BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1689/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 7 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH VÀ BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC DẦU
KHÍ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 96/20122/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2023/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than và
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết
định này Danh mục thủ tục hành chính mới được ban hành và bị bãi bỏ trong lĩnh
vực dầu khí thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục KSTTHC-VPCP;
- PVN;
- VPB (CCKS):
- Lưu: VT, DKT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Thị Thắng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BỊ BÃI BỎ
TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 1689/QĐ-BCT ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương)
PHẦN I
1. Danh mục
thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực dầu khí thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Công Thương
STT
|
Tên TTHC
|
Tên VBQPPL quy định TTHC
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
|
|
Thủ tục hành chính cấp
Trung ương
|
|
1
|
Phê duyệt/điều chỉnh danh mục
đề án điều tra cơ bản về dầu khí
|
Nghị định số 45/2023/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Luật Dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
2
|
Phê duyệt/điều chỉnh đề cương
chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
3
|
Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư điều chỉnh
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
4
|
Chấp thuận chủ trương thực hiện
dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị
trên đất liền và trên biển
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
5
|
Chuyển mục đích sử dụng rừng
và đất của dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
6
|
Phê duyệt/điều chỉnh kế hoạch
thu dọn công trình dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
7
|
Đề nghị để lại một phần hoặc
toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu
khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
|
8
|
Phê duyệt các tài liệu về quản
lý an toàn các hoạt động khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí, xây dựng mới hoặc
hoán cải công trình dầu khí, thu dọn công trình dầu khí
|
Dầu khí
|
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
|
|
2. Danh mục
thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực dầu khí thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Công Thương
TT
|
Mã số TTHC
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên VBQPPL quy định TTHC
|
Ngành, lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Thủ tục hành chính cấp Trung
ương
|
1
|
2.000285
|
Thẩm định, phê duyệt kế hoạch
thu dọn công trình dầu khí
|
Nghị định số 45/2023/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Luật Dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
2
|
2.001596
|
Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch
thu dọn công trình dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
3
|
1.003763
|
Lập và phê duyệt báo cáo hoàn
thành việc thu dọn công trình dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
4
|
2.001578
|
Chấp thuận điều chỉnh bổ sung
Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt trong trường hợp đặc biệt
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
5
|
2.001565
|
Chấp thuận hoãn thu dọn công
trình dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
6
|
2.001559
|
Chấp thuận để lại công trình
dầu khí
|
Dầu khí
|
Vụ Dầu khí và Than
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Danh mục thủ tục hành chính
mới ban hành trong lĩnh vực dầu khí thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công
Thương
Thủ tục hành chính cấp Trung
ương
1. Phê duyệt/điều
chỉnh danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Trước ngày 01/3 của năm cuối
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 05 năm theo Nghị quyết của Quốc hội, các
tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Luật
Dầu khí và Điều 4 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP
gửi đề xuất đề án điều tra cơ bản về dầu khí cho giai đoạn phát triển kinh tế -
xã hội 05 năm tiếp theo đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để xem xét, đánh giá, tổng
hợp và đề xuất danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí, bao gồm cả đề án do Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam và đề án do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.
b) Trước ngày 01/5 của năm cuối
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 05 năm theo Nghị quyết của Quốc hội, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam gửi Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01
bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề xuất danh mục đề án điều
tra cơ bản về dầu khí.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng,
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, và các bộ, ngành, địa phương
có liên quan.
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương
phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình
gửi Bộ Công Thương.
đ) Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành đánh giá và hoàn chỉnh
danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
phê duyệt.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
1.3. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam đề xuất danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
b) Văn bản của tổ chức đề xuất
đề án điều tra cơ bản về dầu khí, bao gồm: các nội dung chính của đề án theo
quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Dầu khí;
tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện thực hiện đề án theo quy định tại Điều
12 Luật Dầu khí và Điều 4 Nghị định 45/2023/NĐ-CP; phương án sơ bộ phối hợp thực
hiện với các tổ chức, cá nhân liên quan trong trường hợp đề án điều tra cơ bản
về dầu khí được đề xuất thực hiện tại khu vực đã được giao hoặc đang thực hiện
công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản
theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam về hồ sơ đề xuất của từng đề án; văn bản tiếp thu, giải trình của
tổ chức đề xuất đề án (nếu có).
d) Các văn bản, tài liệu khác
có liên quan.
1.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
1.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổ chức, cá nhân liên quan.
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than.
