Quyết định 17/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu | 17/2023/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 09/10/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Người ký | Lê Thành Đô |
Lĩnh vực | Thương mại,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2023/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 25 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1436/TTr-SCT ngày 31 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 10 năm 2023.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO
PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 17/2023/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Đối tượng áp dụng
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã). Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
1. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Quá trình phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, chính xác, khách quan, công khai, kịp thời; tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Việc phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải căn cứ vào chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; yêu cầu của công tác quản lý nhà nước hoặc từ thông tin, phản ánh, kiến nghị bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát.
4. Việc phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan có liên quan phải thống nhất trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm; không được tổ chức trùng lặp các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2023/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 25 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1436/TTr-SCT ngày 31 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 10 năm 2023.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO
PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 17/2023/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Đối tượng áp dụng
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã). Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
1. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Quá trình phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, chính xác, khách quan, công khai, kịp thời; tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Việc phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải căn cứ vào chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; yêu cầu của công tác quản lý nhà nước hoặc từ thông tin, phản ánh, kiến nghị bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát.
4. Việc phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan có liên quan phải thống nhất trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm; không được tổ chức trùng lặp các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp.
1. Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao cung cấp, trao đổi thông tin, nội dung chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thanh tra, kiểm tra, giám sát kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.
3. Giải quyết, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
1. Trao đổi trực tiếp hoặc bằng hình thức văn bản; thông qua và các phương tiện thông tin liên lạc, hòm thư điện tử.
2. Giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối, lập danh sách gửi về Sở Công Thương để phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện.
3. Cử cán bộ, công chức tham gia hoạt động phối hợp giữa các bên.
4. Tổ chức họp, hội nghị để thống nhất nội dung, kết quả phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp vi phạm quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận và giải quyết đơn thư tố cáo, phản ánh, khiếu nại của tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh, kiểm tra và xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
4. Quán triệt, phổ biến Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh và quy định pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành hoạt động bán hàng đa cấp đối với các vụ việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc có tính chất phức tạp.
3. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; các hình thức đa cấp biến tướng hoặc lợi dụng hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để lừa đảo.
4. Thường xuyên, kịp thời cập nhật và công bố danh sách doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp; thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương để phục vụ các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp.
5. Tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Y tế
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm khác; hoạt động quảng cáo, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, cung cấp thông tin về các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng các mặt hàng khác của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng cáo đối với các sản phẩm và việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cấp phép trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tổ chức trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp, phản ánh trung thực, khách quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp; kịp thời công bố các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp, các hoạt động biến tướng, bất chính của bán hàng đa cấp, đặc biệt là các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên môi trường mạng; kết quả phòng ngừa, xử lý của các lực lượng chức năng.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa đảo bán hàng đa cấp qua mạng, tổ chức trái phép mạng lưới kinh doanh, tiếp thị bằng hình thức dịch vụ thương mại điện tử theo phương thức đa cấp.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì thực hiện quản lý, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh. Trao đổi, cung cấp thông tin cho Sở Công Thương và các đơn vị liên quan việc cấp, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan thực hiện các chuyên đề về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, bao gồm cả việc xử lý hình sự theo quy định tại Bộ Luật hình sự hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra theo thẩm quyền việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp tổ chức trên địa bàn tỉnh; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
3. Đầu mối tiếp nhận, xử lý các tin báo, tố giác về tội phạm, điều tra xác minh làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định pháp luật, đồng thời phối hợp phổ biến, quán triệt pháp luật về kinh doanh đa cấp để nâng cao cảnh giác cho người dân.
4. Chỉ đạo Công an các huyện, thị, thành phố làm đầu mối, thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tỉnh
1. Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động bán hàng đa cấp, hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn.
3. Cung cấp thông tin về dấu hiệu vi phạm, kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp khi có đề nghị của các cơ quan chức năng; chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các địa phương để theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng bán hàng đa cấp, có kế hoạch kiểm tra, xử lý kịp thời các sai phạm.
4. Chuyển giao hoặc tiếp nhận, xử lý các vụ việc vi phạm hành chính do các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh chuyển giao theo quy định về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Cung cấp thông tin kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi có đề nghị của các cơ quan chức năng theo quy định và công khai thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về thông tin người nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi phát sinh ký quỹ tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì hướng dẫn cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp các quy định của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài và người nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với việc sử dụng lao động nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp Sở Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về lĩnh vực quảng cáo liên quan đến các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động của doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn quản lý; chủ động giám sát, phát hiện các hoạt động bán hàng đa cấp trái phép trên địa bàn để xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát các hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức tại địa bàn.
2. Chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể và Ủy ban nhân dân cấp xã quán triệt, phổ biến tới người dân các quy định của pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp và những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bán hàng đa cấp khi chưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; phát hiện và kịp thời phản ánh về Sở Công Thương và các cơ quan chức năng có liên quan các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn quản lý.
3. Trao đổi, tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa bàn.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chỉ đạo lực lượng Công an xã theo dõi, quản lý thông tin các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến bán hàng đa cấp trên địa bàn (bao gồm cá nhân hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn hoạt động thương mại); kiểm tra các giấy tờ, hồ sơ pháp lý liên quan của tổ chức bán hàng đa cấp trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, và các cơ quan có liên quan khi có dấu hiệu vi phạm.
2. Phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn quản lý; theo dõi các cơ sở tổ chức giới thiệu, bán hàng tại các thôn, bản, tổ dân phố, tổ dân cư; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan để phối hợp giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
3. Làm đầu mối để tiếp nhận thông tin cung cấp, phản ánh của người dân liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp và các hình thức lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp để lừa đảo, huy động vốn trái quy định của pháp luật; báo cáo cấp có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định.
4. Thường xuyên quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp và những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản để người dân chủ động phòng ngừa, cảnh giác.
Điều 21: Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn.
Điều 22. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan khác
1. Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với cơ quan chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực khi được yêu cầu.
Điều 23. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên và người dân biết, thực hiện. Cung cấp thông tin, kiến nghị của nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị mình.
Định kỳ ngày 15 tháng 12 hàng năm (hoặc theo yêu cầu đột xuất), các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn gửi Sở Công Thương, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này theo quy định.
2. Giao Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi việc tổ chức thực hiện Quy chế này; đề xuất hình thức khen thưởng và kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh.
3. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh các vấn đề mới, các cơ quan, tổ chức có ý kiến bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương) xem xét, sửa đổi bổ sung Quy chế cho phù hợp./.