Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2022 quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 1841/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 11/10/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Trần Văn Hiệp |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1841/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 11 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2142/KHĐT-KTN ngày 27 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Chủ chương trình mục tiêu quốc gia; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây gọi chung là cấp huyện) phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị của địa phương triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn, trong đó:
- Quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1841/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 11 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2142/KHĐT-KTN ngày 27 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Chủ chương trình mục tiêu quốc gia; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây gọi chung là cấp huyện) phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị của địa phương triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn, trong đó:
- Quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ;
- Tổ chức lập kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ;
- Huy động và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; lồng ghép các nguồn vốn; huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng; huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ;
- Tổ chức thực hiện cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định từ Điều 13 đến Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ;
- Tổ chức thực hiện các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định từ Điều 20 đến Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
Điều 4. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, chủ chương trình liên quan
1. UBND tỉnh:
- Là đơn vị chủ quản chương trình, chỉ đạo, quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giữa kỳ, đột xuất, kết thúc giai đoạn 5 năm theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết theo khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Ban hành các quy định trong tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư xây dựng và các nội dung khác theo khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là đơn vị chủ trì tổng hợp kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, hàng năm của tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; đề xuất, phân bố vốn đầu tư công ngân sách trung ương, địa phương thực hiện từng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm. Tổng hợp chung về các Chương trình mục tiêu quốc gia, là đơn vị báo cáo đánh giá thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giữa kỳ, đột xuất và kết thúc giai đoạn 5 năm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Trung ương, địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ và các nhiệm vụ khác có liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết quy định việc lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở đề xuất của các chủ chương trình.
3. Sở Tài chính:
- Là đơn vị chủ trì tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và hàng năm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung, hoạt động, dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tổng hợp và báo cáo chính phủ kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ khác có liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
4. Sở Xây dựng:
- Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh (hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn) ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và việc áp dụng thiết kế có sẵn đối với dự án đầu tư theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý.
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng được đầu tư xây dựng theo cơ đặc thù theo quy định hiện hành trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù quy định tại Chương IV Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ; quy định chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án; quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình trên địa bàn tỉnh đối với lĩnh vực tham mưu quản lý.
5. Sở Giao thông vận tải:
- Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh (hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn) ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và việc áp dụng thiết kế có sẵn đối với đường giao thông nông thôn quy định tại Điều 14 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Xây dựng quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo hiểm công trình; quy định về chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án trên địa bàn tỉnh đối với lĩnh vực quản lý.
6. Sở Tư pháp:
Hướng dẫn cụ thể các sở, ngành trong quá trình tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành các quy định, trình thẩm định, ban hành văn bản đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
7. Chủ các Chương trình, dự án thành phần:
a) Ban Dân tộc:
- Là đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Chương trình); có nhiệm vụ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, địa phương thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Là đơn vị tổng hợp chung về Chương trình từ các địa phương, tổng hợp báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình giữa kỳ, đột xuất và kết thúc giai đoạn 5 năm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy định việc lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng Quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định để làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo thực hiện, tổ chức giám sát, đánh giá Chương trình; thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá Chương trình theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình, chịu trách nhiệm hướng dẫn các Chủ dự án thành phần xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần.
- Xây dựng Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia theo nhiệm vụ được giao, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia để cập nhật, tích hợp, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia trên phạm vi cả nước. Hướng dẫn các Chủ dự án thành phần chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Là đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Chương trình); có nhiệm vụ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, địa phương thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Là đơn vị tổng hợp chung về Chương trình từ các địa phương, tổng hợp báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình giữa kỳ, đột xuất và kết thúc giai đoạn 5 năm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình.
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy định việc lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các Chương trình theo Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
- Chỉ đạo thực hiện, tổ chức giám sát, đánh giá Chương trình; thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá Chương trình theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình, chịu trách nhiệm hướng dẫn các Chủ dự án thành phần xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần.
- Xây dựng Hệ thống quản lý Chương trình theo nhiệm vụ được giao, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia để cập nhật, tích hợp, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các Chương trình trên phạm vi cả nước. Hướng dẫn các Chủ dự án thành phần chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Là đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Chương trình); có nhiệm vụ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, địa phương thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Là đơn vị tổng hợp chung về Chương trình từ các địa phương, tổng hợp báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình giữa kỳ, đột xuất và kết thúc giai đoạn 5 năm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình.
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Chủ trì xây dựng Nghị quyết quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy định việc lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các Chương trình theo Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng Quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định để làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo thực hiện, tổ chức giám sát, đánh giá Chương trình; thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá Chương trình theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình, chịu trách nhiệm hướng dẫn các Chủ dự án thành phần xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần.
- Xây dựng Hệ thống quản lý Chương trình theo nhiệm vụ được giao, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia để cập nhật, tích hợp, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các Chương trình trên phạm vi cả nước. Hướng dẫn các Chủ dự án thành phần chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng, tham mưu UBND tỉnh hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với các nội dung sau:
+ Về hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Xây dựng đầy đủ các nội dung theo Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
+ Về hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng: Xây dựng đầy đủ các nội dung theo Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
+ Về hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ: Xây dựng đầy đủ các nội dung theo Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các các sở, ngành, địa phương có liên quan theo dõi, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các tiêu chí thuộc các nội dung thành phần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTG ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
d) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây gọi chung là cấp huyện):
Là đơn vị chủ quản các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương, chỉ đạo, quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp huyện do mình quản lý; là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các công trình đặc thù tại địa phương theo quy định và các công trình thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Báo cáo trình Hội đồng nhân dân huyện về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giữa kỳ, đột xuất, kết thúc giai đoạn 5 năm theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở Nghị quyết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan.
Tổng hợp nhu vốn thực hiện từng Chương trình (gồm vốn hàng năm, trung hạn) từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã), vốn đối ứng của cộng đồng dân cư, vốn huy động của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng...) tại địa phương để báo cáo đề xuất đơn vị chủ quản chương trình, đơn vị tổng hợp, chủ chương trình dự án ở cấp tỉnh có liên quan theo quy định để làm cơ sở tổng hợp đề xuất nhu cầu, phân bổ vốn hàng năm, giai đoạn theo quy định.
đ) Chủ dự án thành phần là UBND các xã hoặc các đơn vị có liên quan khác do UBND cấp huyện chỉ định theo từng chủ dự án thành phần, có trách nhiệm:
- Lập kế hoạch thực hiện dự án thành phần giai đoạn 5 năm và hằng năm gửi các chủ chương trình cấp huyện theo quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý Chương trình để cập nhật, tích hợp, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia trên phạm vi cả nước.
- Tổ chức thực hiện, xây dựng tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư, lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, thẩm định hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu thực hiện, tổ chức quản lý thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, quản lý vận hành và bảo trì các công trình đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 thang 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Phối hợp với chủ Chương trình cấp huyện xác định chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cập nhật các chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
- Thực hiện giám sát dự án thành phần theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
- Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình, chịu trách nhiệm hướng dẫn các chủ dự án thành phần xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần.
- Xây dựng Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia theo nhiệm vụ được giao, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia để cập nhật, tích hợp, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia trên phạm vi cả nước. Hướng dẫn các chủ dự án thành phần chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình.
8. Các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan thực hiện theo nhiệm vụ được giao và phân công theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Tổ chức quản lý điều hành
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền.
2. Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp ở địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) được thành lập, hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả và không làm tăng biên chế.
3. Ban quản lý xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban quản lý xã) được thành lập đê tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã. Trưởng Ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; thành viên bao gồm: Công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán; cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư.
4. Ban phát triển thôn, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là Ban phát triển thôn) do cộng đồng dân cư bầu, hoạt động theo quy chế do cộng đồng dân cư thống nhất và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Ban phát triển thôn phải có ít nhất một thành viên là người có uy tín, kinh nghiệm tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
1. Các Ban Chỉ đạo làm việc thông qua các phiên họp định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo; thông qua lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.
2. Các Ban chỉ đạo hoạt động theo kế hoạch công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức thực hiện.
Điều 7. Công khai thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia
1. Chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình, cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc công khai thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Nội dung công khai thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia gồm:
a) Các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn; tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm ở mỗi cấp; danh mục dự án đầu tư trên địa bàn; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác.
c) Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo tài chính theo quy định (trong đó phải bao gồm: báo cáo quyết toán sử dụng các nguồn vốn, khối lượng thực hiện và kết quả giải ngân các dự án đầu tư).
d) Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, các vụ tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức tham gia quản lý, điều hành và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
đ) Các ý kiến phản hồi từ người dân và kết quả xử lý ý kiến phản hồi.
3. Hình thức, thời hạn công khai thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
Điều 8. Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia
1. Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Nội dung giám sát của chủ chương trình:
a) Theo dõi, kiểm tra việc quản lý thực hiện Chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý Chương trình, dự án thành phần.
b) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.
c) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện Chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần [giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có)].
d) Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
đ) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá Chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
e) Báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
3. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần:
a) Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp; công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.
b) Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.
c) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.
d) Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.
đ) Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình và người có thẩm quyền quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
5. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công:
a) Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình theo quy định.
b) Tổng hợp tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: tiến độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình; thực hiện kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp), giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh, kết quả xử lý các vướng mắc.
c) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư thuộc chương trình của các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình ở các cấp.
d) Theo dõi, kiểm tra việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của cơ quan, đơn vị liên quan.
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
6. Nội dung giám sát của cộng đồng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia: Theo Điều 33 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
7. Chi phí thực hiện hoạt động giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm.
Điều 9. Trách nhiệm của các chủ chương trình, chủ dự án thành phần; Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Tạo điều kiện để các Ban Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện các nội dung, kế hoạch, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Định kỳ 6 tháng (chậm nhất là ngày 05 tháng 7 hàng năm) và hàng năm (chậm nhất là ngày 05 tháng 02 năm sau) các Chủ chương trình dự án thành phần, UBND cấp huyện báo cáo về Chủ chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ từng Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của mình; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp tháo gỡ.
Điều 10. Trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy định này; các chủ chương trình dự án thành phần có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định này.
2. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Quy định, trên cơ sở đề xuất của các chủ dự án thành phần báo cáo chủ Chương trình dự án xem xét, quyết định./.