Quyết định 1950/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1950/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/10/2013
Ngày có hiệu lực 25/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Vi phạm hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1950/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUẢN LÝ THỐNG NHẤT CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ TƯ PHÁP, CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương" (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

- Tổ chức thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính một cách thống nhất, toàn diện, hiệu quả, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, tiêu cực, tham nhũng, góp phn xây dựng Nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà Luật xử lý vi phạm hành chính đã giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp; tạo điều kiện về tổ chức bộ máy, biên chế cho các ngành, các cp thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Gắn kết công tác tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

- Bảo đảm phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước", Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 24/2013/QH13 của Quốc hội về thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).

- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật vxử lý vi phạm hành chính được giao theo Luật và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, bảo đảm tinh thần cải cách hành chính nhà nước.

- Bảo đảm sự quản lý thống nhất về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thi ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

III. XÂY DỰNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ THỰC HIỆN QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp

Theo Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyn hạn của mình, các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phi hp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

a) Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tchức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định

Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát trin dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản do Bộ trưởng giao hoặc theo yêu cầu phối hợp ca các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.

- Theo dõi, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các phương án xử lý các bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

- Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

[...]