ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 19/2010/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, 20 tháng 9 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN
ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 12/2002/NĐ-CP, ngày 22/01/2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc
và bản đồ;
Căn cứ Thông tư 02/2007/TT-BTNMT, ngày 12/02/2007 của Bộ tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản
đồ và Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT, ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính;
Căn cứ Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT, ngày 04/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc
và bản đồ và Quyết định số 16/2005/QĐ-BTNMT, ngày 16/02/2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ các
công trình xây dựng đo đạc;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ, Sở
Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh
Sóc Trăng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi
hành.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Lưu: KT, HC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thành Nghiệp
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2010
của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi điều
chính:
a) Quy định này điều
chỉnh các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
b) Hoạt động đo đạc
và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Đối tượng áp dụng:
Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ, các tổ chức, cá nhân có liên quan
đến hoạt động đo đạc và bản đồ địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân:
1. Tổ chức, cá
nhân được thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ, được sử dụng các sản phẩm đo đạc
và bản đồ theo quy định của pháp luật và Quy định này.
2. Tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc, sản phẩm đo
đạc và bản đồ.
3. Khuyến khích
các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về đo đạc
và bản đồ theo quy định của pháp luật. .
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Thực hiện các
hoạt động đo đạc và bản đồ hoặc sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ không
đúng quy định pháp luật và Quy định này.
2. Thực hiện các
hoạt động đo đạc và bản đồ ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng,
an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
3. Cản trở hoặc
gây khó khăn cho người thực hiện nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.
Chương II
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ
Điều 4. Các hoạt động đo đạc và bản đồ:
1. Xây dựng hệ thống
điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, gồm: lưới tọa độ địa chính; lưới độ cao, độ cao
kỹ thuật; lưới tọa độ, độ cao phục vụ mục đích riêng của từng ngành (lưới quan
trắc biến dạng công trình, lưới trắc địa phục vụ công tác quy hoạch, thăm dò địa
chất, khai thác khoáng sản); đo đạc phục vụ quản lý ngành tài nguyên và môi trường,
nông nghiệp, giao thông, xây dựng.
2. Xây dựng hệ thống
bản đồ, gồm: bản đồ địa chính các tỷ lệ phục vụ công tác quản lý đất đai, bản đồ
địa hình các tỷ lệ phục vụ mục đích khảo sát các công trình giao thông, thủy lợi,
xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên nước, thủy văn, bản đồ hành chính cấp huyện, thành phố; bản đồ
chuyên đề.
3. Xây dựng hệ thống
thông tin, gồm: hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai, hệ thống
thông tin chuyên ngành.
4. Cắm mốc giới, mốc
địa giới hành chính, mốc quy hoạch xây dựng, mốc quy hoạch sử dụng đất, mốc lộ
giới giao thông, tài nguyên khoáng sản, khí tượng thủy văn và các công trình
khác theo yêu cầu của Nhà nước.
Điều 5. Các hoạt động đo đạc và bản đồ phải đăng ký hoạt động:
1. Các cá nhân, tổ
chức (trừ các tổ chức trực thuộc các cơ quan Trung ương, các Tổng công ty do Thủ
tướng Chính phủ thành lập và tổ chức nước ngoài, tổ chức liên doanh với nước
ngoài) hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không thuộc các
trường hợp nêu tại Điều 10 Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT, ngày 04/5/2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt
động đo đạc và bản đồ, phải đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc
Trăng.
2. Điều kiện,
trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ, xin cấp giấy phép, gia hạn,
bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện theo Quy chế đăng ký và
cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số
05/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 6. Sử dụng quy phạm, tiêu chuẩn về đo đạc và bản đồ:
1. Hoạt động đo đạc
và bản đồ phải thực hiện đúng quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật
do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Khi xây dựng hệ
thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống bản đồ, hệ thống thông tin nêu tại Điều 4 Quy
định này phải sử dụng hệ tọa độ VN 2000. Trường hợp không thể sử dụng hệ tọa độ
VN 2000 thì phải được Sở Tài nguyên và Môi trường đồng ý cho sử dụng hệ tọa độ
khác hoặc tọa độ giả định với điều kiện xây dựng mốc ổn định để phục vụ việc đo
nối và chuyển sang hệ toạ độ VN 2000 sau này.
3. Địa danh các
đơn vị hành chính thể hiện trong các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đúng
theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; ranh giới hành chính thể hiện
trên các loại bản đồ phù hợp với ranh giới thể hiện trong hồ sơ địa giới hành
chính.
4. Đối với các
công trình đo đạc phục vụ giải phóng mặt bằng, ngoài việc thực hiện đúng theo
quy phạm, tiêu chuẩn nêu trên, còn thực hiện theo yêu cầu sau:
a) Trước khi đo đạc,
tiến hành trích lục bản đồ khu vực đo và tổ chức họp dân để thông báo kế hoạch
đo đạc.
b)
Khi tiến hành đo đạc, yêu cầu người sử dụng đất xác định ranh đất ngoài thực địa;
đồng thời, tiến hành lập bản mô tả ranh giới từng thửa đất và yêu cầu người sử
dụng đất, các hộ có đất giáp ranh ký xác nhận ranh. Trường hợp phát sinh tranh
chấp về ranh đất, phải xác định cụ thể diện tích tranh chấp và báo cáo cơ quan
có thẩm quyền giải quyết.
c) Trường hợp khu
vực đo đạc không có dạng hình tuyến nhưng kích thước khu đất đo lớn hơn kích
thước thể hiện trên 01 (một) mảnh bản đồ (theo tỷ lệ dự kiến thành lập) thì phải
phân mảnh và đánh số thửa đúng quy phạm thành lập bản đồ địa chính; trường hợp
khu vực đo đạc có dạng hình tuyến thì được phân mảnh tự do.
d) Nộp 01 (một) bộ
(cả dạng giấy và dạng số) sản phẩm đo đạc và bản đồ cho Văn phòng Đăng ký Quyền
sử dụng đất huyện, thành phố nơi tiến hành đo đạc để phục vụ công tác chỉnh lý
biến động.
