ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/2020/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 03 tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH YÊN BÁI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 01/2016/QĐ-UBND
NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số
38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải
tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số
25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định
quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 731/TTr-STNMT ngày 15 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số
nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết
định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên
Bái, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi tên Mục
2 như sau:
“Mục
2
BÁO
CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG”
2. Sửa đổi, bổ sung
Điều 6 như sau:
“Điều 6. Đối tượng phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Cột 3, Phụ lục II, Mục I của Phụ
Lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của
Chính phủ sủa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)”.
3. Sửa đổi, bổ sung
Điều 7 như sau:
“Điều 7. Tiếp nhận, tổ chức thẩm định
và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
để tham mưu giải quyết theo quy định;
b) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định, quyết định danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến thẩm định
và tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi chủ dự án chỉnh sửa, bổ
sung hoàn thiện theo kết quả thẩm định.
2. Chi cục Bảo vệ môi trường là cơ
quan tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác tổ chức thẩm định
và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Sửa đổi, bổ sung
Điều 8 như sau:
“Điều 8. Công khai và gửi báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
1. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh có trách nhiệm công khai quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá
tác động môi trường trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, đồng thời gửi quyết định
phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án thông qua Trung
tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, Sở Tài
nguyên và Môi trường và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trong trường hợp dự
án thực hiện trong khu công nghiệp; gửi quyết định phê duyệt cho Quỹ Bảo vệ môi
trường tỉnh Yên Bái đối với trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của
dự án khai thác khoáng sản.
2. Sau khi nhận được quyết định phê
duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường do các bộ, cơ quan ngang bộ gửi đến
Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm sao y và gửi
đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi thực hiện dự án và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trong trường hợp
dự án thực hiện trong khu công nghiệp; gửi quyết định phê duyệt cho Quỹ Bảo vệ
môi trường tỉnh Yên Bái đối với trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án khai thác khoáng sản”.
5. Sửa đổi, bổ sung
Điều 9 như sau:
“Điều 9. Trách nhiệm chủ dự án sau
khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
Ngoài việc thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc những nội dung yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, chủ dự án phải thực hiện những nội dung sau đây:
1. Thiết kế, thẩm tra, thẩm định, phê
duyệt, thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường có hạng mục xây dựng.
2. Thực hiện trách nhiệm theo các nội
dung quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP”.
6. Sửa đổi, bổ sung
Điều 10 như sau:
“Điều 10. Thay đổi quy mô, công suất,
công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
1. Trong quá trình triển khai xây dựng
dự án, nếu dự án có những thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ sản xuất làm
tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá
tác động môi trường, chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thay đổi sau
khi có quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường của dự án có báo
cáo đánh giá tác động môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên địa
bàn tỉnh từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để xin ý kiến thẩm định của
các chuyên gia trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định chấp thuận
theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ (bổ
sung Điều 16a Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).
3. Đối với những thay đổi các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc những thay đổi khác so với nội dung quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này và không thuộc trường hợp phải lập lại báo cáo
đánh giá tác động môi trường, chủ dự án tự xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và thể hiện trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành
công trình bảo vệ môi trường.”
7. Sửa đổi, bổ sung
Điều 11 như sau:
“Điều 11. Kiểm tra, xác nhận hoàn
thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của dự án
1. Chủ các dự án và chủ các cơ sở đã
đi vào vận hành thuộc đối tượng quy định tại Cột 4, Phụ lục II, Mục I của Phụ Lục
ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra,
xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp
nhận hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tính để tổ chức kiểm tra và xác
nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chi cục Bảo vệ môi trường là cơ quan
tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức hoạt động kiểm tra,
xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
3. Hoạt động kiểm tra và xác nhận
hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định
số 40/2019/NĐ-CP và Điều 11 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số
điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường”.
8. Sửa đổi tên Mục
3 như sau:
“Mục
3
KẾ
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
9. Sửa đổi, bổ sung
Điều 12 như sau:
“Điều 12. Đối tượng phải đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường
1. Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư
mở rộng quy mô, nâng công suât có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động
và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại Cột 5, Phụ lục II, Mục I ban
hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Các dự án đã triển khai xây dựng
nhưng chưa đi vào vận hành và các dự án, cơ sở đã đi vào vận hành mà chưa có
xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ tương đương có quy mô,
công suất tương đương với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày
(24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày
(24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí
thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt
động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định
tại Cột 3, Phụ lục II, Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
4. Đối tượng không thuộc quy định tại
các khoản 1,2,3 điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực
hiện theo quy định của pháp luật”.
10. Sửa đổi, bổ
sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Tổ chức xác nhận đăng ký
kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở thuộc
đối tượng quy định tại Phụ lục IV, Mục I, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số
40/2019/NĐ-CP.
Chi cục Bảo vệ môi trường là cơ quan
tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định
tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định này, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1
điều này.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ
môi trường.”
11. Sửa đổi, bổ
sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Kiểm tra, xử lý việc thực
hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận
1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy
ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng có liên quan đế Kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan đến việc thực hiện
kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan, địa phương mình đã xác nhận đăng ký và
các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt
động của dự án, cơ sở.
b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan
xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo
vệ môi trường.
2. Chi cục Bảo vệ môi trường có trách
nhiệm tham mưu giúp Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện nội
dung tại khoản 1 điều này”.
12. Sửa đổi, bổ
sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Đối tượng và hình thức lập
phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Các dự án khai thác khoáng sản được
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019
trở đi thì phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường là một phần trong
báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt theo quy định.
2. Các cơ sở khai thác khoáng sản đã
được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo
vệ môi trường kế từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 trở về trước nhưng chưa có phương
án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt thì phải lập phương án cải tạo,
phục hồi môi trường dưới dạng báo cáo riêng để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt theo quy định”.
