Quyết định 154/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020
Số hiệu | 154/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/01/2011 |
Ngày có hiệu lực | 12/01/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Nguyễn Ngọc Quang |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 12 tháng 01 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2009-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 06/TTr-TNMT ngày 06/01/2011,
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
- Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với “Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được thực hiện liên ngành, địa phương; đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn xã hội và môi trường; gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của tỉnh.
- Quản lý CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp CTR.
- Quản lý CTR phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm tối đa lượng CTR phải chôn lấp, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại có chọn lọc phù hợp với điều kiện của tỉnh.
* Mục tiêu tổng quát:
Quy hoạch đồng bộ hệ thống quản lý tổng hợp đối với CTR trên toàn tỉnh, theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, quản lý và xử lý chất thải nguy hại theo các phương thức phù hợp.
Đề ra chiến lược, giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường thu hút đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp CTR, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh nhà.
* Mục tiêu cụ thể:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XX: “... Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường và đầu tư đồng bộ vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chú trọng công tác quản lý chất thải sản xuất và sinh hoạt; hình thành mạng lưới thu gom và xử lý rác thải, chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu du lịch, làng nghề, các khu dân cư; chú ý quản lý chất thải độc hại, rác thải y tế...”. Theo đó, quy hoạch đến năm 2020:
- Thu gom và xử lý được 100% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị, 90% tại các điểm dân cư nông thôn; trong đó có 70% được tái sử dụng, tái chế;
- Thu gom và xử lý được 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường, 95% CTR nguy hại phát sinh tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề; trong đó có 70% được thu hồi để tái sử dụng, tái chế;
- Thu gom, xử lý được 100% tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh;
- Thu gom và xử lý đảm bảo môi trường 90% tổng lượng CTR phát sinh tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Các loại CTR khác được thu gom, xử lý đảm bảo môi trường.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 12 tháng 01 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2009-2020;
Căn cứ Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 17/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 06/TTr-TNMT ngày 06/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
- Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với “Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được thực hiện liên ngành, địa phương; đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn xã hội và môi trường; gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của tỉnh.
- Quản lý CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp CTR.
- Quản lý CTR phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm tối đa lượng CTR phải chôn lấp, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại có chọn lọc phù hợp với điều kiện của tỉnh.
* Mục tiêu tổng quát:
Quy hoạch đồng bộ hệ thống quản lý tổng hợp đối với CTR trên toàn tỉnh, theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, quản lý và xử lý chất thải nguy hại theo các phương thức phù hợp.
Đề ra chiến lược, giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường thu hút đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp CTR, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh nhà.
* Mục tiêu cụ thể:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XX: “... Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường và đầu tư đồng bộ vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chú trọng công tác quản lý chất thải sản xuất và sinh hoạt; hình thành mạng lưới thu gom và xử lý rác thải, chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu du lịch, làng nghề, các khu dân cư; chú ý quản lý chất thải độc hại, rác thải y tế...”. Theo đó, quy hoạch đến năm 2020:
- Thu gom và xử lý được 100% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị, 90% tại các điểm dân cư nông thôn; trong đó có 70% được tái sử dụng, tái chế;
- Thu gom và xử lý được 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường, 95% CTR nguy hại phát sinh tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề; trong đó có 70% được thu hồi để tái sử dụng, tái chế;
- Thu gom, xử lý được 100% tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh;
- Thu gom và xử lý đảm bảo môi trường 90% tổng lượng CTR phát sinh tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Các loại CTR khác được thu gom, xử lý đảm bảo môi trường.
a) Quy hoạch thu gom, vận chuyển
* Đối với CTR sinh hoạt:
- Phân loại tại nguồn: CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn (các hộ gia đình, tổ chức,..) thành 03 loại gồm: chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế và chất thải không tái chế.
- Thu gom, vận chuyển:
+ Ở đô thị (thị trấn, thành phố): Phân loại rác tại nguồn đối với các tất cả các hộ có CTR sinh hoạt. Thu gom thủ công hàng ngày đến điểm trung chuyển. Vận chuyển cơ giới đến khu phân loại và xử lý tập trung.
+ Ở khu dân cư nông thôn: Thu gom thủ công hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết, trung chuyển. Vận chuyển cơ giới đến khu xử lý tập trung trong cự ly 20-30 km.
