Quyết định 1657/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án "Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trọng tâm là chế biến hạt điều, gỗ và thực phẩm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 1657/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/09/2022
Ngày có hiệu lực 09/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Tuệ Hiền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1657/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 09 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC, TRỌNG TÂM LÀ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU, GỖ VÀ THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bn vững ngành công nghiệp chế biến gvà lâm sản ngoài gphục vụ xuất khu;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về phát triển ngành điều Bình Phước giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đng nhân dân tỉnh Bình Phước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết Đại hội đại biu Đảng bộ tỉnh Bình Phước ln thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Kết luận s360-KL/TU ngày 25 tháng 6 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là chế biến hạt điều, gvà thực phẩm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 44/TTr-SCT ngày 25 tháng 8 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trọng tâm là chế biến hạt điều, gỗ và thực phẩm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Trung tâm CN
TT&TT;
- LĐVP, P: TH, KT;
- Lưu: VT. (Quế-29.8).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





T
rn Tuệ Hiền

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC, TRỌNG TÂM LÀ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU, GỖ VÀ THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1657/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI về Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định 03 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh là: hạt điều, gỗ và thực phẩm, với 03 nhiệm vụ: tạo vùng nguyên liệu, chế biến sâu và hình thành liên kết chuỗi trên địa bàn định hướng xuất khẩu.

Trong thời gian qua tỉnh nhà đã nỗ lực tái cấu trúc ngành hàng, lĩnh vực, sản phẩm theo hướng chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng. Tỉnh cùng với cộng đồng doanh nghiệp phấn đấu đạt 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2021. Trong đó, 02 nhóm sản phẩm chế biến điều và gỗ xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng 41% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành chế biến thực phẩm hướng tới chinh phục thị trường trong nước và xuất khẩu đang là ngành mới nổi và có nhiều triển vọng trong việc đóng góp tăng trưởng của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, nội tại của từng nhóm sản phẩm chế biến cũng đã bộc lộ những hạn chế cần giải quyết như: ngành điều và ngành gỗ còn ít sản phẩm chế biến sâu, nên giá trị gia tăng của sản phẩm và sức cạnh tranh tại các thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối - bán lẻ tiềm năng ở nước ngoài còn hạn chế; chưa có khả năng truy xuất nguồn gốc điều và gỗ hợp pháp một cách hiệu quả; thực phẩm chế biến từ thịt heo, thịt gà đang trong giai đoạn ổn định mô hình sản xuất khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu; công nghiệp chế biến trái cây chủ yếu là sơ chế, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu.

Trước khả năng 03 nhóm sản phẩm chế biến hạt điều, gỗ và thực phẩm (thịt heo, thịt gà và trái cây) khó phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, thì việc nghiên cứu, xây dựng Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trọng tâm là chế biến hạt điều, gỗ và thực phẩm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết.

II. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án

- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bn vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.

[...]