QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT ĐĂNG
KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ KHẮC DẤU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH
THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1934/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định
này quy định về việc phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh
và giữa Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là Uỷ ban nhân
dân cấp huyện) và Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã trong thực hiện thủ
tục hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với doanh
nghiệp, hộ kinh doanh thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
2. Quy định
này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá
nhân đề nghị đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu khi thành lập mới
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh, nội dung đăng ký thuế, thay đổi mẫu dấu;
b) Cá nhân là
công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ đề nghị đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế khi thành lập hộ
kinh doanh hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, nội dung đăng ký thuế.
Điều 2. Hình thức
Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị
đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với loại hình doanh nghiệp được
lựa một chọn hai hình thức đăng ký sau đây:
a) Đăng ký áp dụng thủ tục
hành chính theo quy định này tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở
Kế hoạch và Đầu tư;
b) Đăng ký áp
dụng các thủ tục hành chính hiện hành: Tổ chức, cá nhân tự liên hệ với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thuế, cơ quan Công an để làm thủ tục đăng ký kinh
doanh, đăng ký thuế và khắc dấu.
2. Cá nhân hoặc
người đại diện hộ gia đình đề nghị đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đối với loại
hình hộ kinh doanh được lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký sau đây:
a) Đăng ký áp
dụng thủ tục hành chính theo quy định này tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
“Một cửa” tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Đăng ký áp
dụng các thủ tục hành chính hiện hành.
Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình tự liên hệ
với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chi cục Thuế cấp huyện để làm thủ tục đăng ký
kinh doanh và đăng ký thuế.
Điều 3. Thủ tục tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính (đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế, khắc dấu)
1. Đối với loại
hình doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện:
Thủ tục tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư;
Tổ chức, cá nhân nhận các mẫu giấy đề nghị đăng ký
kinh doanh, mẫu tờ khai đăng ký thuế tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Đối với loại
hình hộ kinh doanh:
Thủ tục tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả “một cửa” thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
Tổ chức, cá nhân nhận các mẫu giấy đề nghị đăng ký
kinh doanh, mẫu tờ khai đăng ký thuế tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Chương II
QUY
TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở CẤP TỈNH
Điều 4. Quy trình,
thời gian tiếp nhận và trả kết quả
1. Trường hợp tiếp nhận và
trả kết quả theo mục a khoản 1 Điều 2 quy định này:
Bước 1: Tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ chung tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch
và Đầu tư (trong ngày làm việc, theo giờ hành chính); Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và thu lệ phí theo quy định;
Bước 2: Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả làm thủ tục luân chuyển hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng
ký thuế và đăng ký mẫu dấu đến Phòng Đăng Ký kinh doanh (trong ngày làm việc).
Phòng Đăng ký kinh doanh cử 01 cán bộ hoặc thuê người trực tiếp giao nhận hồ sơ với Cục Thuế và Công an tỉnh trong ngày
làm việc;
Cơ quan công
an uỷ quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thu tiền khắc dấu, thu lệ phí và thực hiện
các quy định về thu lệ phí như: Tự lĩnh biên lai, thu, nộp lệ phí, báo cáo hàng tháng, quý và thực hiện trích
lệ phí theo quy định của pháp luật;
Bước 3: Phòng
Đăng ký kinh doanh thụ lý và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường
hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký kinh doanh hoặc làm thủ tục trả hồ sơ đối với
hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký kinh doanh trong 8 ngày làm việc đối với
thành lập mới doanh nghiệp; 06 ngày làm việc đối với đăng ký hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện và thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh của
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
Bước 4: Cục
thuế, Công an tỉnh cử cán bộ trực tiếp giao nhận hồ sơ và trả kết quả bằng phiếu
hẹn (theo quy trình) với Sở Kế hoạch và Đầu tư tại bộ phận “một cửa“ của cơ
quan mình;
Bước 5: - Cục
Thuế trả kết quả giải quyết việc đăng ký thuế với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp hồ
sơ không đủ điều kiện được trả lại ngay trong ngày làm việc, chậm nhất là trong
ngày hôm sau (riêng đối với hồ sơ đăng ký thuế lần đầu thì được chuyển lại bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp,
chi nhánh đóng dấu vào các giấy tờ yêu cầu phải có dấu để hoàn thiện hồ sơ, sau
đó chuyển trả bộ phận “một cửa’’ của Cục thuế;
- Công an tỉnh
thụ lý, cấp Giấy phép khắc dấu và khắc con dấu cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn
phòng đại diện (05 ngày làm việc) và chuyển kết quả sang bộ phận tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 6: Tổ chức,
cá nhân đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư. Khi đến nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; Đóng dấu
doanh nghiệp, chi nhánh vào hồ sơ đăng ký mã số thuế.
