ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1701/QĐ-UBND
|
Điện Biên, ngày 17 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, DU LỊCH VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Tiếp theo Quyết định số
55/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc
ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2196/TTr-SVHTTDL ngày 09 tháng 9
năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 08 thủ tục
hành chính lĩnh vực văn hóa, du lịch và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của
Ủy ban nhan dân tỉnh Điện Biên (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự thảo
văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được được
Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm
đôn đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vừ A Bằng
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA, DU LỊCH VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1701 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. LĨNH VỰC
VĂN HÓA
1. Thủ tục
Tiếp nhận hồ sơ Thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Sửa đổi thành phần hồ sơ “Văn
bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn” thành “Văn bản chứng
minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn trong trường hợp căng treo tại địa điểm
thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân cụ thể”.
- Lý do: Thành phần hồ sơ “Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn” chưa hợp lý, chưa cụ thể đối với quảng cáo trên
băng rôn, gây khó khăn cho tổ chức cá nhân, khi thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 6
Điều 29 Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên địa bàn tỉnh.
2. Thủ tục
Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về mẫu đơn, tờ khai: Mẫu hóa mẫu đơn, mẫu tờ
khai “Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo”.
- Lý do: TTHC chưa quy định cụ thể
mẫu đơn, tờ khai, gây lúng túng, không thống nhất trong việc kê khai các
thông tin trong thông báo quảng cáo của các tổ chức, cá nhân.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c
khoản 1 Điều 36 Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
Quy định cụ thể mẫu đơn, tờ khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên
địa bàn tỉnh.
II. LĨNH VỰC
DU LỊCH
1. Thủ tục
Cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết
TTHC từ 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, xuống còn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 10 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của
tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 32
Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
- Giảm bớt thời gian, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính;
- Tăng cường trách nhiệm đối với
cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
2. Thủ tục Cấp
Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết
TTHC từ 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, xuống còn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 15 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của
cá nhân.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 60
Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
- Giảm bớt thời gian, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính;
- Tăng cường trách nhiệm đối với
cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
3. Thủ tục Cấp
Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết
TTHC từ 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ, xuống còn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 15 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của
cá nhân.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 60
Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
- Giảm bớt thời gian, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính;
- Tăng cường trách nhiệm đối với
cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
4. Thủ tục
Cấp Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết
TTHC từ 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, xuống còn 7 ngày làm
việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 10 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của
cá nhân.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 61
Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
- Giảm bớt thời gian, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính;
- Tăng cường trách nhiệm đối với
cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
III. LĨNH VỰC
GIA ĐÌNH
1. Cấp Giấy
chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về số lượng bộ hồ sơ:
+ Đề nghị: Quy định cụ thể số
lượng bộ hồ sơ cần nộp, để cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận có sự chuẩn bị
ngay từ đầu và cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi trong việc hướng dẫn, thực hiện.
+ Lý do: Chưa quy định
rõ số lượng bộ hồ sơ phải nộp là chưa hợp lý gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức
khi thực hiện TTHC.
- Về thời hạn giải quyết:
+ Đề nghị: Quy định cụ
thể thời gian giải quyết hồ sơ kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của cá nhân đến
khi có thông báo kết quả kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, đảm bảo quyền lợi của
cá nhân khi xin cấp giấy chứng nhận.
+ Lý do: Chưa quy định rõ thời
hạn giải quyết cụ thể từ khi tiếp nhận đơn đăng ký tham dự kiểm tra của các cá
nhân đến khi cấp giấy chứng nhận.
- Về mẫu đơn:
+ Đề nghị: Mẫu hóa mẫu đơn "Đơn đăng ký tham dự kiểm
tra", tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia
đình.
+ Lý do: Trong thành phần hồ sơ
quy định phải có “Đơn đăng ký tham dự kiểm tra” nhưng chưa có biểu mẫu, gây khó
khăn cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều
11 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia
đình.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
Quy định cụ thể số lượng bộ hồ
sơ phải nộp, thời hạn giải quyết và mẫu đơn, tờ khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
2. Thủ tục
Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về số lượng bộ hồ sơ phải
nộp:
+ Đề nghị: Quy định cụ thể số
lượng bộ hồ sơ cần nộp, để cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận có sự chuẩn bị
ngay từ đầu và cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi trong việc hướng dẫn, thực hiện.
+ Lý do: Chưa quy định rõ số lượng
bộ hồ sơ phải nộp chưa hợp lý gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi thực
hiện TTHC.
- Về thời hạn giải quyết:
+ Đề nghị: Quy định cụ
thể thời gian giải quyết hồ sơ kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của cá nhân đến
khi có thông báo kết quả kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, đảm bảo quyền lợi của
cá nhân khi xin cấp giấy chứng nhận.
+ Lý do: Chưa quy định rõ thời
hạn giải quyết cụ thể từ khi tiếp nhận đơn đăng ký tham dự kiểm tra của các cá
nhân đến khi cấp giấy chứng nhận.
- Về mẫu đơn:
+ Đề nghị: Mẫu hóa mẫu đơn
"Đơn đăng ký tham dự kiểm tra", tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân
khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư
vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Lý do: Trong thành phần hồ sơ
quy định phải có “Đơn đăng ký tham dự kiểm tra” nhưng chưa có biểu mẫu, gây khó
khăn cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều
11 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia
đình.
c) Lợi ích của phương án đơn giản
hóa
Quy định cụ thể số lượng bộ hồ
sơ phải nộp, thời hạn giải quyết và mẫu đơn, tờ khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.