BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1724/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 209/NQ-CP NGÀY 28/10/2024
CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 31-CT/TW NGÀY 19/3/2024 CỦA
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Căn cứ Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ ban hành
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW,
ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình
mới;
Căn cứ Kế hoạch số 284-KH/BKTTW
ngày 06/11/2024 của Ban Kinh tế Trung ương thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 209/NQ-CP
ngày 28/10/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW
ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình
mới”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn GTVT Việt Nam;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, TCCB (TTA).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 209/NQ-CP NGÀY 28/10/2024 CỦA CHÍNH
PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 31-CT/TW NGÀY 19/3/2024 CỦA BAN BÍ
THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Kèm theo Quyết định số 1724/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2024)
I. MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức và hành động trong toàn ngành giao thông vận tải (sau đây viết tắt là
GTVT) đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là ATVSLĐ);
xác định rõ quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động vận
tải phải gắn với việc bảo đảm an toàn tính mạng và bảo vệ sức khỏe của người
lao động.
b) Nâng cao tinh thần trách nhiệm,
quyết tâm chính trị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ GTVT
trong việc triển khai Chỉ thị số 31-CT/TW,
ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình
mới (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 31-CT/TW)
và Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024
của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 -CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Nghị quyết
số 209/NQ-CP).
2. Yêu cầu
a) Cụ thể hóa các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 31-CT/TW và Nghị quyết số 209/NQ-CP; đề cao trách nhiệm, quyết tâm chính
trị của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ GTVT, nhất
là người đứng đầu trong việc chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị và
Nghị quyết để từ đó đề ra giải pháp xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện.
b) Xác định nhiệm vụ trọng tâm,
phân công nhiệm vụ cụ thể, lộ trình thời gian và biện pháp triển khai thực hiện
Chỉ thị và Nghị quyết, đồng thời tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
c) Trong quá trình tổ chức thực
hiện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần tiến hành quyết liệt, toàn diện, đồng
bộ, thường xuyên cả về nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để đạt hiệu quả.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Nâng
cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
a) Tổ chức quán triệt, hướng dẫn,
tuyên truyền và phổ biến nội dung Chỉ thị và Nghị quyết. Nêu cao trách nhiệm
người đứng đầu đối với công tác ATVSLĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển ngành GTVT, bảo đảm quyền của người
lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ.
Cơ quan chủ trì: Các cơ
quan, đơn vị, Công đoàn GTVT Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
b) Đẩy mạnh, đa dạng hóa, đổi mới
nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức về
ATVSLĐ; coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước triển khai thực
hiện chuyển đổi số trong công tác truyền thông, tuyên truyền về ATVSLĐ.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm
Công nghệ thông tin, Báo Giao thông, Tạp chí GTVT.
Cơ quan phối hợp: Các cơ
quan, đơn vị, Công đoàn GTVT Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
c) Nhân rộng các gương điển
hình, mô hình, kinh nghiệm hay trong công tác ATVSLĐ, đồng thời phê phán các hành
vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào thi
đua về công tác ATVSLĐ, hình thành văn hóa an toàn lao động; coi trọng công tác
sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng trong thực hiện phong trào thi đua và
công tác ATVSLĐ.
Cơ quan chủ trì: Vụ Tổ chức
cán bộ, Công đoàn GTVT Việt Nam.
Cơ quan phối hợp: Các cơ
quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
d) Tổ chức các hoạt động Tháng
hành động về ATVSLĐ, phối hợp Tháng Công nhân để hưởng ứng Kế hoạch của Ban Chỉ
đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở;
tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhân thức và sự tuân thủ
pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể về
ATVSLĐ và triển khai chủ đề của Tháng hành động ATVSLĐ.
Cơ quan chủ trì: Vụ Tổ chức
cán bộ, Công đoàn GTVT Việt Nam.
Cơ quan phối hợp: Các cơ
quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Hằng
năm.