1.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí được phê duyệt
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu
khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản
về dầu khí theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP
ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
2. Phê duyệt/điều
chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí
2.1. Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều
3 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP, trên cơ sở đề
cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí do tổ chức
chủ trì thực hiện đề án lập và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho ý kiến, tổ chức
chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ
sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu
chính) đề nghị phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định đề cương
chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ
Công Thương xem xét, phê duyệt.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành quyết định phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí
đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
2.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
2.3. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề
cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
b) Đề cương chi tiết và dự toán
chi phí của đề án theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP; các phụ lục, bản vẽ, các tài liệu
kèm theo (nếu có).
c) Văn bản thông báo của Bộ
Công Thương gửi tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
d) Văn bản xác định nguồn vốn
cho đề án trong trường hợp kinh phí thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
sử dụng ngân sách nhà nước phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
trong từng giai đoạn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Ý kiến của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam về đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu
khí do tổ chức chủ trì thực hiện đề án lập; văn bản tiếp thu, giải trình của tổ
chức chủ trì thực hiện đề án (nếu có).
e) Dự thảo thỏa thuận giữa Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì
thực hiện đề án nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Dầu khí, bao gồm các nội dung chính: khu
vực thực hiện điều tra; quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tổ
chức trong quá trình thực hiện đề án; cam kết của tổ chức về việc lưu giữ, bảo
quản mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu, trong quá trình thực hiện đề án;
các điều khoản chung của thỏa thuận.
g) Các văn bản, tài liệu khác
có liên quan.
2.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
2.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành
công tác thẩm định.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổ chức, cá nhân liên quan.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than.
2.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định Phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án
điều tra cơ bản về dầu khí được phê duyệt.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu
khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản
về dầu khí theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP
ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
2.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
3. Cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
3.1. Trình tự thực hiện:
- Căn cứ quy định tại Hợp đồng
dầu khí, căn cứ Điều 28, Điều 36 Luật Dầu khí,
trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và
01 bộ hồ sơ bản sao, đề nghị điều chỉnh nội dung hợp đồng hoặc chuyển nhượng
quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và của
các bộ, ngành có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến
bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công
Thương.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
sau khi nhận được văn bản phê duyệt điều chỉnh nội dung hợp đồng dầu khí của Thủ
tướng Chính phủ (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung hợp đồng) và phê duyệt
của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
dầu khí (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu
khí), Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho nhà thầu
và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi bản chính đến Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và cơ quan thuế.
3.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
3.3. Thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp điều chỉnh nội
dung hợp đồng:
- Văn bản đề nghị phê duyệt điều
chỉnh nội dung hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh,
trong đó nêu rõ lý do; giải trình các nội dung điều chỉnh của hợp đồng dầu khí;
đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với đề xuất của nhà thầu.
- Thỏa thuận bổ sung điều chỉnh
nội dung hợp đồng dầu khí đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu thống
nhất.
- Các văn bản, tài liệu khác có
liên quan.
b) Trường hợp chuyển nhượng quyền
và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí
- Văn bản đề nghị phê duyệt
chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư điều chỉnh, trong đó nêu rõ lý do và việc đáp ứng điều kiện tại
khoản 1 Điều 36 Luật Dầu khí.
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu
có).
- Bản sao có chứng thực giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động, điều lệ công ty và báo cáo tài chính 03 năm gần nhất của
bên nhận chuyển nhượng là tổ chức; bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân
dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu và tài liệu chứng minh khả năng tài
chính đối với bên nhận chuyển nhượng là cá nhân.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển
nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí, trong đó quy định cụ thể về
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế chuyển nhượng của các bên liên quan và các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng dầu
khí đã được thống nhất giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
- Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng của bên nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí do
ngân hàng thương mại phát hành hoặc bảo lãnh của công ty mẹ của bên nhận chuyển
nhượng hoặc hình thức bảo lãnh khác theo yêu cầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(nếu cần thiết trên cơ sở đánh giá báo cáo tài chính).
- Tờ khai thuế và giải trình số
thuế chuyển nhượng (nếu có) theo quy định pháp luật về thuế; thông báo của cơ
quan thuế về việc đã nhận được hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật về thuế.
- Các văn bản, tài liệu khác có
liên quan.
3.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
3.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và 05 ngày làm việc sau khi nhận được văn
bản phê duyệt chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu
tư).
3.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than.
3.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động
dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày
01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
3.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14 tháng 11 năm 2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
4. Chấp
thuận chủ trương thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng
mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Căn cứ quy định tại khoản 1
Điều 42 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề nghị của
nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi
trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận thực hiện dự án phát triển mỏ
dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền
và trên biển để thẩm định.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại
giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và
các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương
phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình
gửi Bộ Công Thương, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu
có) theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và pháp luật
khác có liên quan.
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định đề xuất thực
hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết
bị dầu khí trên đất liền và trên biển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp
thuận chủ trương.
4.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
4.3. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận
thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình,
thiết bị trên đất liền và trên biển, trong đó nêu rõ lý do và đánh giá, so sánh
hiệu quả kinh tế của phương án thực hiện dự án dầu khí có chuỗi đồng bộ với các
phương án khác.
b) Dự thảo nội dung điều chỉnh
hợp đồng dầu khí để thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các
hạng mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển.
