ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1981/QĐ-UBND
|
Hậu Giang, ngày
19 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN TẠM THỜI “THÍCH ỨNG AN
TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
CHỦ TỊCH UBND TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời
"Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Căn cứ Quyết định số
4800/QĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng
dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng
10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế và ý kiến thống nhất của Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19
tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định hướng dẫn tạm
thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ 17 giờ ngày 19 tháng
10 năm 2021 đến khi có Quyết định tiếp theo.
Điều 3.
Trách nhiệm thực hiện:
1. Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành
phố theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch “Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Quyết định này.
2. Giám đốc Sở Y tế chủ
trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế về
đánh giá, xác định cấp độ dịch và diễn biến tình hình dịch trên địa bàn định kỳ
hàng tuần hoặc đột xuất tham mưu cho Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh
công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các xã, phường, thị trấn và vùng cách ly y tế
(phong tỏa) trên địa bàn Tỉnh trên Cổng thông tin điều hành COVID-19 tỉnh Hậu
Giang và Cổng thông tin điện tử của UBND các cấp để áp dụng các biện pháp hành
chính tương ứng.
3. Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông chủ trì việc triển khai sử dụng có hiệu quả các ứng dụng công
nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; thường xuyên cập nhật cấp độ dịch tại các
địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) trên địa bàn Tỉnh và các biện pháp áp
dụng tương ứng trên Cổng thông tin điều hành COVID-19 tỉnh Hậu Giang
(https://covid-19.haugiang.gov.vn/).
Điều 3.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, mặt trận tổ quốc,
đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ PC dịch COVID-19 tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Cơ quan báo, đài;
- Lưu: VT, NCTH.
|
CHỦ TỊCH
Đồng Văn Thanh
|
QUY ĐỊNH
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT
HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang)
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG ÁP DỤNG TRÊN TOÀN TỈNH
1. Quán triệt và thực hiện
nghiêm mục tiêu, quan điểm của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP
ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
2. Yêu cầu mọi người dân
thực hiện nghiêm quy định “5K” (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung,
Khai báo y tế); sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai
báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông
minh); người có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác,
khó thở... phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xét nghiệm và hướng dẫn
chăm sóc sức khỏe.
3. Các tổ chức, cơ quan
và doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin
người ra/vào tại các địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng,
các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR.
4. Chính quyền cơ sở tiếp
tục củng cố và phát huy vai trò của các Tổ COVID-19 cộng đồng, tích cực tham
gia cùng các lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch; phát huy vai trò của
người dân tham gia giám sát nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp người có
nguy cơ nhiễm COVID-19 (như: người về từ vùng dịch, không khai báo y tế; người
có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...
nhưng không đến cơ sở y tế để được khám và điều trị).
5. Các quy định chung về
giám sát dịch chủ động góp phần kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn:
a) Người dân trong khu vực đang
thiết lập vùng cách ly y tế (phong tỏa) hoặc địa bàn dịch cấp 4 trong Tỉnh
không di chuyển khỏi nơi cư trú, hạn chế tiếp xúc, thực hiện nghiêm quy định
“5K”.
b) Người dân trong khu vực được
đánh giá dịch cấp 1, 2, 3 không di chuyển đến các địa phương đang có dịch cấp 4
hoặc khu vực đang thiết lập vùng cách ly y tế (trong và ngoài Tỉnh).
c) Người từ địa bàn cấp 1, 2, 3
được đi lại qua các địa bàn trong tỉnh (trừ khu vực phong tỏa và địa bàn đang
có dịch cấp 4); chú ý thực hiện quy định 5K và các biện pháp phòng, chống dịch
của Tỉnh.
d) Trường hợp người dân Hậu
Giang đi ra ngoài tỉnh trở về hoặc người từ ngoài Tỉnh vào Hậu Giang không thực
hiện cấp giấy đi đường, nhưng cần thực hiện nghiêm quy định “5K”; khi vào Hậu
Giang phải thực hiện khai báo y tế tại cơ sở y tế nơi đến để được hướng dẫn thực
hiện các biện pháp giám sát phòng, chống dịch theo từng nhóm đối tượng, cụ thể:
- Đối với những người khỏi bệnh
COVID-191: tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi
lưu trú; luôn thực hiện quy định “5K”; hạn chế tiếp xúc; khi có dấu hiệu sốt,
ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... phải liên hệ ngay với
cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe.
