ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1732/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 12 tháng 7 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP
NGÀY 04/6/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI ĐẦU
TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2019 -
2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày
24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25
tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư
cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào
tạo tại Tờ trình số 287/TTr-SGDĐT ngày 01 tháng 7
năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết
số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các
nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh
Sơn La giai đoạn 2019 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo
dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Tài nguyên và Môi trường, Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KGVX.15b.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thủy
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 04/6/2019 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN CỦA XÃ HỘI ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1732/QĐ-UBND ngày
12/7/2019 của UBND tỉnh)
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày
24/01/2018 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư
cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025, UBND tỉnh Sơn La ban
hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của
Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn của xã hội đầu
tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 -
2025. Cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường huy động các nguồn lực của
xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu
hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài
nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội
nhập quốc tế.
2. Mục
tiêu cụ thể
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của
xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ
3,1% số cơ sở và 2,2% người học vào năm 2020 và lần lượt
là 5,7% và 4,8% vào năm 2025. Cụ thể:
- Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt
là ở các trung tâm huyện, thành phố, các khu vực đông dân cư có số trẻ em trong
độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học, phấn đấu đến năm
2020, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỷ lệ ít nhất là 7,0%, tương
ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 3,5%; đến năm 2025,
số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 15,5% với số
trẻ em theo học đạt 8,1%.
- Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu
đến năm 2020, tỷ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các
trường phổ thông ngoài công lập đạt lần lượt là 1,1% và 0,38%; đến năm 2025, tỷ
lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các cơ sở ngoài công lập là 2,5% và 1,1%.
- Đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn
đấu đến năm 2025 có 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn
thiện cơ chế, chính sách
- Rà soát hệ thống các văn bản, chính
sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn
lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những
quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất
hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp;
kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên
quan.
- Hoàn thiện khung khổ pháp lý về địa
vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho
giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí
ngoài ngân sách nhà nước.
- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực,
quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các
dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ
cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt
hàng.
- Xây dựng, ban hành chính sách về
quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm
việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp ngoài công lập), bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội
ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.
2. Cải
thiện môi trường đầu tư
- Rà soát các điều kiện đầu tư, các
chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần
thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch;
giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá
trình thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi
trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ
sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, người học đều được tiếp cận
cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển
giáo dục của tỉnh; Đối với vốn viện trợ ODA: Các cơ sở giáo dục ngoài công lập
được tiếp cận, thụ hưởng vốn viện trợ ODA theo quy định của pháp luật liên
quan; Đối với vốn vay nước ngoài (vay ODA, vay ưu đãi):
các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được cấp phát từ nguồn vốn vay; Đối với vốn vay tín dụng trong tỉnh:
các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng
nguồn vốn tín dụng trong tỉnh ưu đãi (nếu có).
- Tạo điều kiện thuận lợi về thị thực,
giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp tại
tỉnh, trong và nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh đóng góp công sức, trí tuệ và
tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.
3. Đẩy mạnh
giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế
quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cả về tổ chức - nhân sự, tài chính - tài sản,
phân phối thu nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết... theo tinh thần của Nghị
quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
về cơ phế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn
bản pháp luật liên quan nhằm thu hút sự đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước dưới các hình thức
khác nhau, giúp chia sẻ trách nhiệm cung cấp dịch vụ cộng
của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, tạo nguồn lực bổ sung để đầu tư, đổi mới cơ sở vật
chất, trang thiết bị, công nghệ dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tiệm cận trình độ những nền giáo dục tiên tiến trong nước và
khu vực. Trong đó, chú trọng các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp
công trong lĩnh vực giáo dục theo cơ chế thị trường, trong đó xác định rõ các đơn vị
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục
không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết
định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy để thu hút nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ.
- Đổi mới cơ cấu
sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo
hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục để từng
bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường
xuyên. Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập, trước hết
đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài
chính.
- Từng bước thí điểm đầu tư theo hình
thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục, trước mắt là các dự án phát triển
cơ sở hạ tầng giáo dục.
4. Tăng
cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục
- Rà soát, bổ sung, ban hành các quy
định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó
có cơ chế, chính sách bắt buộc các cơ sở đào tạo thực hiện công tác kiểm định
chất lượng giáo dục và kiểm định các chương trình đào tạo của đơn vị mình.
- Thực hiện công tác kiểm định chất
lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đặc
biệt đối với lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, công khai các
điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các
cơ sở giáo dục.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám
sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục
công lập cũng như ngoài công lập nhằm sớm phát hiện các bất
cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ,
hướng dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý; có chế tài với các
cơ sở giáo dục không tuân thủ theo quy định.
5. Tiếp tục
đẩy mạnh thông tin, truyền thông
- Tuyên truyền sâu rộng về các chủ
trương, chính sách về xã hội hóa để tất cả các đối tượng
liên quan (các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, đơn vị công lập, ngoài công lập và toàn xã hội) nhận thức
đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực của
xã hội cho giáo dục, khắc phục và tiến tới xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối
xử giữa khối công lập và khối ngoài công lập.
- Phổ biến, tuyên truyền và tập huấn
cho các nhà đầu tư, người quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập về các
chính sách của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tài trợ, đầu tư
cho các cơ sở giáo dục.
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong và
ngoài tỉnh; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, động viên, khuyến khích người
nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, đóng góp cho giáo dục trong các
chương trình, hội nghị, sự kiện, hoạt động đối ngoại chính thức và ngoại giao
nhân dân của tỉnh.