2. Trường hợp
tiếp nhận và trả kết quả theo mục b khoản 1 Điều 2 quy định này:
Tổ chức, cá
nhân tự liên hệ làm thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu theo quy
định hiện hành tại các cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm
của các cơ quan
1. Kinh phí và
cán bộ thực hiện:
- Cục thuế,
công an tỉnh phân công cán bộ chịu trách nhiệm giao nhận hồ sơ và chuyển kết quả
giải quyết thủ tục hành chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư đúng thời gian quy định.
Địa điểm giao nhận hồ sơ tại Cục thuế và Công an tỉnh;
- Chi phí văn
phòng phẩm, chi phí chuyển phát hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư thanh toán trên
cơ sở cân đối nguồn thu lệ phí đăng ký kinh doanh được phép để lại và kinh phí
hoạt động hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm.
2. Trách nhiệm
của từng cơ quan:
a) Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
- Bố trí địa
điểm thuận tiện cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch và đăng ký;
- Bố trí cán bộ
có năng lực, trình độ đảm nhiệm việc tiếp nhận, trả kết quả và cán bộ thực hiện
luân chuyển hồ sơ;
- Cung cấp mẫu
hồ sơ giấy tờ và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân về quy trình thủ tục hành chính
thuộc nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Cục thuế
tỉnh:
- Phân công
cán bộ phối hợp giải quyết thủ tục hành chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng
Đăng ký kinh doanh) đúng thời gian quy định. Thời gian giao nhận hồ sơ và kết
quả giải quyết thủ tục hành chính từ 16h00’ – 16h30’ hàng ngày tại địa điểm
giao nhận hồ sơ;
- Cung cấp
mẫu hồ sơ giấy tờ và hướng dẫn trình tự, thủ tục kê khai đăng ký thuế cho Sở Kế
hoạch và Đầu tư để cung cấp cho doanh nghiệp làm thủ tục. Trong quá trình thực
hiện, nếu có thay đổi về quy định, mẫu biểu, giấy tờ liên quan đến đăng ký thuế
thì kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòng Đăng ký
kinh doanh) để hướng dẫn và cung cấp cho tổ chức, cá nhân.
c) Công an
tỉnh:
- Phân công
cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính với
Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòng Đăng ký kinh doanh) đúng thời gian quy định. Công
khai mức thu lệ phí, thu tiền khắc dấu;
- Thời gian
giao nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ 16h00’ – 16h30’
hàng ngày tại địa điểm giao nhận hồ sơ;
- Nếu có
thay đổi về quy định, mẫu biểu, giấy tờ liên quan đến đăng ký khắc dấu thì kịp
thời thông báo và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòng Đăng ký kinh doanh)
để hướng dẫn và cung cấp cho tổ chức, cá nhân.