- Đối với những người đã
tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-192: tự theo
dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú; luôn thực hiện quy định “5K”, hạn chế tiếp
xúc; thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên ngày thứ nhất tại cơ sở y tế
khi vào Hậu Giang (trừ trường hợp test còn giá trị trong 72 giờ). Riêng trường
hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện theo phương án
phòng, chống dịch tại các cơ quan, doanh nghiệp được phê duyệt.
- Đối với những người chưa
tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-193: thực hiện
theo dõi sức khỏe tại nơi cách ly tập trung trong 07 ngày kể từ ngày đến/về địa
phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày tiếp
theo, luôn thực hiện quy định“5K”, hạn chế tiếp xúc; thực hiện xét nghiệm
SARS-CoV-2 ba lần vào ngày thứ 01, ngày thứ 07 (trước khi kết thúc cách ly tập
trung) và ngày thứ 14 (trước khi kết thúc theo dõi sức khỏe tại nhà). Trường hợp
có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ chuyển đến cơ sở cách ly điều
trị theo quy định.
- Đối với những người chưa
tiêm vắc xin phòng COVID-19: thực hiện cách ly tập trung 14 ngày kể từ ngày
đến/về địa phương và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo;
luôn thực hiện quy định“5K”; hạn chế tiếp xúc; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2
04 lần vào ngày thứ 01, ngày thứ 05, ngày thứ 10 và ngày thứ 14. Trường hợp có
kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ chuyển đến cơ sở cách ly điều
trị theo quy định.
- Đối với các các nhà đầu
tư, chuyên gia, những người tham gia thực hiện các công trình, dự án đầu tư
trên địa bàn Tỉnh vào Hậu Giang làm việc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng
COVID-19; trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin bắt buộc phải thực
hiện xét nghiệm test nhanh ngay khi đến Hậu Giang; luôn thực hiện quy định
“5K”; đơn vị tiếp nhận làm việc với những trường hợp này phải đảm bảo các biện
pháp phòng, chống dịch theo quy định.
- Những người đã tiêm đủ liều
vắc xin phòng COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài: khi vào Hậu
Giang thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận
khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng
dẫn của Bộ Ngoại giao.
đ) Các chốt kiểm soát
phòng chống dịch khu vực cửa ngõ ra, vào Tỉnh tiếp tục được duy trì nhằm kiểm
soát người và phương tiện di chuyển từ các địa bàn có dịch vào tỉnh Hậu Giang (kiểm
soát chứng nhận tiêm vắc xin hoặc giấy xác nhận của cơ quan, địa phương) và
hướng dẫn phòng, chống dịch theo quy định.
II. PHÂN LOẠI
ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH
1. Phân loại cấp độ dịch:
Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường
mới) tương ứng với màu xanh.
Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương
ứng với màu vàng.
Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với
màu cam.
Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng
với màu đỏ.
2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch
a) Cấp tỉnh sẽ tổ chức đánh giá
cấp độ dịch quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá theo tuần hoặc đột xuất, đề xuất
các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả, phù hợp và thống nhất
chung trên toàn Tỉnh.
b) UBND huyện, thị xã, thành phố
tổ chức đánh giá cấp độ dịch quy mô địa bàn ấp, khu vực để chủ động đề xuất các
biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả trên địa bàn quản lý.
3. Tiêu chí và yêu cầu đánh
giá cấp độ dịch
a) Tiêu chí đánh giá cấp
độ dịch
- Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới
tại cộng đồng/số dân/thời gian.
- Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc
xin phòng COVID-19.
- Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng
thu dung, điều trị của các tuyến.
b) Yêu cầu với các tiêu
chí
TT
|
Tiêu chí đánh giá
|
Yêu cầu, biện pháp đánh giá
|
1
|
Tiêu chí 1: số ca mắc mới
tại cộng đồng/100.000 người/tuần.
|
- Cách tính: Số ca mắc mới tại
cộng đồng*/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + số ca mắc mới
của tuần trước)/(2 x Dân số trên địa bàn)] x 100.000.
* Ca mắc mới tại cộng đồng
không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung.
- Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000
người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn
của Tổ chức Y tế thế giới:
+ Mức 1: từ 0 - < 20 ca;
+ Mức 2: từ 20 - < 50 ca;
+ Mức 3: từ 50 - <150 ca;
+ Mức 4: > 150 ca.
Tùy tình hình dịch bệnh UBND
tỉnh có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù
hợp.
|
2
|
Tiêu chí 2: Độ bao phủ
vắc xin.
|
- Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở
lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 phân theo 02 mức:
+ ≥ 70% người từ 18 tuổi trở
lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin;
+ < 70% người từ 18 tuổi
trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin).
- Tháng 10/2021, yêu cầu tối
thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được
tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
- Cách tính “tỷ lệ người từ
18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19”: Được tính
là số người được tiêm chủng trên tổng dân số cư trú trên địa bàn theo độ tuổi
x 100 (%).
|
3
|
Tiêu chí 3: Đảm bảo khả
năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
|
- Tỉnh có kế hoạch thiết lập
cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch
ở cấp độ 4*.
*Tiêu chí này áp dụng bắt
buộc ở cấp tỉnh; UBND Tỉnh phê duyệt kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều
trị COVID-19 và kế hoạch bảo đảm số giường ICU tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trực thuộc tỉnh theo quy định tại Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày
26/8/2021 của Bộ Y tế và Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế
(lưu ý: trong các kế hoạch phải xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện
có và kế hoạch bổ sung).
- Các huyện, thị xã, thành phố
có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại
cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị
trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra*.
*UBND cấp huyện phê duyệt
kế hoạch cung cấp ôxy y tế tại các trạm y tế xã để đáp ứng khi có dịch xảy
ra; kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày
21/8/2021 của Bộ Y tế và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng theo
Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế; có phương án thiết lập
trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ
sở sản xuất kinh doanh); được diễn tập, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết.
|
4. Phân loại và điều chỉnh cấp
độ dịch
a) Phân loại cấp độ dịch
Tiêu
chí 1*
Tiêu chí 2*
|
0 - < 20
|
20 - <50
|
50 - <150
|
> 150
|
≥ 70% người từ 18 tuổi trở
lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin
|
Cấp 1
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
< 70% người từ 18 tuổi trở
lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
b) Điều chỉnh thay đổi cấp độ
dịch
- Trường hợp không đạt được
Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.
- Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu
không đạt được yêu cầu: “Trong tháng 10/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ
65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Từ tháng 11 năm 2021,
yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng
COVID-19” (trừ địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).
- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y
tế về đánh giá, xác định cấp độ dịch và diễn biến tình hình dịch trên địa bàn
giao Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu Chủ tịch UBND
tỉnh quyết định chuyển đổi cấp độ dịch; trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì
phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp được
biết để có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
- Trường hợp có ổ dịch trên địa
bàn, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch) nhanh
nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể và triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã
hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ các quy định phòng, chống
dịch.
IV. BIỆN
PHÁP ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH
1. Đối với tổ chức, cơ quan,
doanh nghiệp
Biện pháp
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
1. Tổ chức hoạt động tập trung
trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.
|
|
|
|
|
1.1. Hoạt động trong
nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,…)
*100% người tham gia đã được
tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
|
Được hoạt động, không hạn chế số người
|
Hạn chế có điều kiện, ≤30 người (≤100 người*)
|
Hạn chế có điều kiện, ≤20 người (≤50 người*)
|
Không tổ chức
|
1.2. Hoạt động ngoài trời
* 100% người tham gia đã được
tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-191.
|
Được hoạt động, không hạn chế số người
|
Hạn chế có điều kiện, ≤45 người (≤100 người*)
|
Hạn chế có điều kiện, <30 người (≤50 người*)
|
Không tổ chức
|
2. Vận tải hành khách công
cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoạt động vận tải hành
khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch4.
|
Được hoạt động
|
Được hoạt động
|
Hoạt động hạn chế, có điều kiện: ≤ 50% công suất (có giãn cách trên
phương tiện)
|
Không hoạt động
|
3. Lưu thông, vận chuyển
hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh.
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
hoạt động vận chuyển hàng hóa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch5.
