Quyết định 1921/QĐ-BTTTT năm 2014 Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Số hiệu 1921/QĐ-BTTTT
Ngày ban hành 18/12/2014
Ngày có hiệu lực 18/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Thành Hưng
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1921/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2015 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp (để biết);
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2015 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-BTTTT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích, yêu cầu

- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trọng tâm là lĩnh vực thông tin và truyền thông;

- Đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương và phù hợp với từng đối tượng được phổ biến;

- Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ; phát huy vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị địa phương; thường xuyên phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các tổ chức nhằm tạo sự đồng bộ, hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, người dân; tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, thói quen tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật hiệu quả của doanh nghiệp.

2. Đối tượng cần phổ biến giáo dục pháp luật

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;

- Các cán bộ, công chức, viên chức các Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

- Các phóng viên, biên tập viên các Đài, Báo, Tạp chí.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Tổ chức ngày “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

[...]