Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình chế biến gạo phục vụ Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1672/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/07/2022
Ngày có hiệu lực 01/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Trần Anh Thư
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1672/QĐ-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO PHỤC VỤ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 133/TTr-SCT ngày 02 tháng 6 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình chế biến gạo phục vụ Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Sở Công Thương triển khai nội dung “Chương trình chế biến gạo phục vụ Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” theo Điều 1 của Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Sở: CT, KHCN, NNPTNT, KHĐT, TC, YT;
- Trung tâm XTTMĐT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Phòng KTN, KTTH, HCTC;
-
Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Thư

 

CHƯƠNG TRÌNH

CHẾ BIẾN GẠO PHỤC VỤ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số
1672/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

I. Cơ sở pháp lý

Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về việc kinh doanh xuất khẩu gạo;

Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 04/9/2020 của Chính phủ về việc quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang liên minh Châu Âu;

Nghị định số 11/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang liên minh Châu Âu và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-Len;

Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chuẩn k thuật quốc gia về kho chứa thóc và cơ sở xay xát thóc gạo;

Quyết định số 1914/QĐ-BKHCN ngày 20/7/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia;

Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

II. Sự cần thiết

Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai của cả nước (đứng sau tỉnh Kiên Giang) hằng năm đạt gần 4 triệu tấn, xuất khẩu hằng năm đạt từ 500 - 550 ngàn tấn gạo, mang về nguồn ngoại tệ đạt trên 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

An Giang hiện có 23 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Các công ty cũng từng bước hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất và kỹ thuật công nghệ để đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa về hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên đối với thương hiệu gạo An Giang, việc hệ thống hóa cũng như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm gạo chế biến là vô cùng quan trọng và cần thiết.

III. Mục tiêu của Chương trình

[...]