Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 24/2016/QĐ-UBND định mức về giống, mức hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 24/2016/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/12/2016
Ngày có hiệu lực 01/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2016/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC VỀ GIỐNG, MỨC HỖ TRỢ KHOANH NUÔI TÁI SINH CÓ TRỒNG RỪNG BỔ SUNG, TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ, TRỢ CẤP GẠO TRỒNG RỪNG THAY THẾ NƯƠNG RẪY THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2015/NĐ-CP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Căn cứ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính Phủ giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 442/TTr-SNN ngày 30 tháng 11 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức về giống, mức hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

1. Định mức về giống

(có Biểu chi tiết số 01 kèm theo).

Những loài cây trồng không có tên tại biểu 01 thì hỗ trợ theo giá thực tế được các đơn vị chuyên môn thẩm định, phê duyệt.

2. Hỗ trợ Khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

a) Đối tượng rừng là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Đối tượng được nhận là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Mức hỗ trợ: 7.500.000 đồng/ha/6 năm,

 (có biểu chi tiết số 02 kèm theo).

3. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

a) Đối tượng được nhận là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định. Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.

b) Hỗ trợ mua cây giống, phân bón và công lao động trồng rừng:

- Đối với các huyện Bắc Mê, Thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình: 5.000.000,0 đồng/ha/3 năm.

(có biểu chi tiết số 03 kèm theo).

- Đối với các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần: 8.000.000,0 đồng/ha/4 năm.

(có biểu chi tiết số 04 kèm theo).

c) Đối với trồng cây lâm sản ngoài gỗ: Hỗ trợ cây giống, phân bón và công lao động: 7.000.000,0 đồng/ha.

Loài cây trồng và thời gian hỗ trợ thực hiện theo hồ sơ, dự toán được các đơn vị chuyên môn thẩm định, phê duyệt.

4. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy

[...]