ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/2020/QĐ-UBND
|
Hà
Nam, ngày 01 tháng
07 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC TÀI SẢN MUA SẮM TẬP TRUNG VÀ PHÂN CÔNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
MUA SẮM TÀI SẢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý,
sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC
ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị quyết số
07/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban
hành Quy định về phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cụ thể như
sau:
1. Danh mục tài sản mua sắm tập trung
trên địa bàn tỉnh (trừ thuốc) gồm:
a) Máy móc, thiết bị văn phòng phổ
biến:
- Bộ máy vi tính: Bao gồm cả máy tính
xách tay, máy tính để bàn; riêng máy tính để bàn gồm: cả bàn máy vi tính và
thiết bị lưu điện (số lượng mua từ 03 bộ máy trở lên cho mỗi loại tài sản
đối với một đơn vị trực tiếp sử dụng). Không áp dụng cho bộ máy vi tính cấu
hình cao chuyên dùng cho ngành Phát thanh Truyền hình;
- Máy photocopy;
- Máy chiếu (bao gồm cả màn hình);
b) Máy móc, trang thiết bị chuyên
dùng thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có giá trị mua sắm từ 100 triệu đồng trở
lên/1 lần mua sắm đối với một đơn vị trực tiếp sử dụng;
c) Máy móc, trang thiết bị chuyên
dùng đặc thù phục vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các đơn vị Y tế công lập thực
hiện theo Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/5/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu
chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Y tế;
d) Đối với các loại tài sản ngoài
danh mục mua sắm tập trung nêu trên: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Hà
Nam thực hiện đấu thầu mua sắm theo quy định pháp luật hiện hành của nhà nước;
2. Các loại tài sản sau đây không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này, gồm có:
a) Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên
dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân.
b) Tài sản của cơ quan Việt Nam ở
nước ngoài;
c) Tài sản mua sắm từ nguồn vốn viện
trợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mà
nhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác với quy định tại Quyết định này;
d) Tài sản mua sắm thuộc dự án đầu tư
xây dựng cơ bản thực hiện theo Luật đấu thầu và Luật đầu tư công.
3. Việc điều chỉnh, bổ sung danh mục
tài sản mua sắm tập trung thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Bộ Tài chính.
Điều 2. Phân
công đơn vị mua sắm tập trung:
1. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch
thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện mua sắm tập trung
đối với các tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy định tại Điểm a, b
Khoản 1 Điều 1 Quyết định này đối với các đơn vị trực thuộc huyện, xã quản lý.
2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo thực
hiện mua sắm tập trung đối với các tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy
định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 1 Quyết định này đối với các đơn vị trực thuộc
Sở quản lý.
3. Giao Sở Y tế thực hiện mua sắm tập
trung đối với các tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy định tại Điểm a,
c Khoản 1 Điều 1 Quyết định này đối với các đơn vị trực thuộc Sở quản lý.
4. Giao Sở Tài chính thực hiện mua
sắm tập trung đối với các tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định này đối với các đơn vị khối tỉnh (trừ các
đơn vị thuộc ngành Y tế và ngành Giáo dục - Đào tạo).
Điều 3. Nguồn
kinh phí thực hiện mua sắm tài sản theo hình thức mua sắm tập trung:
1. Kinh phí được cơ quan, người có
thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Nguồn công trái quốc gia, trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
3. Nguồn vốn thuộc các chương trình,
dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu
mua sắm khác với quy định tại Quyết định này;
4. Nguồn kinh phí từ quỹ tài chính
nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản
hướng dẫn về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
5. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi
thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;
6. Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu
từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công
lập.
Điều 4. Xử
lý một số tình huống phát sinh cụ thể:
1. Đối với các gói thầu đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày Quyết định này có
hiệu lực thì tiếp tục thực hiện mua sắm theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp phát sinh đột xuất, cấp
bách cần phải mua sắm, trang bị thêm hoặc thay thế ngay để khắc phục sự cố và
đảm bảo các hoạt động được diễn ra bình thường; đơn vị có nhu cầu mua sắm tài
sản tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp cho phép thực hiện mua sắm theo
quy định cụ thể các trường hợp sau:
a) Trường hợp tài sản mua sắm tập
trung bị hư hỏng không tiếp tục sử dụng được do trường hợp bất khả kháng xảy ra
như: Chập điện, cháy, nổ, sét đánh... có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
b) Đơn vị thành lập mới, chia tách;
c) Tài sản phải mua từ nhà thầu đã
thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà
không thể mua từ nhà thầu khác;
d) Được cấp kinh phí mua sắm tài sản
thuộc danh mục mua sắm tập trung (theo đề án, dự án, chương trình hoặc bổ
sung kinh phí); các tiêu chí để đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Phát sinh nhu cầu mua sắm ngoài dự
toán được giao đầu năm và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự
toán mua sắm (nếu có).
e) Các trường hợp phát sinh đặc biệt
khác (nếu có).
Điều 5. Trách
nhiệm của các đơn vị được giao mua sắm tập trung:
1. Sở Tài chính; Sở Giáo dục và Đào
tạo; Sở Y tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố, thị xã theo chức
năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua sắm tập trung
theo đúng tiêu chuẩn, định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trình tự mua sắm tài sản công phải
thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi
hành luật. Tài sản sau khi mua sắm phải được hạch toán, quản lý, sử dụng theo
đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Hiệu
lực và trách nhiệm thi hành:
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày 10 tháng 7 năm 2020 và thay thế Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày
26/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc Ban hành danh mục tài sản
mua sắm tập trung và phân công đơn vị thực hiện mua sắm tài sản tập trung trên
địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- Bộ Tài chính (để b/cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- VPUB: LĐVP, Các CV;
- Báo Hà Nam, Đài PT & TH tỉnh;
- Website Hà Nam;
- Lưu: VT, KT06.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đông
|