Quyết định 1997/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1997/QĐ-TTg
Ngày ban hành 13/11/2015
Ngày có hiệu lực 13/11/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1997/QĐ-TTg

Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG CHÌ KẼM ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Chiến lược khoáng sản và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, củng cố công tác quốc phòng, an ninh và phải hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng khai thác, chế biến quặng chì kẽm.

- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các nguồn tài nguyên khác.

- Các dự án khai thác, chế biến quặng chì kẽm phải áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với các cơ sở, dự án luyện kim chì, kẽm.

- Hạn chế, tiến tới chấm dứt các dự án khai thác, tuyển và chế biến sâu quặng chì kẽm quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên, tiêu thụ năng lượng cao và gây ô nhiễm môi trường để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo yêu cầu về môi trường, sở hữu nhiều mỏ để chế biến sâu quặng chì kẽm ổn định, lâu dài.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển bền vững thăm dò, khai thác, chế biến quặng chì kẽm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu khoáng của nền kinh tế và gắn với các nhà máy hiện có, dự án luyện kim chì, kẽm; không xuất khẩu quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm và bột oxyt kẽm.

b) Mục tiêu cụ thể

- Thăm dò:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Phấn đấu đạt khoảng 1.161 nghìn tấn chì kẽm trữ lượng cấp 121 và 122.

+ Giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu đạt khoảng 520 - 620 nghìn tấn chì kẽm trữ lượng cấp 121 và 122.

- Khai thác, chế biến (tuyển):

+ Giai đoạn đến năm 2020: Sản lượng khai thác, tuyển quặng đạt khoảng 16,6 nghìn tấn chì và 24,5 nghìn tấn kẽm (quy đổi từ quặng tinh chì, kẽm). Sản lượng quặng oxyt nguyên khai hàm lượng Zn ³ 15% duy trì khoảng 1,5 nghìn tấn kẽm/năm.

+ Giai đoạn 2021-2030: Tăng dần và duy trì sản lượng khai thác và tuyển quặng hàng năm đạt khoảng 24 nghìn tấn chì và 30 - 32 nghìn tấn kẽm.

- Sản xuất bột oxyt kẽm: Phấn đấu duy trì sản lượng bột oxyt kẽm nguyên liệu (có hàm lượng Zn là 60,2%) đạt khoảng 1,9 nghìn tấn bột/năm.

3. Định hướng phát triển

- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, đánh giá và thăm dò các khu vực quặng chì kẽm có triển vọng tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên, đặc biệt ở các vùng có tiềm năng khoáng sản chì kẽm phân bố ở phần sâu như Chợ Điền, Bắc Kạn và Lang Hít, Thái Nguyên.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ tuyển quặng chì kẽm và luyện bột oxyt kẽm tiên tiến nhằm sử dụng tiết kiệm, tổng hợp và có hiệu quả các loại quặng chì kẽm, nhất là quặng oxyt có hàm lượng kẽm trên dưới 10%.

- Nghiên cứu thị trường thế giới để nhập khẩu quặng oxyt giàu kẽm nói riêng, quặng nguyên khai, quặng tinh chì, kẽm nói chung, phục vụ luyện bột oxyt kẽm, luyện kim chì, kẽm trong nước sau năm 2020.

[...]