Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch đất lúa và số hóa bản đồ quy hoạch đất lúa cấp xã đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 1589/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/05/2014
Ngày có hiệu lực 12/05/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1589/QÐ-UBND

Bình Thuận, ngày 12 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ÐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐẤT LÚA VÀ SỐ HÓA BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐẤT LÚA CẤP XÃ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm năm thời kỳ đầu 2010 - 2015, tỉnh Bình Thuận;

Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2012/NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm năm thời kỳ đầu 2010 - 2015, tỉnh Bình Thuận; trong đó, phân bổ đất lúa đến năm 2015 là 48.898 ha (đất chuyên lúa: 41.014 ha), đến năm 2020 là 46.000 ha (chuyên lúa: 40.000 ha);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 52/TTr-SNN ngày 17 tháng 4 năm 2014,

QUYẾT ÐỊNH:

Ðiều 1. Phê duyệt Quy hoạch đất lúa và số hóa bản đồ quy hoạch đất lúa cấp xã đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, với các nội dung như sau:

I. Phạm vi thực hiện.

Trên phạm vi toàn tỉnh Bình Thuận; chi tiết đến cấp xã (99 xã, phường, thị trấn có diện tích đất lúa), theo bản đồ giải thửa 1/2.000 và Quy hoạch này ổn định đất lúa đến năm 2015; năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

II. Quan điểm, mục tiêu.

1. Quan điểm:

- Quy hoạch và số hóa đất lúa cấp xã nhằm xác định cụ thể diện tích đất lúa và là công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước về đất lúa;

- Quy hoạch sử dụng đất lúa tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với quy hoạch đất lúa toàn quốc; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt;

- Quy hoạch sử dụng đất lúa gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; gắn với thực hiện chính sách bảo vệ, quản lý và phát triển đất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ; gắn với chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa, nâng cao đời sống của người trực tiếp trồng lúa và đảm bảo lợi ích cho các địa phương sản xuất lúa tập trung. Bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác, nhưng đảm bảo hài hòa, linh hoạt nhu cầu sử dụng đất lúa cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Việc sử dụng đất lúa linh hoạt (cây ngắn ngày) không chỉ ruộng 1 vụ mà cả 2, 3 vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa.

2. Mục tiêu:

* Mục tiêu chung:

- Quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, định hướng năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2015 nhằm quản lý chặt chẽ và bảo vệ đất lúa hiện có của tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

- Xác định diện tích quy hoạch đất sản xuất lúa gắn với mục tiêu duy trì, ổn định đến năm 2020, nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp đầu tư hạ tầng thiết yếu, đồng bộ; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa, địa phương có vùng lúa, gắn các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

- Quy hoạch sử dụng đất lúa là cơ sở để thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa như: số hóa bản đồ, cắm mốc bảo vệ đất lúa, xác định ranh giới đất trồng lúa đến từng xã; xây dựng cơ sở dữ liệu; thẩm tra, kiểm tra việc quản lý đất lúa và công bố đất trồng lúa hàng năm, thời kỳ quy hoạch theo quy định pháp luật.

* Mục tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lúa tầm nhìn đến năm 2030 là 45.424 ha, đến năm 2020 là 46.000 ha, kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2015 là 48.898 ha và chỉ tiêu phân bổ diện tích đất lúa của từng địa phương theo Đề án quy hoạch;

- Tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa; tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, hiện đại;

- Về xây dựng bản đồ số hóa đất lúa: phải xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ quy hoạch đất lúa đến từng thửa; các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng đất lúa đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng thanh long; xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa đảm bảo tính pháp lý về đất đai, ổn định lâu dài có hệ thống, đặc biệt là cấp xã trong toàn tỉnh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