháng;
- Nhà trẻ ngoại trú: 15.000 đồng/trẻ/tháng;
- Mẫu giáo bán trú:
25.000 đồng/trẻ/tháng;
- Mẫu giáo ngoại trú: 15.000 đồng/trẻ/tháng;
- Trung học cơ sở: 8.000 đồng/học
sinh/tháng;
- Trung học phổ thông:
+ Trường tại thị trấn: 20.000 đồng/học
sinh/tháng;
+ Các trường còn lại: 15.000 đồng/học
sinh/tháng.
2. Trường, lớp bán
công: thực hiện mức thu của trường tư thục nếu chuyển đổi thành trường tư thục;
nếu chưa chuyển đổi thì thực hiện mức thu của trường công lập theo địa bàn.
3. Trường ngoài công lập:
được quyền xây dựng mức thu theo thỏa thuận giữa nhà trường với gia đình học
sinh.
4. Lớp bổ túc văn hóa:
4.1. Tại thành phố Sóc Trăng:
- Bổ túc trung học cơ sở: 50.000 đồng/học
viên/tháng;
- Bổ túc trung học phổ thông: 80.000 đồng/học
viên/tháng.
4.2. Tại huyện:
- Bổ túc trung học cơ sở: 40.000 đồng/học
viên/tháng;
- Bổ túc trung học phổ thông: 50.000 đồng/học
viên/tháng.
5. Lớp dạy nghề cho học sinh phổ thông:
45.000 đồng/học sinh/năm học.
6. Các lớp dạy nghề và
trường trung cấp công lập:
- Lớp ngoại ngữ trình độ A (450 tiết):
600.000 đồng/học viên/khóa;
- Lớp ngoại ngữ trình độ B (450 tiết):
600.000 đồng/học viên/khóa;
- Lớp ngoại ngữ trình độ C (450 tiết):
600.000 đồng/học viên/khóa;
- Lớp tin học
trình độ A (130 tiết): 400.000 đồng/học viên/khóa;
- Lớp tin học
trình độ B (150 tiết): 450.000 đồng/học viên/khóa;
- Lớp tin học
trình độ C (200 tiết): 600.000 đồng/học viên/khóa;
- Lớp sơ cấp về
y tế: 150.000 đồng/học viên/tháng;
- Lớp trung cấp về y tế: 180.000 đồng/học viên/tháng;
- Lớp sơ cấp tại
chức về văn hóa nghệ thuật: 200.000 đồng/học viên/tháng;
- Lớp trung cấp tại chức về văn hóa nghệ thuật: 250.000 đồng/học
viên/tháng;
- Lớp dạy nghề:
+ Ngắn hạn (dưới 01 năm): 180.000 đồng/học viên/tháng;
+ Dài hạn (từ
01 năm trở lên): 50.000 đồng/học viên/tháng.
III. MỨC
THU PHÍ DỰ THI, DỰ TUYỂN:
1. Phí dự thi
nghề phổ thông: 15.000 đồng/học sinh/lần thi.
2. Phí dự tuyển:
- Vào trung học
cơ sở: không thu.
- Vào trung học
phổ thông: 15.000 đồng/học sinh/lần dự tuyển.
3. Phí dự thi
tốt nghiệp phổ thông:
- Trung học cơ
sở: 5.000 đồng/học sinh/lần dự thi;
- Trung học phổ
thông: 20.000 đồng/học sinh/lần dự thi.
4. Phí dự kiểm
tra, xác định trình độ văn hóa cho các đối tượng có yêu cầu để tiếp tục học ở
các lớp bổ túc văn hóa:
- Trung học cơ
sở: 40.000 đồng/học viên/lần kiểm tra;
- Trung học phổ
thông: 50.000 đồng/học viên/lần kiểm tra.
5. Phí dự thi
vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng do tỉnh quản lý (phí đăng ký dự
thi, dự thi văn hóa, dự thi năng khiếu): thực hiện theo quy định của Liên Bộ
Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Phí dự thi
vào các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề công lập do tỉnh quản lý:
6.1. Thí sinh
thuộc diện xét tuyển, tuyển thẳng: 20.000 đồng/hồ sơ.
