BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ
THỦY SẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
187/QĐ-QLCL
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 5 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, PHƯƠNG PHÁP,
BIỂU MẪU RÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
NÔNG LÂM THỦY SẢN
CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định
số 670/QĐ-BNN0 ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
Quyết định
130/QĐ-QLCL ngày 04/4/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và thủy sản về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện rà soát văn bản quản
lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Xét đề nghị của
Trưởng Phòng Thanh tra, Pháp chế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội
dung, tiêu chí, phương pháp, biểu mẫu rà soát văn bản; thủ tục hành chính về
lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Phụ lục I, II kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Cục, Trưởng phòng Thanh tra, Pháp chế, Trưởng các phòng cơ quan Cục và các
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục trưởng (để b/c);
- Các PCT (để biết và chỉ đạo);
- Lưu: VT, TTPC.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Bá Anh
|
PHỤ LỤC I:
NỘI DUNG RÀ SOÁT VĂN BẢN QLNN VỀ LĨNH VỰC
AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN.
1. Mục đích, yêu cầu:
Qua rà soát nhằm
xác định và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, thay
thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản.
2. Căn cứ rà soát:
a) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
b) Nghị định số
16/2013NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật;
c) Thông tư số
09/2013/TT-BTP ngày 15 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
3. Đối tượng, phạm vi rà soát:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ATTP trong
ngành nông nghiệp và PTNT thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (từ
Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến các thông tư của Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch về an toàn thực phẩm).
4. Phương thức rà soát:
a) Rà soát theo các chuỗi sản phẩm thực phẩm;
b) Rà soát theo chuỗi vấn đề;
c) Rà soát, đối chiếu ngang hàng các quy định về an
toàn thực phẩm (các văn bản có liên quan đến an toàn thực phẩm được ban hành bởi
các cơ quan liên quan về an toàn thực phẩm giữa Bộ NN&PTNT và các bộ, cơ
quan ngang bộ; giữa các chuỗi sản phẩm)
5. Nội dung rà soát:
a) Rà soát nội dung các quy định về an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản;
b) Việc phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước
về ATTP nông lâm thủy sản trong các văn bản QPPL được rà soát;
6. Cách thức thực hiện:
1. Rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
a) Xác định văn bản
được rà soát;
b) Xem xét, đánh
giá phần căn cứ ban hành của văn bản được rà soát để xác định và tập hợp đầy đủ
văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát (theo quy định tại Điều 3 Thông tư
09/2013/TT-BTP).
c) Xem xét, xác định
hiệu lực của văn bản được rà soát;
d) Xem xét, đánh
giá về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
e) Xem xét, đánh
giá về nội dung của văn bản được rà soát;
2. Lập Phiếu rà
soát văn bản theo mẫu (Mẫu số 01 gửi kèm).
3. Lập sơ đồ mối
quan hệ theo chuỗi sản xuất (sơ đồ 1,2,3 kèm theo).
4. Tiến hành rà
soát các văn bản pháp luật theo các tiêu chí sau:
a) Tính thống nhất;
b) Tính hợp lý;
c) Tính khả thi
(có sự xâu chuỗi, kết nối với sơ đồ để đưa ra kết quả cuối cùng, theo chuỗi)
5. Đề xuất, kiến
nghị:
a) Những văn bản
cần sửa đổi, bổ sung, dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung
b) Những văn bản
cần thay thế, bãi bỏ.
c) Những văn bản
cần xây dựng mới, dự kiến nội dung ban hành.
7. Biểu mẫu phục vụ việc rà soát (mẫu kèm theo).
a) Phiếu rà soát
văn bản (Mẫu số 01);
b) Sổ theo dõi
văn bản được rà soát (Mẫu số 02);
c) Danh mục văn bản
hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (phục vụ công bố định kỳ hàng năm) (Mẫu số
03);
d) Danh mục tổng
hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa (Mẫu số 04);
e) Danh mục văn bản
hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (Mẫu số 05);
f) Danh mục văn bản
còn hiệu lực (Mẫu số 06);
g) Danh mục văn bản
cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới (Mẫu số 07).
PHỤ LỤC II:
NỘI DUNG RÀ SOÁT ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
1. Mục đích, yêu cầu:
Qua rà soát nhằm
kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp,
phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực
tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết
kiệm thời gian, chi phí công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính.
2. Căn cứ rà soát:
a) Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngay 15 tháng 6 năm 2013
của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
c) Thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 2 năm 2014 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát,
đánh giá thủ tục hành chính
3. Đối tượng, phạm vi rà soát:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ATTP trong
ngành nông nghiệp và PTNT thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (từ
Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến các thông tư của Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch về an toàn thực phẩm)
4. Nội dung, cách thức thực hiện:
Rà soát điều kiện, thủ tục hành chính của văn bản QPPL
được rà soát bao gồm:
a) Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính (Điều 13
Thông tư 07/2014/TT-BTP;
b) Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính (Điều 14
Thông tư 07/2014/TT-BTP);
c) Rà soát, đối chiếu ngang hàng các điều kiện, thủ tục
hành chính về an toàn thực phẩm (các văn bản có liên quan đến an toàn thực phẩm
được ban hành bởi các cơ quan liên quan về an toàn thực phẩm giữa Bộ
NN&PTNT và các bộ, cơ quan ngang bộ) có quy định về thủ tục hành chính
5. Quy trình thực hiện rà soát:
1. Lập kế hoạch
rà soát, đánh giá (theo Phụ lục V ban hành kèm theo TT 07/2014/TT-BTP).
2. Tiến hành rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính (theo nội dung mục 4).
3. Tính chi phí
khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (theo hướng dẫn tại Điều 9 thông tư số
07/2014/TT-BTP).
4. Tổng hợp kết
quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (theo phụ lục VII ban hành kèm theo
Thông tư 07/2014/TT-BTP).
5. Báo cáo kết quả
rà soát, đánh giá.
6. Tiến hành rà
soát điều kiện, thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau:
a) Sự cần thiết của
thủ tục hành chính;
b) Tính hợp lý của
thủ tục hành chính;
c) Tính hợp pháp
của thủ tục hành chính;
d) Tính chi phí
tuân thủ thủ tục hành chính.
6. Đề xuất, kiến nghị:
a) Loại bỏ hoặc chỉnh
sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà;
b) Bổ sung thủ tục
hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế;