Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1841/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/08/2011
Ngày có hiệu lực 02/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1841/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 02 tháng 8 năm 2011

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29/11/2006;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 17/TT-SLĐTBXH ngày 21 tháng 7 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ LĐTB&XH;
- UBQG VSTB của phụ nữ VN;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban VSTBCPN tỉnh;
- Các thành viên Ban VSTBCPN tỉnh;
- Lưu: VT, VX

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 02/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình)

I . MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các ngành, các cấp đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, phấn đấu đến năm 2015 phụ nữ tỉnh Quảng Bình phải được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội để đóng góp ngày càng cao hơn cho xã hội và gia đình, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

- Chỉ tiêu 1: 100% UBND cấp tỉnh và huyện, có cán bộ chủ chốt là nữ. 100% cấp xã có cán bộ chủ chốt (Đảng ủy, HĐND, UBND) là nữ. Phấn đấu tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo từ cấp phòng thuộc sở và tương đương trở lên đạt 45% trở lên.

- Chỉ tiêu 2: 70% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ đảng viên nữ mới kết nạp đạt 30-35% trong tổng số đảng viên mới kết nạp.

* Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm đạt 45% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Đảm bảo cân bằng nam nữ trong tổng số người được tạo việc làm mới hàng năm.

- Chỉ tiêu 2: Chủ doanh nghiệp là nữ đạt 20%

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt không dưới 25% .

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80%.

* Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90%

[...]