*Đối với Người vận chuyển
hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký (bao gồm nhân viên của
doanh nghiệp bưu chính): Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có thể quy định về số lượng tham gia lưu thông trong cùng một thời điểm.
|
Được hoạt động
|
Được hoạt động
|
Được hoạt động
|
Được hoạt động*
|
4. Sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ
|
|
|
|
|
4.1 Cơ sở sản, đơn vị
thi công các Dự án, công trình giao thông, xây dựng
*Có kế hoạch và chịu trách
nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; có phương
án xử trí khi có trường hợp mắc được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương phê
duyệt6.
Trong đó: Doanh nghiệp được sử
dụng người lao động trong tỉnh, đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 được di chuyển
nội tỉnh để đi làm hàng ngày (trừ địa bàn đang có dịch cấp 3, 4). Trường hợp
người lao động từ ngoài tỉnh vào phải tiêm đủ liều vắc xin đã qua 14 ngày;
trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin thì áp dụng biện pháp
cách ly, xét nghiệm theo hướng dẫn tại phần I Quy định này.
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
4.2. Cơ sở kinh doanh dịch
vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối trừ
các cơ sở quy định tại Điểm 4.3, 4.4
*Có kế hoạch và chịu trách
nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
**Hạn chế số lượng người bán,
mua cùng một thời điểm: Phát phiếu đi chợ không quá 15 lần/tháng; giới hạn
khung giờ đi chợ.
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
Hoạt động hạn chế**
|
4.3. Nhà hàng/quán ăn,
chợ truyền thống, chợ đêm
*Chủ cơ sở đảm bảo quy định về
phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế7,8.
**Bổ sung biện pháp: chỉ bán
hàng mang về, không phục vụ tại chỗ.
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
Được hoạt động*
|
Hoạt động hạn chế**
|
4.4. Cơ sở kinh doanh
các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: vũ trường, karaoke, mát xa,
quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc, gội đầu), làm
đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định.
* Chủ cơ sở và khách phải đảm
bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19.
|
Hoạt động hạn chế*: giảm 30% khách.
|
Hoạt động hạn chế*: cơ sở cắt tóc, gội đầu được hoạt động nhưng giảm
50% khách; các dịch vụ khác dừng hoạt động
|
Hoạt động hạn chế*: cơ sở cắt tóc, gội đầu được hoạt động nhưng giảm
70% khách; các dịch vụ khác dừng hoạt động
|
Ngừng hoạt động
|
4.5. Hoạt động bán hàng
rong, vé số dạo,…
*100% người bán hàng rong, vé
số dạo phải được tiêm vắc xin đủ liều.
|
Được hoạt động
|
Hoạt động có điều kiện*
|
Hoạt động có điều kiện*
|
Ngừng hoạt động
|
5. Hoạt động giáo dục, đào
tạo trực tiếp
*Đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.9
**Kết hợp với dạy, học trực tuyến
và qua truyền hình.
|
Hoạt động*
|
Hoạt động hạn chế**
|
Hoạt động hạn chế**
|
Ngừng hoạt động
|
6. Hoạt động cơ quan, công
sở
Có kế hoạch và chịu trách nhiệm
triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
* Giảm số lượng người làm việc,
tăng cường làm việc trực tuyến.
|
Hoạt động
|
Hoạt động
|
Hoạt động hạn chế*, giảm 30% số lượng người làm việc
|
Hoạt động hạn chế*, giảm 50% số lượng người làm việc
|
7. Các cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng, thờ tự
*Có kế hoạch và chịu trách nhiệm
triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của
Bộ Nội vụ.
**Giảm số lượng người tham
gia; 100% người tham gia phải được tiêm vắc xin đủ liều.
|
Hoạt động*
|
Hoạt động hạn chế**, ≤ 30 người cùng thời điểm, 100% người tham gia phải
được tiêm vắc xin đủ liều
|
Hoạt động hạn chế**, ≤ 20 người cùng thời điểm, 100% người tham gia phải
được tiêm vắc xin đủ liều
|
Ngừng hoạt động
|
8. Hoạt động nghỉ dưỡng,
khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục,
thể thao
|
|
|
|
|
8.1. Cơ sở, địa điểm
nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch
Có kế hoạch và chịu trách nhiệm
triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
*Giảm công suất, số lượng người
tham gia.
|
Hoạt động
|
Hoạt động
|
Hoạt động hạn chế*, giảm 50% số lượng khách
|
Ngừng hoạt động
|
8.2. Bảo tàng, triển
lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật,
thể dục, thể thao,...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
hướng dẫn hoạt động của các cơ sở, địa điểm đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19.
