Quyết định 1881/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu | 1881/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/07/2020 |
Ngày có hiệu lực | 27/07/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Lê Quang Trung |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1881/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 27 tháng 7 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC TÀI SẢN MUA SẮM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 236/TTr-STC ngày 18/6/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Xe ô tô chuyên dùng (trừ xe của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên)
2. Bàn ghế học sinh ( Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT)
Các loại tài sản không thuộc phạm vi của Quyết định này, gồm các tài sản được quy định tại khoản 4 Điều 67 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 2. Đơn vị thực hiện mua sắm tập trung
1. Đơn vị thực hiện mua sắm tập trung
Trung tâm thông tin tư vấn và dịch vụ tài chính tỉnh Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung
- Tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản;
- Tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản, phát hành tài liệu mô tả chi tiết các tài sản được lựa chọn;
- Công khai việc mua sắm tài sản theo quy định;
- Giám sát việc thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng của các nhà thầu được lựa chọn; tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản;
- Thực hiện trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
1. Kinh phí được cơ quan, người có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
4. Nguồn kinh phí từ quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.