Quyết định 1598/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1598/QĐ-TTg
Ngày ban hành 17/10/2017
Ngày có hiệu lực 17/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1598/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC STOCKHOLM VỀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm) được các nước ký kết và phê chuẩn thực hiện nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống trước những nguy cơ, rủi ro do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là các chất POP) gây ra và có hiệu lực vào năm 2004. Công ước Stockholm quy định việc ngừng sản xuất, cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn một số chất POP do con người tạo ra, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu liên tục sự phát sinh không chủ định các chất POP từ hoạt động sản xuất công nghiệp, dân sinh hoặc xử lý chất thải.

Thực hiện yêu cầu của Công ước Stockholm, ngày 10 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg trong đó tập trung quản lý 12 nhóm chất POP. Từ năm 2009 đến nay, Hội nghị các thành viên Công ước (COP) đã bổ sung 14 nhóm chất POP mới vào các Phụ lục A, B, C của Công ước, nâng số nhóm chất POP cần quản lý lên 28 nhóm chất với các lĩnh vực sử dụng chính gồm: Bảo vệ thực vật và diệt côn trùng, y tế (sau đây gọi tắt là POP-BVTV); công nghiệp (sau đây gọi tắt là POP-CN); phát sinh không chủ định (sau đây gọi tắt là UPOP). Danh sách các chất POP theo quy định của Công ước Stockholm tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.

Căn cứ vào yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe và kết quả đánh giá toàn diện về tác động kinh tế, xã hội và khả năng thay thế các cht POP, danh mục các cht POP sẽ liên tục được bsung vào Công ước Stockholm.

2. Trách nhiệm và quyền lợi của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước Stockholm

Là một thành viên của Công ước Stockholm, Việt Nam có trách nhiệm và quyền lợi trong việc thực hiện các nội dung quy định tại Văn kiện Công ước và các quyết định của Công ước. Các nội dung chính gồm: Việt Nam có trách nhiệm xây dựng các quy định pháp luật, các chính sách, chiến lược và thực hiện các biện pháp quản lý để hạn chế, cấm và tiến tới loại trừ các chất POP. Các tổ chức, cá nhân liên quan tại Việt Nam có trách nhiệm quản lý an toàn, kiểm soát chất POP và vật liệu, sản phẩm, thiết bị, chất thải có chứa POP theo vòng đời, bao gồm kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, lưu giữ, phát thải, xử lý và tiêu hủy nhằm giảm tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người; rà soát, đánh giá việc quản lý, kiểm soát, giảm phát thải các cht POP; trao đổi, chia sẻ thông tin về việc thực hiện Công ước Stockholm với các bên liên quan; định kỳ báo cáo hiện trạng và kết quả quản lý, giảm phát thải theo yêu cầu đối với từng chất POP.

Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, theo quy định tại Điều 7 của Công ước Stockholm, Việt Nam có trách nhiệm cp nhật Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm, gửi Ban thư ký Công ước và định kỳ báo cáo việc thực hiện Kế hoạch này.

3. Mục tiêu của Kế hoạch

a) Mục tiêu tổng quát

Quản lý an toàn theo vòng đời, kiểm soát ô nhiễm, giảm phát thải, xử lý và tiến tới loại bỏ các chất POP ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của Công ước Stockholm về các chất POP, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường được năng lực thể chế, khung pháp lý và sự tham gia của các bên trong quản lý và thay thế các cht POP và hóa chất độc hại.

- Tăng cường được năng lực khoa học và công nghệ về quan trắc, xác định và quản lý các chất POP và hóa chất độc hại theo vòng đời với kiến thức, thông tin và hạ tầng kỹ thuật phù hợp.

- Nâng cao được nhận thức của các bên liên quan về các chất POP, hóa chất độc hại, sức khỏe môi trường liên quan đến các chất POP và các phương án quản lý (hạn chế sử dụng, thay thế, loại bỏ, xử lý, tiêu hủy) các chất POP.

- Điều phối, kết hợp được việc thực hiện Công ước Stockholm với các thỏa thuận môi trường có liên quan và hướng tới đáp ứng các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển bền vững; lồng ghép với việc quản lý hóa chất, chất thải và chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.

[...]