6.2. Thí sinh
đăng ký dự thi, sơ tuyển và dự thi:
- Đăng ký dự
thi: 40.000 đồng/hồ sơ;
- Sơ tuyển (nếu
có tổ chức sơ tuyển): 20.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Dự thi văn
hóa: 20.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
IV.QUỸ XÂY
DỰNG TRƯỜNG: không thu.
Điều 2: Miễn, giảm học phí:
1. Miễn học
phí cho đối tượng đang theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập như
sau:
- Học sinh
đang học tại các trường tiểu học công lập;
- Học sinh,
sinh viên là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh;
- Học sinh,
sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con của người hưởng chính sách như
thương binh, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con
Anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng (đang hưởng trợ cấp
thường xuyên hàng tháng), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng
01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm 1945;
- Học sinh,
sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ
21% trở lên do tàn tật và được Hội đồng giám định y khoa xác nhận;
- Học sinh,
sinh viên hệ chính quy ngành sư phạm, vào học có hợp đồng cam kết sau khi tốt
nghiệp sẽ phục vụ ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng;
- Học sinh,
sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;
- Học sinh học
tại các trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường khuyết
tật;
- Học sinh,
sinh viên có cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng thuộc diện hộ nghèo theo quy định của
nhà nước;
- Học sinh,
sinh viên là người dân tộc Khmer ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn.
2. Giảm 50% học
phí cho các đối tượng đang theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập như
sau:
Học sinh, sinh
viên là con của cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động
được hưởng trợ cấp thường xuyên.
3. Miễn, giảm
học phí cho đối tượng theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập:
thực hiện theo Thông tư liên tịch số 23/2001/TTLT-BTC-BLĐTB&XH, ngày 06
tháng 4 năm 2001 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc
diện chính sách đang học tại các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập.
Điều 3. Quản lý, sử dụng học phí, phí dự thi, dự tuyển:
1. Biên lai
thu học phí, phí dự thi, dự tuyển: do ngành thuế phát hành.
2. Quản lý, sử dụng học phí:
2.1. Quản lý,
sử dụng học phí tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập được thực hiện theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD-BTC, ngày 31 tháng 8 năm 1998 của
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi, quản
lý học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân và Thông tư liên tịch số 38/2001/TTLT-BGDĐT-BTC, ngày 22 tháng 8 năm 2001
hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&BTC, ngày 31 tháng
8 năm 1998 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
thu, chi, quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân.
2.2. Quản lý,
sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập thực hiện theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BLĐTB&XH, ngày
23 tháng 5 năm 2000 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với đơn vị ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
3. Quản lý, sử
dụng phí dự thi, dự tuyển: thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính -
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu, sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ
phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân; Thông tư liên tịch số 71/2004/TTLT/BTC-BGD&ĐT, ngày 14 tháng 7 năm
2004 sửa đổi Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT; Thông tư số
63/2003/TT-BTC, ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu,
sử dụng phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở dạy nghề công lập và bán công.
Điều 4.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 8 năm
2007 và thay thế Quyết định số 77/2004/QĐ.UBNDT, ngày 30 tháng 8 năm 2004 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
2. Nghiêm cấm
cơ sở giáo dục đào tạo, địa phương tự đặt ra các khoản thu khác ngoài những khoản
thu được quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
3. Đối với các
lớp đại học, trung học chuyên nghiệp do các trường thuộc trung ương mở trên địa
bàn tỉnh: mức thu thực hiện theo quy định của nhà trường, phần chi phí phát
sinh thêm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cở sở đề nghị của Sở
tài chính và Sở ngành chức năng.
4. Đối với các
lớp chuyên đề, củng cố, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn tổ chức
theo yêu cầu của các đơn vị; các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do các cơ
quan, đơn vị không phải là cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức: mức thu do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính và Sở ngành chức
năng.
Điều 5. Giao Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo,
Cục Thuế tỉnh hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện Quyết định này.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban
ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân trong tỉnh căn cứ Quyết định thi hành.