- Chú trọng thực
hiện các hình thức ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng những
cá nhân, tổ chức có đóng góp, tài trợ cho giáo dục, tuyên
dương và phát động nhân rộng những gương điển hình đóng góp cho sự nghiệp giáo
dục.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp
lý và chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan
quản lý và cơ sở giáo dục trong việc thu hút và quản lý các nguồn lực huy động.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thường xuyên rà
soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để cắt
giảm các điều kiện không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
có liên quan nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh ban hành tiêu chí xác định và cơ
chế, chính sách áp dụng đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập vì lợi nhuận
và không vì lợi nhuận.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong quy hoạch
mạng lưới và các chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục
trên địa bàn.
- Ban hành quy định cho phép các cơ sở
giáo dục ngoài công lập chủ động thực hiện chương trình dạy
- học trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về thời lượng và chuẩn
đầu ra do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các cam kết đã công bố; thực hiện kiểm tra, đánh giá và kiểm định dựa trên kết quả đầu ra; được tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; được hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học như các cơ sở giáo dục công lập.
- Khuyến khích các trường thu hút
chuyên gia trong và ngoài nước tham gia hợp tác, cộng tác, làm việc tại các cơ
sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục; đề
xuất việc chuyển đổi một số cơ sở giáo dục công lập sang
ngoài công lập ở những nơi có điều kiện phù hợp.
- Hàng năm rà soát, cung cấp danh mục
các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngoài công lập gửi các sở, ban, ngành và
UBND các huyện, thành phố.
- Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đánh
giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, hằng năm tổng hợp báo cáo công tác
huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo
dục và đào tạo, gửi UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo rà soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư
công tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tổng hợp kế hoạch đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng
năm.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Cục Thuế tỉnh
rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định về thuế nhằm khuyến khích các cơ sở giáo
dục và đào tạo tự chủ tài chính và có tích lũy cho đầu tư.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc
trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành về sử dụng các
nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là về nguồn vốn tài trợ, viện
trợ, đóng góp thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Rà soát, hoàn thiện chính sách xã hội
hóa đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao.
- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế,
chính sách khuyến khích ưu đãi tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp
công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong
việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương chú
trọng phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trong quy hoạch mạng
lưới giáo dục nghề nghiệp và chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn.
- Chủ trì xây dựng chính sách về
trách nhiệm của các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực giáo
dục nghề nghiệp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực ngành nghề mũi
nhọn; trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động
giáo dục nghề nghiệp.
- Thường xuyên rà soát các điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để điều chỉnh, cắt giảm
các điều kiện không cần thiết; Nghiên cứu đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp,
gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu
khoa học tại tỉnh.
- Tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định
cho các cơ sở sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu.
- Xây dựng, ban hành định mức kinh tế
- kỹ thuật trong đào tạo để làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra giám
sát, hướng dẫn về xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai tạo
điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và
thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công.
- Đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện
rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng đất của các cơ sở giáo dục công lập cũng như
ngoài công lập vào danh mục dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện,
trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; Đôn đốc, hướng dẫn các nhà đầu tư, đơn
vị quản lý các cơ sở giáo dục hoàn thiện hồ sơ về đất đai, môi
trường theo quy định.
6. Sở Ngoại vụ
- Tăng cường hoạt động thông tin đối
ngoại, hỗ trợ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
- Động viên, khuyến khích và đề xuất
chính sách tạo điều kiện cho người nước ngoài, người Việt
Nam ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục trong tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho mọi tầng lớp xã hội về các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, về quyền lợi
và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho giáo dục;
chú trọng phát hiện, tôn vinh và nhân rộng những gương điển
hình về tài trợ, đóng góp cho giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về quyền bình đẳng và công bằng
trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển
giáo dục giữa các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục ngoài công lập,
giữa người theo học tại cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình để thu hút
các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục tại địa phương; ưu tiên lồng ghép
các vấn đề xã hội hóa, phát triển các
cơ sở giáo dục ngoài công lập trong các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp điều kiện, mức độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng chi
trả của người dân tại địa phương.
- Thực hiện và rà soát quy hoạch mạng
lưới các cơ sở giáo dục theo hướng: không tiếp tục phát triển mở rộng các cơ sở
giáo dục công lập mà cần đầu tư có trọng điểm, dành ngân
sách nhà nước cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn hoặc một số cơ sở giáo dục trọng điểm; tạo điều kiện chuyển đổi mô
hình các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ
công lập ra ngoài công lập ở nhũng nơi có khả năng xã hội hóa cao; đẩy mạnh tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập với lộ
trình phù hợp cho từng cấp học; chủ động phân luồng và định
hướng cho phụ huynh và người học lựa chọn các mô hình trường không phân biệt
công lập hay ngoài công lập.
- Thực hiện việc bố trí quỹ đất dành cho
giáo dục, chú trọng bảo đảm giao đất hoặc cho thuê đất đã
hoàn thành giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư; thực hiện bồi hoàn thỏa đáng cho
những nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ
tái định cư dự án xã hội hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp
thời xác nhận ưu đãi thuế (kể cả trong và
sau thời gian xây dựng); xử lý
nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị của nhà đầu tư.
- Có giải pháp cụ thể hỗ trợ lãi suất
tín dụng, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ tài
chính, tổ chức bồi dưỡng quản lý, chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non tại trung tâm huyện, thành phố, các địa bàn đông dân cư) từ nguồn ngân sách địa phương, phù hợp với khả năng huy động của ngân
sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng
đầu các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đối với công tác xã hội hóa
trong lĩnh vực giáo dục.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các
cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, trong đó đặc
biệt chú trọng các yêu cầu về công khai mức học phí, công khai tài chính và cam
kết chất lượng./.