*Cơ sở có kế hoạch và chịu
trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (bao
gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với
người thăm quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới).
** Giảm công suất, số lượng
người tham gia; 100% người tham gia phải được tiêm vắc xin đủ liều.
|
Hoạt động*
|
Hoạt động hạn chế**, giảm 50% số lượng khách, 100% người tham gia phải
được tiêm vắc xin đủ liều
|
Hoạt động hạn chế**, giảm 70% số lượng khách, 100% người tham gia phải
được tiêm vắc xin đủ liều
|
Ngừng hoạt động
|
9. Ứng dụng công nghệ
thông tin
|
|
|
|
|
9.1. Cập nhật
thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị
COVID-19
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
9.2. Quản lý
thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
2. Đối với cá nhân
Biện pháp
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
1. Tuân thủ 5K
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
2. Ứng dụng công nghệ
thông tin
Sử dụng các ứng dụng công nghệ
thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa
bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính
quyền và cơ quan y tế.
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
Áp dụng
|
3. Đi lại của người dân đến
từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau
* Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng,
xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
**Tuân thủ các điều kiện về
tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế
hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm
bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức
cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.
|
Không hạn chế
|
Không hạn chế nhưng có điều kiện*
|
Không hạn chế nhưng có điều kiện*
|
Hạn chế**
|
4. Điều trị tại nhà đối với
người nhiễm COVID-19
* Theo hướng dẫn của Bộ Y tế
và quyết định của UBND tỉnh (phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại
địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm COVID-19).
|
Áp dụng*
|
Áp dụng*
|
Áp dụng*
|
Áp dụng*
|
V. CÁC BIỆN
PHÁP VỀ CHUYÊN MÔN Y TẾ
1. Chuẩn bị năng lực ứng phó
với dịch COVID-19
Để đảm bảo thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19 tại tỉnh, giao Sở Y tế chủ trì, phối
hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị các nội dung sau:
a) Xây dựng kịch bản và phương
án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch;
tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
b) Tăng cường tổ chức đào tạo,
tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên
địa bàn.
c) Tăng cường khả năng thu
dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19:
- Xây dựng kế hoạch thu dung,
chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0), đặc biệt kế hoạch bảo đảm đáp ứng về
giường ICU. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống
cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén; các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm
cung cấp ôxy y tế; có kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại
cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà.
- Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch
xảy ra: tiếp tục thực hiện hiệu quả quy trình 24 giờ dập dịch; các địa phương tập
trung chỉ đạo truy vết “thần tốc” các F0 qua sàng lọc cộng đồng/cơ sở y tế, khẩn
trương gửi báo cáo dịch tễ trong vòng 2 giờ về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
để phối hợp xử lý ổ dịch; tổ chức phong tỏa diện hẹp, chặt chẽ khi phát hiện
các trường hợp F0 mới thông qua sàng lọc tại cộng đồng.
- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm
chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tăng cường quản lý, giám sát
các đối tượng cách ly tại nhà sau thời gian điều trị COVID-19 hoặc sau cách ly
tập trung; tăng cường kiểm tra, giám sát cách ly F1 thí điểm tại nhà theo quy định.
- Tăng cường vai trò của Tổ
COVID-19 cộng đồng trên địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát các đối tượng
nguy cơ từ vùng dịch trở về địa phương; phát huy vai trò của người dân tham gia
giám sát nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp người có nguy cơ nhiễm COVID-19
(như: người về từ vùng dịch, không khai báo y tế; người có biểu hiện sốt, ho, mệt
mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... nhưng không đến cơ sở y tế
để được khám và điều trị).
2. Xét nghiệm
a) Việc xét nghiệm được thực hiện
theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ:
- Xét nghiệm các trường hợp có
một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và
khứu giác, khó thở...
- Xét nghiệm tầm soát ngẫu
nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập
trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...;
đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều
người...) như: lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng
hóa (shipper)...
