Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 1871/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/08/2021
Ngày có hiệu lực 10/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1871/QĐ-UBND

An Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2021- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương phương được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1907/TTr-SLĐTBXH ngày 05 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm Quyết định này Kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban Dân tộc;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Website Văn phòng;
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Phước

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(ban hành kèm theo Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 10/8/2021)

Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:

A. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG NHỮNG NĂM QUA:

Trẻ em lao động sớm, trẻ em có nguy cơ lao động sớm đặc biệt là lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ dẫn đến ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của trẻ em như: Sức khoẻ, tâm lý, trẻ em sẽ không có thời gian học tập, vui chơi, giải trí, tiếp cận thông tin và thực hiện các quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng.

Các ngành nghề phổ biến trẻ em tham gia lao động ở An Giang như: Trẻ em tham gia vào các công đoạn sản xuất thuộc làng nghề thủ công (mộc, dưa xoài, đan lát, dệt thổ cẩm…); nông nghiệp (trồng lúa, sản xuất hoa màu, nuôi cá, cắt cỏ bò…); trẻ em bán vé số, phụ hồ, phụ quán ăn, làm việc trên đường phố... Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trẻ em tham gia lao động sớm ở An Giang là do nghèo, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, gia đình di cư từ nông thôn ra thành thị để kiếm sống; nhận thức của gia đình và trẻ em về hậu quả của việc trẻ em tham gia lao động sớm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; quan niệm của nhiều bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cho rằng phải tập cho trẻ làm việc từ nhỏ để góp phần cho sự phát triển của trẻ em và đóng góp kinh tế cho gia đình; bên cạnh đó công tác tuyên truyền, vận động phòng tránh trẻ em tham gia lao động sớm của các ngành chức năng chưa thật sự quan tâm; công tác thanh tra, kiểm tra đối với tình hình sử dụng lao động trẻ em chưa thường xuyên…

Trên cơ sở thực trạng lao động trẻ em trong những năm qua, UBND tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng tốt hơn.

B. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

I. MỤC TIÊU

[...]