Quyết định 1921/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Khmer và Chăm giai đoạn 2008-2012 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 1921/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/09/2008
Ngày có hiệu lực 24/09/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Phạm Kim Yên
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1921 /QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 24 tháng 9 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TIỀU THỦ CÔNG NGHIỆP CHO NGƯỜI DÂN TỘC KHMER VÀ CHĂM, GIAI ĐOẠN 2008-2012"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ vào Chương trình số 01/Ctr-UBND ngày 29/01/2008 của UBND tỉnh An Giang về Chương trình công tác năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 429/TTr-SCT ngày 29 tháng 8 năm 2008.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này " Đề án Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Khmer và Chăm giai đoạn 2008-2012

Căn cứ theo Đề án, giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm xây dựng từng dự án chi tiết trên cơ sở bổ sung thông tin cụ thể về thị trường (kể cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm), phương pháp tiếp thị, kế hoạch cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao của thị trường cho từng ngành nghề đang muốn khôi phục. Đồng thời nêu phương pháp đánh giá dự án sau mỗi giai đoạn thực hiện để từ đó rút kinh nghiệm cho các giai đoạn kế tiếp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc đầu tư cho chương trình phát triển làng nghề này. Sở Công Thương có trách nhiệm trình cơ quan chức năng thẩm định trước khi triển khai thực hiện và báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện cho UBND tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định và phê duyệt từng dự án chi tiết sau khi được lập bởi Sở Công Thương.

Điều 3. Giao Sở Công thương phối hợp với Ban Dân tộc kiểm tra tiến độ thực hiện dự án và báo cáo cho UBND tỉnh các vấn đề phát sinh nếu vượt thẩm quyền xử lý.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, PCT. UBND tỉnh Phạm Kim Yên (để b/c);
- UBMT Tổ quốc tỉnh;
- Các Sở Ban ngành tỉnh (Công Thương;
Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT;
Sở Lao động & TBXH, Văn hóa - Thể thao- Du lịch;
Khoa học & Công nghệ, Ban Dân tộc, TT. XTDTDL);
- UBND huyện Tri Tôn, Phú Tân; Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên;
- Liên Minh Hợp tác xã; Hội Phụ Nữ, Thanh Niên
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Kim Yên

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CHO NGƯỜI DÂN TỘC KHMER VÀ CHĂM, GIAI ĐOẠN 2008-2012.
(Kèm theo Quyết định số1921/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh)

Phần 1: MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT:

Trên điạ bàn tỉnh An Giang có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời, có nền văn hóa phong phú, đa dạng, có tiếng nói, chữ viết riêng. Đặc biệt đồng bào Khmer, Chăm có những đặc thù riêng về tôn giáo và phong tục tập quán, đại bộ phận sống ở nông thôn, vùng sâu, theo các cụm Phum, Sók và các khóm, ấp thuộc 36 xã (Khmer 27 xã, Chăm 9 xã) của 5 huyện Tri Tôn, Phú Tân, Tân Châu, An Phú và Tịnh Biên.

Dân tộc Khmer có trên 85.600 người, chiếm 4 % dân số toàn tỉnh, sống tập trung đông nhất ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Nguồn thu nhập chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, TTCN và làm thuê mướn theo thời vụ.

Dân tộc Chăm khoảng 12.500 người, chiếm 0,55% dân số toàn tỉnh sống tập trung ở 2 huyện An Phú, Tân Châu; số còn lại sống rải rác ở các huyện Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ, TTCN.

Trong những năm qua, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong tỉnh đang từng bước phát triển, đã tạo điều kiện thuận lợi, để khôi phục và phát triển các làng nghề và nghề thủ công. Từ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

II. VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC KHMER VÀ CHĂM:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung triển khai nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer và Chăm đạt được kết quả như sau:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, cụm tuyến dân cư, tạo điều kiện ổn định về nhà ở và sản xuất; ưu tiên đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, điện, đường, trường, trạm; tổ chức dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm; từ đó đời sống của đa số đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện.

- Các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian được chính quyền các cấp quan tâm tổ chức, với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, giữ gìn và phát huy được giá trị văn hoá dân tộc.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