- Tại cơ sở sản xuất kinh
doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công
sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm
COVID-19 cao.
b) Việc thực hiện xét nghiệm để
xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của
ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.
c) Không chỉ định xét nghiệm đối
với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp
đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế vùng (phong tỏa); các
trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở
cấp độ 3.
d) Đối với người đã tiêm đủ liều
vắc xin, người đã khỏi bệnh trong tỉnh chỉ thực hiện xét nghiệm khi có yêu cầu
điều tra dịch tễ đối với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp
đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
đ) Các trường hợp người dân Hậu
Giang đi ra ngoài tỉnh trở về hoặc người từ ngoài tỉnh vào Hậu Giang được hướng
dẫn thực hiện các biện pháp giám sát phòng, chống dịch thực hiện xét nghiệm
theo từng nhóm đối tượng quy định tại điểm d, mục 5, phần I Quy định này.
e) Thực hiện xét nghiệm theo
phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.
Giao Sở Y tế chủ trì tham mưu xây dựng Phương án xét nghiệm phù hợp, đúng theo
hướng dẫn để triển khai thực hiện.
3. Cách ly y tế
a) Đối với người đến từ địa bàn
có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần
(F1): thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế10,11.
b) Đối với người cao tuổi, người
có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em)8: thực hiện
cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
4. Tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19
a) Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc
xin phòng COVID-19, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền,
phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.
b) Chủ động đề xuất Bộ Y tế sớm
phân bổ đủ số liều vắc xin để đảm bảo tiêm trả mũi cho người dân.
5. Điều trị F0:
Thực hiện theo các hướng dẫn hiện
hành của Bộ Y tế; cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu
dung, điều trị F0 theo đúng hướng dẫn.
VI. ĐIỀU KHOẢN
ÁP DỤNG
1. UBND các huyện, thị
xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ban, ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thể tỉnh,
các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực
hiện quy định này; đồng thời chú ý linh hoạt trong quá trình triển khai áp dụng
nhưng không trái với quy định của Tỉnh và Trung ương, không gây ách tắc lưu
thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của Nhân dân.
2. Các quy định, biện
pháp phòng, chống dịch trên địa bàn Tỉnh đã ban hành trước đây khác với Quy định
tại Quyết định này sẽ không còn hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 19 tháng 10 năm
2021.
Quy định này được áp dụng thống
nhất trong toàn tỉnh. Khi có sự điều chỉnh, thay đổi của Chính phủ hoặc có hướng
dẫn, quy định mới của Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh sẽ cập nhập, bổ sung điều
chỉnh cho phù hợp./.
1 Người khỏi bệnh
COVID-19: có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện không quá
06 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương hoặc có những giấy tờ khác hợp
pháp chứng minh đã từng nhiễm COVID-19, có thời gian cách ly, điều trị bệnh
COVID-19 tại cơ sở cách ly tập trung, nơi lưu trú đã qua 14 ngày.
2 Người đã tiêm đủ
liều vắc xin phòng COVID-19: có chứng nhận tiêm chủng trên Sổ sức khỏe điện tử
hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng, trong đó liều
cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm
đến/về địa phương.
3 Người chưa tiêm
đủ liều vắc xin phòng COVID-19 là người có thẻ vàng trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc
giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp.
4 Quyết định số
10906/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tổ
chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải,
đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19.
5 Quyết định số
10906/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6 Quyết định số
2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Công
văn số 5522/BYT-MT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế và theo hướng dẫn của Bộ Công
Thương.
7 Quyết định số
2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19.
8 Quyết định số
2203/QĐBCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19.
9 Kế hoạch số
895/KH-BGDĐT ngày 09/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 2234/BYT-MT
ngày 21/4/2020 của Bộ Y tế; Công văn số 914/BYT-MT ngày 26/02/2020 của Bộ Y tế.
10 Áp dụng theo
Công văn số 8399/BYT-MT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế; Đối với những người tham
gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo
Công văn số 6386/BYT-MT ngày 06/8/2021 của Bộ Y tế; Đối với lực lượng tham gia
hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện theo Công văn sổ 7316/BYT-MT
ngày 03/9/2021 của Bộ Y tế;
11 Áp dụng theo
Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế; Công văn số 7020/BYT-MT
ngày 25/8/2021 của Bộ Y tế.