ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2017/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 22 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG SẢN
XUẤT, PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2015/NĐ-CP NGÀY
09/9/2015 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật
bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị
định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững
và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông
tư Liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9
năm 2015 của chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với
chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015-2020";
Căn cứ Thông
tư số 27/2015/TT-NHNN ngày 15/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam "Hướng
dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế,
chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền
vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020";
Theo đề nghị
của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số
3076/TTr-SNN&PTNT ngày 18 tháng 9 năm 2017 và Văn bản số 3605/SNN-PTNT ngày
31 tháng 10 năm 2017; Báo cáo thẩm định số 201/BC-STP ngày 11 tháng 9 năm 2017
của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức
hỗ trợ trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ theo Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2017 và được thực hiện
đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng ban dân tộc tỉnh;
Giám đốc Kho bạc Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh; Giám đốc Ngân hàng chính
sách xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Ninh; Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Ninh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC HỖ TRỢ TRỒNG
RỪNG SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2015/NĐ-CP NGÀY
09 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN
2017-2020
(Kèm theo Quyết định số: 18/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng và nguyên tắc áp dụng
1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định
này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích trồng rừng sản xuất, phát triển
lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững
và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Đối tượng
áp dụng
- Hộ gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn
định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc
vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng chính phủ quy định, có thực hiện
trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được
Nhà nước giao đất;
- Các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách tại Quyết định này.
3. Nguyên tắc
áp dụng
- Trong trường
hợp cùng thời gian, một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ thì đối tượng thụ hưởng
được lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ có lợi nhất;
- Ưu tiên hộ
đăng ký thoát nghèo;
- Hỗ trợ
sau đầu tư, sau khi nghiệm thu trồng rừng cuối năm;
- Khuyến
khích trồng cây bản địa đã và đang trồng rừng có hiệu quả tại các địa phương, hạn
chế tối đa trồng keo với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ (băm dăm);
- Khuyến
khích các hộ dân trồng rừng keo gỗ lớn (thời gian khai thác tối thiểu là 10
năm);
- Phương
án, dự án sản xuất được Ngân hàng chính sách Xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn thẩm định và cam kết cho vay vốn;
- Các hộ
dân phải cam kết không khai thác cây trồng trước thời gian hoặc chưa đạt các
tiêu chuẩn quy định của từng loại cây trồng.
Điều 2. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
1. Diện
tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định,
lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản
xuất bằng loài cây lấy gỗ, trồng cây lâm sản ngoài gỗ.
2. danh mục
loài cây khuyến khích trồng rừng sản xuất
- Thông mã
vĩ (Pinus massoniana Lamb.)
- Thông Nhựa
xuất xứ Quảng Ninh (Pinus merkusii J.et de Vries)
- Quế (Cinnamomum
cassia presl)
- Sa mộc (Cunninghamia
lanceolata (Lamb.) hook)
- Hồi (Illicium
verum hook.f)
- Sở (Camellia
sasanqua hoặc Camellia sp).
- Keo tai
tượng (Acacia mangium Willd) các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron Range.
- Keo lai (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis): BV10, BV16, BV32, BV73, BV75, BV33.
Căn cứ vào
khảo sát lập địa cụ thể nơi trồng đối với từng dự án (hoặc phương án) để chọn
loài cây trồng phù hợp theo nguyên tắc đất nào cây ấy (như phụ biểu danh mục
loài cây trồng đối với từng khu vực kèm theo).
3. Mức hỗ
trợ.
- Ngân sách
nhà nước hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha (Mười triệu đồng) để mua cây giống, phân bón
và chi phí một phần nhân công bằng tiền để trồng rừng năm thứ nhất đối với trồng
cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng
theo thiết kế - dự toán;
- Phần vốn
đầu tư còn thiếu so với suất đầu tư trồng rừng tính theo định mức kinh tế kỹ
thuật, hộ gia đình được vay một phần vốn không có tài sản bảo đảm để trồng rừng
sản xuất, cây lâm sản ngoài gỗ tại một trong 02 (hai) Ngân hàng: Ngân hàng
Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định
tại Điều 8, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về
cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo
nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 (viết
tắt là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ) và quy định hiện hành của Ngân
hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đối với
các cây lâm sản ngoài gỗ khác thực hiện theo chính sách hỗ trợ quy định tại Phụ
lục số III, Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh và Quyết định số 899/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chính sách Khuyến khích sản xuất hàng hóa
nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020.
