THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1782/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 11
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 -
2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt
Nam giai đoạn 2012 - 2015” với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Bảo đảm Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện; cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cho xã hội và quốc phòng, an ninh; nâng cao sức
cạnh tranh, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất,
cung ứng điện cho nền kinh tế và nhu cầu xã hội.
II. NỘI DUNG
1. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và
kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải,
phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự
án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng,
đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa
thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công
trình điện; thí nghiệm điện.
b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực
tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:
- Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật
liệu, vật tư thiết bị ngành điện;
- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết
bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách
điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động;
- Đầu tư, kinh doanh cơ khí điện lực;
- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự
án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình nhà máy
điện, các công trình đường dây và trạm biến áp, công trình viễn thông - công
nghệ thông tin, các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn
mà Nhà nước giao cho EVN;
- Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác
đào tạo lao động với nước ngoài;
- Dịch vụ tự động hóa và điều khiển;
- Kinh doanh các dịch vụ công nghệ
thông tin (nghiên cứu, phát triển, triển khai, tư vấn và đào tạo) trong và
ngoài nước, quản lý hệ thống thông tin nội bộ.
Các ngành, nghề khác được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận.
2. Vốn điều lệ của EVN (sau khi đánh
giá lại tài sản): 143.404 tỷ đồng;
3. Phân loại, sắp
xếp các đơn vị thành viên hiện có của EVN giai đoạn 2012 - 2015:
a) Các đơn vị giữ
nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - EVN:
- Công ty Thủy điện Hòa Bình;
- Công ty Thủy điện Ialy;
- Công ty Thủy điện Trị An;
- Công ty Thủy điện Tuyên Quang;
- Công ty Phát triển Thủy điện Sê
San;
- Công ty Thủy điện Sơn La;
- Công ty Mua bán điện;
- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc
gia;
- Ban Quản lý Dự án thủy điện 5 (thủy
điện tích năng Bác Ái);
- Ban Quản lý Dự án Nhà máy thủy
điện Sơn La (thủy điện Lai Châu);
- Ban Quản lý Dự án Điện hạt nhân
Ninh Thuận;
- Ban Quản lý đầu tư và kinh doanh
Tòa nhà EVN;
- Trung tâm Thông tin Điện lực;
- Trung tâm Công nghệ Thông tin.
b) Doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn
điều lệ:
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc
gia;
- Tổng công ty Phát điện 1;
- Tổng công ty
Phát điện 2;
- Tổng công ty Phát điện 3;
- Tổng công ty Điện lực miền Bắc;
- Tổng công ty Điện lực miền Trung;
- Tổng công ty Điện lực miền Nam;
- Tổng công ty Điện lực thành phố Hà
Nội;
- Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ
Chí Minh.
c) Doanh nghiệp do EVN nắm giữ trên
50% vốn điều lệ:
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện
1;
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện
2;
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện
4;
- Công ty cổ phần Cơ điện miền Trung;
- Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức.
d) Doanh nghiệp do EVN nắm giữ dưới
50% vốn điều lệ:
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện
3;
- Công ty cổ phần Cơ khí Điện lực;
- Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện
Đông Anh;
- Công ty Tài chính cổ phần Điện lực;
- Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân
3;
- Công ty cổ phần Phong điện Thuận
Bình.
đ) Giữ nguyên mô hình, cơ cấu tổ
chức hoạt động đến năm 2015 đối với các cơ sở đào tạo:
- Trường Đại học Điện lực;
- Trường Cao đẳng Điện lực thành phố
Hồ Chí Minh;
- Trường Cao đẳng Điện lực miền
Trung;
- Trường Cao đẳng Nghề điện.
4. Đến hết năm 2015 hoàn thành việc
thoái vốn của EVN tại:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình;
- Công ty cổ phần Chứng khoán An
Bình;
- Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu;
- Công ty cổ phần Bất động sản Sài
Gòn Vina;
- Công ty cổ phần Bất động sản Điện
lực Miền Trung;
- Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng
Điện lực Việt Nam.
5. Tái cấu trúc quản trị doanh
nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ;
b) Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý, điều hành;
c) Hoàn thiện quy chế về công tác cán
bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực;
d) Tăng cường công tác kiểm soát nội
bộ;
đ) Đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao
động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
e) Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn
và chỉ đạo của EVN đối với người đại diện vốn của EVN tại doanh nghiệp khác;
g) Kiện toàn tổ chức của các tổ chức
đảng, đoàn thể trong EVN.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương:
a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những
vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt quá thẩm
quyền;
b) Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện
lực Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định
về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Bộ Tài chính:
a) Thẩm định,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ
của EVN trên cơ sở kết quả đánh giá lại tài sản đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Đề xuất phương án trích khấu hao đối với giá trị tài sản đánh giá lại này phù hợp với phương án tăng giá điện để bảo đảm không ảnh hưởng nhiều tới giá
điện;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương xác định mức và nguồn vốn điều lệ cho các Tổng công ty phát điện mới
thành lập;
c) Nghiên cứu, trình Chính phủ ban
hành Nghị định về quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ,
Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Công Thương thực
hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Phần III Điều này.
4. Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện
lực Việt Nam:
a) Xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt; triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh
doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012;
b) Xây dựng phương án tổ chức lại sản
xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội
dung Đề án này và để thực hiện chuyên môn hóa, phân công,
hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh
tranh nội bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong quý IV năm 2012
và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Có lộ trình và phương án cụ thể để
hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp nêu ở Khoản
4 Phần II Điều này. Thực hiện giảm vốn góp của EVN tại Công ty Tài chính cổ phần
Điện lực theo quy định;
d) Tiếp tục bảo đảm các điều kiện cần
thiết để các Tổng công ty phát điện đi vào hoạt động; báo cáo Thủ tướng Chính
phủ và các Bộ có liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh.
đ) Tập trung thực hiện tái cấu trúc
quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại Khoản 5 Phần
II Điều này.
Xây dựng, triển khai thực hiện các
quy chế, quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực
hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt
động của công ty con, của cán bộ quản lý theo quy định;
e) Căn cứ nội dung
Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện thông báo của Bộ Chính trị về “Đề
án đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy
mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”
và các văn bản hướng dẫn liên quan xây dựng đề án tổ chức,
sắp xếp lại các cơ sở đào tạo trực thuộc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định;
g) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công
Thương, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội
đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT,
KTN, KTTH, PL, ĐP;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Văn Ninh
|