đ) Rà soát, đề xuất lồng ghép
các nội dung về công tác ATVSLĐ trong hoạt động vận tải và tại tất cả các công
trình, dự án của Bộ GTVT, đặc biệt là các dự án, công trình quan trọng quốc
gia. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý thi công, chất lượng,
tiến độ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trong thi
công xây dựng công trình giao thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT.
Cơ quan chủ trì: Các Cục,
các Ban Quản lý dự án.
Cơ quan phối hợp: Các cơ
quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
e) Có các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ; quan trắc môi trường lao động; khám sức khoẻ
định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công chức, viên chức, người lao động.
Cơ quan chủ trì: Các cơ
quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
g) Phát huy vai trò của tổ chức
công đoàn trong việc vận động, tuyên truyền về ATVSLĐ, thực hiện tốt các nội
dung của Chỉ thị và Nghị quyết, tăng cường công tác ATVSLĐ, an toàn giao thông.
Tổ chức hội nghị công đoàn và các hoạt động góp phần bảo vệ quyền lợi cho người
lao động và tạo đồng thuận cao trong công tác ATVSLĐ; có các hoạt động thăm hỏi
thường xuyên, kịp thời đến cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tại cơ sở; tổ
chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà công nhân, viên chức, lao động và các đối
tượng gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
Cơ quan chủ trì: Công đoàn
GTVT Việt Nam, Công đoàn cơ quan Bộ GTVT, Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn cơ
quan Bộ GTVT.
Cơ quan chủ trì: Các cơ
quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
2. Tăng cường
công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình dự án giao thông vận tải
a) Thực hiện đầy đủ các nội
dung về quản lý an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường
trong thi công xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông để đảm bảo an
toàn lao động cho người, thiết bị thi công và người dân khu vực dự án; giữ gìn
an ninh trật tự công trường và vệ sinh môi trường; giảm thiểu ảnh hưởng của bụi
bẩn, tiếng ồn… trong quá trình thi công ; không để xảy ra các vụ tai nạn lao động
làm hư hỏng hạng mục công trình và gây thương vong cho người lao động trên công
trường.
Cơ quan chủ trì: Các Cục,
các Ban Quản lý dự án.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ theo
kế hoạch, kiểm tra đột xuất công tác quản lý thi công, chất lượng, tiến độ và
giá thành của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng
các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT; kiểm tra việc thực
hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo đảm vệ sinh môi trường trong
thi công xây dựng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT;
tham mưu trình Bộ trưởng việc tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi xét thấy chất
lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công
không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động xảy ra
hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
Cơ quan chủ trì: Cục Quản lý
đầu tư xây dựng.
Cơ quan phối hợp: Các Cục,
các Ban Quản lý dự án.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
3. Tăng cường
nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động
a) Kiện toàn và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ các cấp. Các cơ quan,
đơn vị chủ động bảo đảm nguồn lực đầu tư cải thiện điều kiện lao động, triển
khai biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Các cơ
quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
b) Bố trí cán bộ có chuyên môn,
kinh nghiệm để quản lý công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và
vệ sinh môi trường trong thi công đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Các Cục,
các Ban Quản lý dự án.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
c) Tăng cường quản lý và nâng cao
năng lực cho người làm công tác y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe
người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030 được phê duyệt
tại Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan chủ trì: Các doanh
nghiệp thuộc Bộ.
Thời gian thực hiện: Thường
xuyên.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị
xây dựng kế hoạch hành động cụ thể trong tháng 01 năm 2025 để triển khai thực
hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; lồng ghép nội dung ATVSLĐ trong
hoạt động vận tải và tại tất cả các công trình, dự án của Bộ GTVT.
3. Đề nghị Công đoàn GTVT Việt
Nam xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia công
tác ATVSLĐ, vận động, tuyên truyền công đoàn viên chấp hành các quy định của
pháp luật về ATVSLĐ và phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.
4. Giao Vụ Tổ chức cán bộ hướng
dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; thực hiện sơ kết, tổng kết việc
thực hiện Nghị quyết số 209/NQ-CP và Chỉ thị
số 31-CT/TW./.