Quyết định 1677/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình "Công bố tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2030"

Số hiệu 1677/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/07/2022
Ngày có hiệu lực 18/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1677/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “CÔNG BỐ TÀI LIỆU LƯU TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 780/TT-SNV ngày 11 tháng 7 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đảm bảo thực hiện đúng, có hiệu quả Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”. Công bố rộng rãi tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh nhằm phát huy hiệu quả giá trị tài liệu góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho các thế hệ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

2. Yêu cầu

a) Công bố tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Công bố tài liệu lưu trữ phải đảm bảo trung thực, độ chính xác, tin cậy cao về nội dung và hình thức tài liệu.

c) Công bố tài liệu gắn với nhu cầu, mục đích, đối tượng và thực tiễn của tỉnh, của từng ngành, lĩnh vực.

d) Đối với tài liệu có đóng dấu chỉ mức độ mật thì phải được giải mật trước khi công bố.

e) Tăng cường đổi mới phương thức công bố tài liệu lưu trữ theo hướng sáng tạo, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, tích hợp, chia sẻ các dữ liệu công bố, góp phần xóa bỏ rào cản về thời gian, không gian địa lý để các tổ chức, cá nhân ở trong tỉnh và ngoài tỉnh có thể tiếp cận với thông tin tài liệu lưu trữ nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG BỐ TÀI LIỆU

1. Phạm vi công bố

Tài liệu đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh (đối với tài liệu mật phải thực hiện việc giải mật trước khi công bố); tài liệu lưu trữ quý, hiếm của tỉnh Thừa Thiên Huế và về tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Nội dung tài liệu đưa ra công bố

a) Quá trình thay đổi địa giới hành chính, tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ.

b) Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về các vấn đề: Tôn giáo, tín ngưỡng và quyền con người; phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân; đô thị hóa và phát triển đô thị; phát triển các ngành nghề; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo qua các thời kỳ.

c) Các phong trào đấu tranh, các cuộc kháng chiến giành độc lập, giải phóng địa phương; các nhân vật và di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ.

[...]