ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1682/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 11
tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về
hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số
07/KH-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình về việc rà soát,
đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 1646/TT-SCT ngày 04/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
(07 thủ tục gồm 05 thủ tục cấp tỉnh; 02 thủ tục cấp huyện) thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.
(Có
phụ lục chi tiết kèm theo)
Điều 2.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương
án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý
sau khi được Chính phủ, Bộ, ngành thông qua.
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện
Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NVK (Ng.15b)
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA BÌNH
(kèm theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục Cấp giấy phép
hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương
1.1.
Nội dung đơn giản hóa
-
Kiến nghị: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng” của các chuyên gia tư vấn trong mục thành
phần hồ sơ.
-
Lý do: cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
1.2.
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 21/2020/TT-BCT
ngày 09/9/2020 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép
hoạt động điện lực (kiến nghị bỏ thành phần
hồ sơ của TTHC).
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.330.200 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 15.824.250 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 505.950 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 3,1%.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong
lĩnh vực công nghiệp
2.1.
Nội dung đơn giản hóa
-
Kiến nghị: Bãi bỏ thành phần hồ sơ yêu cầu nộp: Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh
doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực
chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất.
-
Lý do: cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
2.2
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi Điểm e, Khoản 2, Điều 10, Nghị
định số 113/2017/NĐ- CP ngày 09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Hóa chất. Kiến nghị bãi bỏ thành phần hồ
sơ: Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng
địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho
chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất.
2.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.224.320 đồng/năm.
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.849.560 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 374.760 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 7,17 %
3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
3.1.
Nội dung đơn giản hóa
-
Kiến nghị: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ yêu cầu nộp: Phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng
nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
-
Lý do: cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
3.2
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 4, Điều 10, Nghị
định số 113/2017/NĐ- CP ngày 09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Hóa chất. Kiến nghị bãi bỏ thành phần hồ
sơ: Phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được
của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
3.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.506.600 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.469.140 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 37.460 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 2,49%.
4. Thủ tục Cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG
4.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Kiến
nghị: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Bản
sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa.
-
Lý do: cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết, giảm chi phí tuân thủ, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
4.2
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi khoản 3, điều 38, Nghị định
87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.
4.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8.015.300 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.684.350 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 330.950 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 4,13%
5. Thủ tục Cấp sửa đổi,
bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
5.1.
Nội dung đơn giản hóa
-
Kiến nghị: đề nghị bãi bỏ yêu cầu, điều kiện khi thực hiện TTHC: Phải có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng
cây thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
-
Lý do: Cắt giảm điều kiện không cần thiết, chưa hợp lý, nhằm giảm chi phí tuân
thủ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC.
5.2
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi khoản 3, điều 7, Nghị định
67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh
thuốc lá (bãi bỏ điều kiện không cần thiết của TTHC: Phải có hợp đồng đầu tư trồng
cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh).
5.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.332.060 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.980.980 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 1.351.080 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 31,19%
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
1.1.
Nội dung đơn giản hóa
-
Kiến nghị: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ của
thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận mã số
thuế.
-
Lý do: Cắt giảm điều kiện không cần thiết, chưa hợp lý, nhằm giảm chi phí tuân
thủ TTHC cho tổ chức, cá nhân.
1.2
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi Điểm b, khoản 3, Điều 27,
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc
lá về kinh doanh thuốc lá.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 27.150.900 đồng/năm.
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 26.439.000 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 711.900 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 2,62%
2. Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh
doanh
1.1.
Nội dung đơn giản hóa
-
Kiến nghị: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp
nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực
phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);
-
Lý do: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ không cần thiết, nhằm giảm chi phí tuân thủ
TTHC cho tổ chức, cá nhân.
1.2
Kiến nghị thực thi
-
Kiến nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 20, Nghị định
số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 40.124.700 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 39.142.800 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 981.900 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 2,44%./.