Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1823/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1823/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/11/2016
Ngày có hiệu lực 15/11/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1823/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 15 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phòng TM và CN Việt Nam;
- Như Điều 2;
- VPUB: LĐVP, các CV liên quan;
- Lưu: VT, NV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đông

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1823/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 25/5/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng môi trường kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và tạo thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh;

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu tăng thứ bậc xếp hạng hàng năm, tạo động lực để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Tiếp tục phát huy những chỉ số thành phần có điểm số cao, tăng thứ hạng và cải thiện các chỉ số thành phần có điểm số thấp và tụt thứ hạng; nâng vị trí xếp hạng trong bảng xếp hạng PCI hàng năm; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Hà Nam nằm trong nhóm 20 tỉnh có vị trí xếp hạng PCI cao của cả nước.

2. Các giải pháp chủ yếu

2.1. Tổ chức quán triệt tới các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh các kế hoạch, chương trình hành động triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ như: Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 25/5/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Kế hoạch số 1167a/KH-UBND ngày 31/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định 957/QĐ-UBND ngày 30/6/2016),…tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của việc cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với việc thu hút đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp hành chính đối với cán bộ, công chức nhất là những cán bộ, công chức thường xuyên tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.

2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, đất đai, đầu tư, xây dựng, kê khai nộp thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội...; trong đó coi trọng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh trong thời gian tới, nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, xem đây là phương pháp chính để cải tiến lề lối làm việc, là công cụ quyết định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

2.3. Nâng cao hiệu quả các hoạt động liên quan đến đất đai như: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, rà soát lại quỹ đất, hướng dẫn lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Chú trọng việc công khai quỹ đất chưa giao sử dụng nhằm minh bạch hóa việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, đảm bảo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, giúp cho các doanh nghiệp dân doanh bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh; kiên quyết thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích. Đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để giải quyết vấn đề mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất kinh doanh.

[...]