Điều 7. Kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc
và bản đồ:
1. Sở Tài nguyên
và Môi trường thực hiện kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
đo đạc và bản đồ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện bằng nguồn vốn
ngân sách tỉnh.
2. Phòng Tài
nguyên và môi trường huyện, thành phố thực hiện kiểm tra, thẩm định và nghiệm
thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố.
3. Đối với các
công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phục vụ lĩnh vực khác, cơ quan quyết định
đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị thi công chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, nghiệm
thu hoặc thuê tổ chức có chức năng đo đạc và bản đồ để kiểm tra, thẩm định,
nghiệm thu và chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm
thực hiện.
4. Trình tự, thủ tục
kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT, ngày 12/02/2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản
phẩm đo đạc và bản đồ và Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT, ngày 01/6/2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình
sản phẩm địa chính.
Điều 8. Đảm bảo chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực
hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
1. Chủ đầu tư chịu
trách nhiệm toàn bộ về khối lượng và chất lượng các công trình xây dựng đo đạc,
sản phẩm đo đạc và bản đồ được giao thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
2. Tổ chức, cá
nhân trực tiếp thực hiện thi công công trình xây dựng đo đạc, sản phẩm đo đạc
và bản đồ phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản
đồ do mình thực hiện.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ công trình xây dựng đo đạc:
1. UBND cấp huyện,
xã có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và giáo dục mọi công dân ý thức bảo vệ các
công trình xây dựng đo đạc.
2. Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm quản lý các dấu mốc đo đạc cơ sở quốc gia từ hạng
III trở xuống và dấu mốc đo đạc cơ sở chuyên dụng do tỉnh xây dựng.
3. Các Sở ngành chức
năng liên quan có trách nhiệm quản lý dấu mốc đo đạc cơ sở chuyên dụng của
ngành mình xây dựng.
4. Các tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình xây dựng đo đạc, không được hủy hoại hoặc
cản trở việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng đo đạc. Khi phát hiện công
trình xây dựng đo đạc bị xâm hại hoặc hư hỏng phải báo ngay UBND cấp xã biết để
có biện pháp xử lý; khi có nhu cầu sử dụng các công trình xây dựng đo đạc do tỉnh
quản lý phải xin ý kiến và chỉ được phép sử dụng sau khi được Sở Tài nguyên và
Môi trường hoặc các Sở ngành chức năng chấp thuận.
5. Chủ sử dụng đất
và chủ sở hữu công trình khi tiến hành cải tạo hoặc xây dựng công trình nơi có
dấu mốc đo đạc phải thông báo cho cán bộ địa chính cấp cấp xã biết để báo cáo
cơ quan quản lý dấu mốc đo đạc biết, có biện pháp bảo vệ; trường hợp bắt buộc
phải di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc thì chỉ được phép thực hiện khi cơ
quan quản lý dấu mốc đo đạc chấp thuận.
Điều 10. Lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ:
1. Các chủ đầu tư,
các cơ quan, tổ chức khi hoàn thành công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa
bàn tỉnh phải giao nộp 01 (một) bộ sản phẩm (dạng giấy và dạng số) cho Sở Tài
nguyên và Môi trường để lưu trữ, theo dõi.
2. Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu
đo đạc và bản đồ do mình quản lý khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đúng theo
quy định của Nhà nước.
Điều 11. Thanh tra đo đạc và bản đồ:
1. Thanh tra Sở
Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thanh tra các hoạt động đo đạc và bản đồ địa
chính, bản đồ chuyên dụng trên địa bàn.
2. Nội dung thanh
tra:
a) Thanh tra việc
chấp hành các văn bản pháp luật về đo đạc và bản đồ.
b) Thanh tra về đo
đạc và bản đồ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường.
c) Xác minh, kết
luận nội dung khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ để đề xuất biện
pháp giải quyết phù hợp.
3. Quyền của đoàn
thanh tra hoặc thanh tra viên khi tiến hành thanh tra:
a) Yêu cầu tổ chức,
cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra.
b) Quyết định đình
chỉ tạm thời việc thi công công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện bằng
nguồn ngân sách Nhà nước không theo đúng kế hoạch hoặc dự án đã được phê duyệt,
gây lãng phí ngân sách hoặc không đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm về quyết
định đó; đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo
quy định.
c) Xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đo
đạc và bản đồ theo quy định pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Tham mưu UBND tỉnh
thực hiện công tác quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ và chủ trì phối hợp các Sở
ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ theo quy định
pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện công tác quản lý hoạt động
đo đạc và bản đồ.
Điều 13. Các Sở ngành chức năng liên quan có trách nhiệm:
Tổ chức quản lý chặt
chẽ dấu mốc đo đạc cơ sở chuyên dụng của ngành mình, khi có nhu cầu đo đạc và bản
đồ bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh để phục vụ quản lý ngành, lập kế
hoạch hoặc dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê
duyệt.
Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
Chỉ đạo Phòng Tài
nguyên và Môi trường phối hợp UBND cấp xã thực hiện tốt công tác quản lý và triển
khai hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định; ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền
đối với các trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo
vệ các công trình xây dựng đo đạc tại địa phương.
Điều 15. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
Chỉ đạo tổ chức tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và phối
hợp các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát các hoạt động đo đạc và bản đồ của
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.