Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 1834/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/09/2016
Ngày có hiệu lực 01/09/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1834/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 01 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Dự án đầu tư và Xây dựng công trình thủy lợi, Ban Quản lý Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc, Ban Quản lý Dự án nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học, Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 - KfW8 trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn sau khi thành lập, gồm:

1. Lãnh đạo Ban Quản lý: Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban giúp việc cho Trưởng ban.

2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý, gồm:

a) Phòng Hành chính - Kế toán;

b) Phòng Kế hoạch;

c) Phòng Kỹ thuật.

Các phòng có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các viên chức khác. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

3. Số lượng người làm việc:

a) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn không được giao biên chế sự nghiệp. Trưởng Ban Quản lý có trách nhiệm xây dựng phương án bố trí, sử dụng số lượng người làm việc của Ban Quản lý theo cơ chế tự chủ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

b) Việc quản lý, xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc; tuyển dụng, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức và lao động của Ban Quản lý phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất và đặc điểm, vị trí việc làm, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và quy định của pháp luật.

Điều 3. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư và tổ chức quản lý:

Trong thời gian thực hiện các quy trình sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn để đảm bảo cơ sở pháp lý đi vào hoạt động chính thức, không làm gián đoạn các công việc đang triển khai, các Ban Quản lý dự án (cũ) được tiếp tục sử dụng con dấu, chữ ký để thực hiện giao dịch và hoàn tất các thủ tục còn lại đối với các chương trình, dự án đã giao đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/9/2016.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan chỉ đạo thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng về tài sản, tài chính, nhân sự, số lượng người làm việc, nhiệm vụ chuyên môn; chỉ đạo quản lý, sử dụng con dấu của các đơn vị hợp nhất và tổ chức lại các phòng theo quy định.

b) Chỉ đạo duy trì ổn định các lĩnh vực hoạt động thường xuyên của các đơn vị trong quá trình thực hiện hợp nhất.

c) Bố trí trụ sở, cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự; chỉ đạo xây dựng, ban hành nội quy, quy chế hoạt động để đảm bảo Ban Quản lý kịp thời đi vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

[...]