Chương III
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở CẤP HUYỆN
Điều 6. Quy trình,
thời gian tiếp nhận và trả kết quả
1. Trường hợp
tiếp nhận và trả kết quả theo mục a khoản 2 Điều 2 quy định này:
Bước 1: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ
chung tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
(trong ngày làm việc, theo giờ hành chính); Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chi cục thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và thu lệ phí theo quy định;
Bước 2: Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả làm thủ tục luân chuyển hồ sơ đăng ký kinh doanh
đến Phòng Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện (trong
ngày làm việc);
Bước 3: Phòng
Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện thụ lý và cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký
kinh doanh hoặc làm thủ tục trả hồ sơ đối với hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng
ký kinh doanh (5 ngày làm việc đối với thành lập mới hoặc thay đổi bổ sung nội
dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh);
Bước 4: Phòng
Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chuyển bản sao đăng
ký kinh doanh cho cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục thuế tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ Chi cục thuế luân chuyển hồ sơ đăng ký thuế đến
cơ quan Chi cục Thuế (trong ngày làm việc, theo giờ hành chính);
Bước 5: Chi cục
Thuế thụ lý và cấp Giấy chứng nhận mã số thuế (05 ngày làm việc);
Bước 6: Chi cục
thuế chuyển kết quả đăng ký thuế đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết tại Uỷ
ban nhân dân cấp huyện (01 ngày làm việc);
Bước 7: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nhận kết
quả tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và ký vào phiếu trả kết quả;
2. Trường hợp tiếp nhận và trả kết quả theo mục b
khoản 2 Điều 2 quy định này:
Cá nhân hoặc
người đại diện hộ gia đình tự liên hệ làm thủ tục đăng ký
kinh doanh, đăng ký thuế theo quy định hiện hành tại các cơ quan Uỷ ban nhân
dân cấp huyện, Chi cục Thuế.
Điều 7. Trách nhiệm
của các cơ quan
1. Kinh phí và
cán bộ thực hiện:
- Cơ quan Thuế
bố trí một cán bộ giao nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký thuế với cán bộ phòng
Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện trong ngày làm việc
vào 16h00’’ – 16h30’’ hàng ngày;
- Cán bộ được
điều động có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hồ sơ, tiếp nhận và trả kết quả, thu
lệ phí của cơ quan mình;
- Chi phí văn
phòng phẩm, các mẫu giấy tờ, chi phí chuyển phát hồ sơ, hỗ trợ cho cán bộ luân
chuyển hồ sơ do từng cơ quan tự chịu trách nhiệm.
2. Trách nhiệm
của từng cơ quan:
a) Uỷ ban
nhân dân cấp huyện:
- Bố trí địa
điểm, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ làm việc và đảm bảo chất lượng
phục vụ cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch và đăng ký;
- Bố trí
cán bộ có năng lực, trình độ đảm nhiệm việc tiếp nhận, trả kết quả thuộc lĩnh vực
kế hoạch và đầu tư;
- Cung cấp
mẫu hồ sơ giấy tờ và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân về quy trình thủ tục hành
chính về lĩnh vực Đăng ký kinh doanh;
b) Chi cục
thuế Huyện: Cung cấp mẫu hồ sơ giấy tờ và hướng dẫn cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa về đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế nắm được quy trình thủ tục hành
chính để hướng dẫn cho đối tượng đúng quy định.
Chương IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách
nhiệm phối hợp thực hiện giữa ba cơ quan
1. Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Cục thuế tỉnh và Công an tỉnh (ở cấp tỉnh), Uỷ ban nhân dân cấp huyện
và Chi cục thuế cấp huyện (ở cấp huyện) phối hợp niêm yết công khai tại địa điểm
tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ các mẫu giấy tờ đề nghị giải quyết thủ tục hành
chính, trình tự thủ tục giải quyết thủ tục hành chính và những nội dung cần thiết
khác về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu, số điện thoại, cán bộ chịu
trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính;
2. Các cơ
quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc, khiếu nại của
các tổ chức, cá nhân về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký khắc dấu. Định
kỳ mỗi quý tổ chức họp 01 lần theo phân cấp để thống nhất các biện pháp nhằm
triển khai tốt giải quyết thủ tục hành chính theo quy định này;
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn
thi hành quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì phát sinh, vướng
mắc cần sửa đổi, bổ sung, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh xem xét quyết định.
Điều 9.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan,
cán bộ thực hiện tốt và hiệu quả quy định này được khen thưởng theo quy định;
2. Cán bộ, công chức không được yêu cầu người đăng
ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
thành lập nộp thêm các giấy tờ, đặt thêm các thủ tục, điều kiện trái với quy định này; có hành vi gây khó khăn, phiền hà, cản trở thì tuỳ
theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
3. Cán bộ,
công chức từ chối cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với
doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hoặc cấp đăng
ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh,
các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện thì bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
PHỤ LỤC
I