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu
(nếu có).
d) Đề xuất nhu cầu chuyển mục
đích sử dụng rừng, đất (nếu có) kèm theo báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng
rừng, đất và các hồ sơ, tài liệu khác theo yêu cầu của pháp luật về lâm nghiệp,
đất đai và pháp luật có liên quan.
đ) Các văn bản, tài liệu khác
có liên quan.
4.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
4.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu
tư)
4.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than,
4.8. Phí, Lệ phí: không
quy định
4.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản chấp thuận.
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
4.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động
dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày
01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
4.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
5. Chuyển
mục đích sử dụng rừng và đất của dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền
5.1. Trình tự thực hiện:
a) Căn cứ quy định tại khoản 2
Điều 42 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề nghị của
nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi
trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử
dụng rừng, đất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại
giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và
các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương
phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình
gửi Bộ Công Thương, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu có)
theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và pháp luật
khác có liên quan.
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định đề xuất trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương.
5.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
5.3. Thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp dự án phát triển
mỏ dầu khí trên đất liền có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất theo quy
định tại khoản 2 Điều 42 Luật Dầu khí,
trên cơ sở đề xuất của nhà thầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình cơ quan có thẩm
quyền thẩm định và chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất theo
quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai.
b) Trường hợp việc chấp thuận
chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 42 Luật Dầu
khí, hồ sơ của Chính phủ trình Quốc hội chấp thuận chủ trương chuyển mục
đích sử dụng rừng, đất tương tự như quy định tại khoản 5 Điều 45 Nghị định 45/2023/NĐ-CP.
c) Trình tự thẩm định và chấp
thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của dự án phát triển mỏ dầu
khí trên đất liền được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất
đai và pháp luật khác có liên quan.
d) Sau khi chủ trương chuyển mục
đích sử dụng rừng, đất và kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt,
hồ sơ, quy trình quyết định việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để triển khai dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền
được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và pháp luật
có liên quan.
5.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
5.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu
tư)
5.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than,
5.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
5.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản chấp thuận.
5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
5.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động
dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày
01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
5.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
6. Phê duyệt/điều
chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
6.1. Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 01 năm kể từ
ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng
dầu khí, trên cơ sở kế hoạch thu dọn công trình dầu khí do nhà thầu lập được Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình 02 bộ hồ sơ (gồm
01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề
nghị phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định kế hoạch
thu dọn công trình dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí.
6.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
6.3. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế
hoạch thu dọn công trình dầu khí.
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu,
giải trình của nhà thầu (nếu
có).
c) Kế hoạch thu dọn công trình
dầu khí gồm các nội dung chính được quy định tại Điều
50 Luật Dầu khí.
d) Bản tóm tắt kế hoạch thu dọn
công trình dầu khí.
đ) Các văn bản, tài liệu khác
có liên quan.
6.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
6.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành
công tác thẩm định.
6.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu
tư).
6.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than.
6.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
6.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí.
6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
6.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động
dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày
01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
6.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
7. Đề nghị
để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc
toàn bộ công trình dầu khí
7.1. Trình tự thực hiện:
a) Căn cứ quy định tại khoản 2
Điều 52 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề xuất của
nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi
trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận để lại, hoãn thu dọn hoặc thực
hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan.
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến
bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công
Thương.
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận để lại
một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ
công trình dầu khí.
7.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ
Công Thương.
7.3. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị để lại một
phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ
công trình dầu khí.
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu
(nếu có).
c) Các văn bản, tài liệu khác
có liên quan.
7.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02
bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
7.5. Thời hạn giải quyết: 45
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu
tư).
7.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Vụ Dầu khí và Than.
7.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
7.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Văn bản chấp thuận.
7.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
7.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động
dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày
01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
7.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
8. Phê duyệt
các tài liệu về quản lý an toàn các hoạt động khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí,
xây dựng mới hoặc hoán cải công trình dầu khí, thu dọn công trình dầu khí
8.1 Trình tự thực hiện:
Trước khi tiến hành các hoạt động
khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí, xây dựng mới hoặc hoán cải công trình dầu khí,
thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động dầu khí, trên cơ sở các tài
liệu về quản lý an toàn quy định tại Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP do nhà thầu lập và được Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương
01 bộ hồ sơ gốc đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định các tài liệu
về quản lý an toàn, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành quyết định phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn.
8.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp.
8.3. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt
các tài liệu về quản lý an toàn.
b) Nội dung tài liệu về quản lý
an toàn theo quy định tại Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP.
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu
(nếu có).
d) Các văn bản, tài liệu khác
có liên quan.
8.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01
bô hồ sơ gốc.
8.5. Thời hạn giải quyết: 35
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8.6. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu
tư).
8.7. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
8.8. Phí, Lệ phí: Không
quy định.
8.9. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn.
8.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không có.
8.11. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động
dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày
01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
8.12. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.