13. Sửa đổi, bổ
sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Tiếp nhận, tổ chức thẩm
định và trình phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp
lập báo cáo riêng
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường
trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy
ban nhân dân tỉnh từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để tham mưu giải
quyết theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường quyết
định thành lập hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chi cục Bảo vệ môi trường là cơ quan
giúp việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động tổ chức thẩm định và
trình phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
3. Việc tổ chức thẩm định phương án cải
tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông
tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (sau đây
viết tắt là Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT).
4. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường
trong khai thác khoáng sản sau khi được chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện theo kết
quả thẩm định”.
14. Sửa đổi, bổ
sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Xác nhận và gửi phương
án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt
1. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường
trực tiếp nhận quyết định phê duyệt từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và xác nhận
vào trang phụ bìa của phương án cải tạo, phục hôi môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi
quyết định phê duyệt, kèm theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho chủ
cơ sở khai thác khoáng sản thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; gửi
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cơ sở thực hiện; gửi Quyết định phê duyệt cho Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh
Yên Bái”.
15. Sửa đổi, bổ
sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Kiểm tra, xác nhận hoàn
thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường
1. Việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành
từng phần nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt
được thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường thành
lập đoàn Kiểm tra và tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần nội dung cải
tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt thuộc thẩm quyền kiểm
tra, xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận
hoàn thành từng phần nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được
phê duyệt được thực hiện theo quy định tại các Điều 17, 18 và 19 Thông tư số
38/2015/TT-BTNMT.
2. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành toàn
bộ nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt được thực
hiện như sau:
a) Việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành
toàn bộ nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lồng ghép trong
quá trình nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lồng ghép việc Kiểm
tra, xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường
với việc Kiểm tra, nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ theo trình tự, thủ tục quy định;
c) Trường hợp khi lập đề án đóng cửa
mỏ mà nội dung cải tạo, phục hồi môi trường thay đổi, sai khác so với phương án
cải tạo, phục hồi môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, thì nội
dung cải tạo, phục hồi môi trường được đưa vào trong đề án đóng cửa mỏ để Ủy
ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt theo quy định”.
16. Sửa đổi khoản
2, Điều 21 như sau:
“2. Việc tổ chức điều tra, đánh giá
và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất; kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất; xử lý các khu vực đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc
không xác định được đối tượng gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo
quy định tại khoản 11, Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP”.
17. Sửa đổi, bổ
sung khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ
sung Khoản 1 như sau:
“ 1. Các tổ chức, cá nhân phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định
tại Điều 16 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
được bổ sung tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP”.
b) Sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 như sau:
“2. Các doanh nghiệp, đơn vị thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm và
quyền hạn thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 18 và Điều 22 Nghị định
số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 6, được sửa đổi tại khoản 9 Điều 3 Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP”.
c) Sửa đổi, bổ
sung Khoản 7 như sau:
“7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện ngoài việc
có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản
lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch
và nhiệm vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn phải chỉ đạo đơn vị chức năng
thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều
kiện của từng địa phương; tổng hợp, báo cáo tình hình phát sinh và công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt hằng năm tại địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường
trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,
Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã ngoài việc
xây dựng kế hoạch, thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; tổ
chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn còn phải
chỉ đạo các tổ tự quản, người dân thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý
hoặc chuyển giao xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị chức năng phù hợp với
điều kiện của từng địa phương; tổng hợp, báo cáo tình hình phát sinh và công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện
trước ngày 31 tháng 12 của năm để tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường
theo quy định”.
18. Sửa đổi, bổ
sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Quản lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường
1. Chủ nguồn thải chất thải rắn công
nghiệp thông thường có trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản
13 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Cơ sở xử lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường mới được xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa
bàn tỉnh Yên Bái và phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 16 Điều 3
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP”.
19. Sửa đổi, bồ
sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Quản lý nước thải
1. Các khu, cụm công nghiệp; các khu
đô thị, khu dân cư tập trung, toà nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ,
thương mại; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước
mưa, thu gom và xử lý nước thải theo quy định tại Điều 37 Nghị định số
38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Các khu, cụm công nghiệp; các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện quan trắc nước thải định kỳ, thực
hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 20 Điều 3
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nước
thải với các nội dung quy định tại Điều 44 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP”.
20. Sửa đổi, bổ
sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Quản lý khí thải công
nghiệp
1. Các chủ dự án, cơ sở có phát sinh
khí thải công nghiệp và thuộc đối tượng phải Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường phải xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khí thải công
nghiệp theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Các dự án, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ, thực hiện quan trắc
khí thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Nghị định số
40/2019/NĐ-CP.
3. Yêu cầu kỹ thuật về quan trắc khí
thải định kỳ, quan trắc khí thải tự động, liên tục; chuẩn kết nối dữ liệu quan trắc
khí thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường”.
21. Sửa đổi khoản
2 Điều 29 như sau:
“2. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị
định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ được bổ sung tại khoản 20 Điều 2 Nghị định
số 40/2019/NĐ-CP”.
22. Bãi bỏ Phụ lục
danh mục các dự án/cơ sở thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Sở Tài nguyên và Môi trường ban
hành kèm theo Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Điều khoản
chuyển tiếp
Hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực
môi trường nộp vào Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp trước thời điểm có
hiệu lực của Quyết định này được thực hiện theo các quy định hiện hành tại thời
điểm nộp hồ sơ; hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường nộp vào
Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp sau thời điểm Quyết định này có hiệu
lực thì thực hiện theo Quyết định này.
Điều 3. Hiệu lực
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra văn bản);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TNMT, NLN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Huy Tuấn
|