4. Những nội
dung không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 3. Nguồn vốn thực hiện chính sách
- Nguồn
ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hàng năm phân bổ cho Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương
trình 135;
- Vốn vay
Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Ninh hoặc Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Ninh;
- Các nguồn
vốn hợp pháp khác.
Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn
và thẩm định thiết kế, dự toán đối với các dự án (hoặc phương án) trồng rừng sản
xuất thuộc đối tượng của chính sách (gọi chung là đối tượng được thụ hưởng);
- Chủ trì,
phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức
tuyên truyền nội dung chính sách đến các đối tượng được thụ hưởng tại mục 2 điều
1 Quy định này biết, thực hiện;
- Kiểm tra,
giám sát và đôn đốc các địa phương việc tổ chức thực hiện chính sách;
- Định kỳ 6
tháng, năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách, các nội dung vướng mắc,
phát sinh (nếu có), tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh sửa đổi, bổ
sung.
2. Sở Kế hoạch
và đầu tư
- Chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố
trí nguồn lực để thực hiện chính sách;
- Phối hợp
với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách.
3. Sở Tài
chính
- Hướng dẫn
quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định; kiểm tra,
giám sát và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
- Phối hợp
với Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực để
thực hiện chính sách.
4. Ngân hàng
tín dụng (Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Ninh):
- Báo cáo
Ngân hàng cấp trên trực tiếp bố trí nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay của các
đối tượng được thụ hưởng trên địa bàn;
- Chỉ đạo
và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện cho vay đầu tư trồng rừng sản xuất
theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các quy định hiện
hành và hướng dẫn của chuyên ngành;
- Phối hợp
với các Sở, ngành, các cơ quan liên quan của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện
việc cho vay vốn các đối tượng được thụ hưởng theo phân công của Ngân hàng Nhà
nước tại Văn bản số 8327/NHNN-TD ngày 30 tháng 10 năm 2016 về việc hướng dẫn
phân định đối tượng khách hàng vay vốn theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính
phủ;
- Phối hợp
tổ chức kiểm tra giám sát việc triển khai vốn vay, sử dụng vốn vay tại các hộ
gia đình theo quy định;
- Định kỳ
hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo thống kê kết quả triển khai thực
hiện tín dụng chính sách theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ và phản ảnh
kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, giải quyết.
5. Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Tuyên
truyền phổ biến kịp thời nội dung chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng tại
mục 2 điều 1 Quy định này trên địa bàn biết, thực hiện;
- Căn cứ mức
hỗ trợ quy định tại Quyết định này để xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn trung hạn
(3 năm) và kế hoạch chi tiết từng năm của địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư
tổng hợp; đồng thời lồng ghép vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
dự toán ngân sách hàng năm của địa phương;
- Tổ chức
thẩm định, nghiệm thu và hỗ trợ kinh phí, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo
đúng chế độ quy định hiện hành;
- Tổ chức
triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản
ngoài gỗ trên địa bàn do địa phương quản lý theo mức hỗ trợ quy định tại Quyết
định này và các quy định hiện hành.
- Định kỳ
hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc
của địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện về Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
PHỤ BIỂU
DANH MỤC LOÀI CÂY KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TỪNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ
75/2015/NĐ-CP NGÀY 09/9/2015 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 18/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT
|
Địa phương
(huyện, TX, TP)
|
Loài cây khuyến khích trồng
|
1
|
Huyện Hoành Bồ
|
Thông Nhựa xuất xứ Quảng
Ninh; Keo tai tượng; Keo lai
|
2
|
Huyện Ba Chẽ
|
Sa mộc; Quế; Thông Mã vĩ;
Keo tai tượng; Keo lai
|
3
|
Huyện Vân Đồn
|
Thông Nhựa xuất xứ Quảng
Ninh; Keo tai tượng; Keo lai
|
4
|
Huyện Tiên Yên
|
Thông Mã vĩ; Quế; Sở; Keo
tai tượng; Keo lai
|
5
|
Huyện Bình Liêu
|
Sở; Hồi; Thông Mã vĩ; Keo
tai tượng; Keo lai
|
6
|
Huyện Đầm Hà
|
Thông Mã vĩ; Quế; Keo tai
tượng; Keo lai
|
7
|
Huyện Hải Hà
|
Thông Mã vĩ; Quế; Keo tai
tượng; Keo lai
|
8
|
Tp Móng Cái
|
Thông Nhựa xuất xứ Quảng
Ninh; Keo tai tượng; Keo lai
|