Quyết định 1832/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020

Số hiệu 1832/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/10/2013
Ngày có hiệu lực 11/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Võ Thành Hạo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1832/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 11 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Quyết định số 2993/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1230/TTr-SCT ngày 24 tháng 9 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình số 1229/CTr-SCT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Sở Công Thương về hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020 (kèm theo) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển các làng nghề hiện có, phát huy nghề truyền thống, kết hợp với du lịch;

- Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực phát triển các làng nghề trọng điểm thuộc thế mạnh của tỉnh; phát triển hạ tầng phục vụ cho làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho làng nghề, thành lập các hợp tác xã để làm đầu mối tổ chức quản lý làng nghề;

- Tăng thu nhập, giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở các vùng nông thôn;

- Đổi mới công nghệ, cơ khí hoá, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung: Khôi phục, phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Bến Tre, có lợi thế cạnh tranh, ngành nghề ưu tiên của tỉnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo đảm làng nghề phát triển một cách bền vững, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, nguồn nguyên vật liệu trong nước và không gây ô nhiễm môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề tăng bình quân 15%/năm, phát triển thêm khoảng 2-3 làng nghề mới, tạo việc làm ổn định cho khoảng 10.000-12.000 lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn từ 2-3 triệu đồng/người/tháng lên 3-4 triệu đồng/người/tháng; mỗi huyện có khoảng 2-3 loại sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng nhãn hiệu và có ít nhất 50% số làng nghề được xây dựng mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả; hỗ trợ và hướng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ

1. Đối với những ngành nghề truyền thống đã hình thành lâu đời: Tập trung hỗ trợ vốn để duy trì, phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ làng nghề, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Cụ thể:

a) Làng nghề dệt chiếu - thảm (An Hiệp - Châu Thành; Nhơn Thạnh - thành phố Bến Tre, Thành Thới B - Mỏ Cày Nam): Tập trung phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mở các lớp đào tạo nghề để phát triển thêm mẫu mã, kiểu dáng mới, tạo các sản phẩm đặc trưng của làng nghề; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường đồng thời nghiên cứu hỗ trợ phát triển nghề mới.

b) Làng nghề sản xuất mây tre đan (Phước Tuy, Phú Lễ - Ba Tri): Đầu tư khôi phục vùng nguyên liệu, cải tiến công cụ lao động, mẫu mã, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất; khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, hàng trang trí nội thất, hỗ trợ xúc tiến thương mại giới thiệu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ làng nghề cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo tay nghề, truyền nghề, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, gắn với du lịch văn hoá và có kế hoạch thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối quản lý.

c) Làng nghề (TTCN) nấu rượu (Phú Lễ - Ba Tri): Nghiên cứu quy trình sản xuất chuẩn, giữ vững hồ men gia truyền nhằm duy trì và nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cải tiến bao bì, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu; hình thành tổ hợp tác và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Rượu Phú Lễ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề.

d) Làng nghề chế biến cá khô (Bình Thắng - Bình Đại; An Thuỷ - Ba Tri): Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhà xưởng, hệ thống sấy, hút chân không, đăng ký nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức truyền nghề và mời gọi đầu tư phát triển doanh nghiệp đầu mối để cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề; tăng cường đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô lớn trong làng nghề để làm nòng cốt, vận động các hộ sản xuất liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối hỗ trợ làng nghề cũng như tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

đ) Làng nghề sản xuất kìm kéo (Mỹ Thạnh - Giồng Trôm): Mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, khép kín quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, có kế hoạch xây dựng mô hình kinh tế hợp tác phù hợp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường, tổ chức các lớp truyền nghề, đào tạo nghề, nâng cao trình độ quản lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

e) Làng nghề sản xuất bánh phồng, bánh tráng (Sơn Đốc, Mỹ Lồng - Giồng Trôm, Phú Ngãi - Ba Tri): Nghiên cứu thiết kế xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở đầu tư thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn, có giải pháp để hỗ trợ làng nghề phát triển vùng trồng nếp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất; thực hiện an toàn vệ sinh và nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, cải tiến bao bì mẫu mã, phát triển mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã hiện có và vận động thành lập hợp tác xã mới trong các làng nghề; nhân rộng mô hình tăng cường năng lực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng sang các làng nghề sản xuất khác.

g) Làng nghề sản xuất lu chứa nước - Bàn ghế bằng xi măng (Hoà Lợi - Thạnh Phú): Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình thuộc làng nghề vay vốn phát triển sản xuất; tăng cường công tác đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cơ giới hoá vào một số công đoạn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đăng ký thương hiệu; tổ chức vận động thành lập mô hình kinh tế hợp tác thích hợp để hỗ trợ làng nghề.

[...]