+ Ở vùng nông thôn miền núi, nơi chưa có điều kiện thu gom tập trung bởi các đơn vị chức năng thì các hộ gia đình, đơn vị, chủ nguồn thải tự thu gom và có biện pháp xử lý đảm bảo môi trường.
* Đối với CTR công nghiệp:
- Phân loại CTR công nghiệp: phải được phân loại tại xí nghiệp hoặc khu, cụm công nghiệp, thành các loại CTR có thể tái chế, tái sử dụng, CTR có thể chế biến thành phân vi sinh, CTR phải chôn lấp và CTR nguy hại.
- Thu gom, vận chuyển: Đối với các khu, cụm công nghiệp thì việc thu gom, vận chuyển tuân theo quy chế quản lý CTR của khu, cụm công nghiệp; đối với các cơ sở sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp thì tự tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển thông qua các hợp đồng ký kết với đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển.
* Đối với CTR y tế:
- CTR y tế phải được các cơ sở y tế tự thu gom riêng tại nguồn, tách biệt với các loại CTR khác không nguy hại, sau đó phải được vận chuyển đến nơi xử lý bởi các đơn vị chức năng được cấp phép.
- Thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
* Đối với các loại CTR khác:
Tùy theo tính chất, thành phần, mức độ nguy hại,... các chủ nguồn thải phải tự thu gom, hợp đồng thu gom hoặc các biện pháp khác, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về giải quyết rác thải và bảo vệ môi trường.
* Quy hoạch các trạm trung chuyển phục vụ công tác thu gom, vận chuyển:
Trên toàn tỉnh có 80 trạm trung chuyển được quy hoạch để phục vụ công tác thu gom, quản lý rác thải. Chi tiết tại phụ lục 1 đính kèm.
b) Quy hoạch các khu xử lý CTR
Căn cứ điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa phương, vùng, miền và căn cứ nhu cầu xử lý rác trên toàn tỉnh, các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh được quy hoạch gồm 28 khu, với tổng diện tích 181,7 ha. Cụ thể như sau:
- Sử dụng toàn bộ 15 bãi rác hiện có trên địa bàn tỉnh ( 55,5 ha ) để giải quyết rác thải, đến khi hết diện tích, đóng cửa và hoàn trả mặt bằng.
- Xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng các bãi rác cũ để hình thành những khu xử lý CTR tại các địa phương, bao gồm:
+ Mở rộng, nâng cấp các bãi rác Prao, Thạnh Mỹ, Trà Mai, Cẩm Hà và Tam Xuân 2 với tổng diện tích hiện tại 24 ha lên 57,5 ha để hình thành các khu xử lý đạt tiêu chuẩn.
+ Hình thành mới 13 khu xử lý CTR với tổng diện tích 92,7 ha.
- Ở miền núi, sẽ đầu tư tại mỗi huyện một khu xử lý tập trung, bao gồm việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và xây lò đốt chất thải y tế.
- Ở vùng đồng bằng và trung du sẽ hình thành các khu xử lý liên huyện, khu liên hợp, phân khu xử lý theo chức năng... Theo đó, có 3 khu vực để hình thành các khu liên hợp xử lý CTR là tại Đại Lộc ( cho cánh Bắc ), Duy Xuyên, Quế Sơn ( cho vùng giữa ) và Núi Thành ( cho cánh Nam ). Ở cánh Bắc trước mắt vẫn sử dụng khu xử lý rác thải tại Đại Hiệp đến hết thời hạn và đóng cửa, đồng thời xúc tiến xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải tại xã Đại Nghĩa ( 15 ha ) để xử lý rác thải cho các địa phương Đại Lộc, Điện Bàn và Hội An. Ở vùng giữa của tỉnh, sẽ hình thành khu liên hợp xử lý tại Quế Cường - Quế Sơn (15 ha), Duy Trinh - Duy Xuyên (15 ha) sử dụng để xử lý CTR cho các địa phương Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên, có thể thêm một phần Hội An, Điện Bàn và xử lý chất thải nguy hại trong công nghiệp. Cánh Nam của tỉnh sẽ nâng cấp, mở rộng khu bãi rác Tam Xuân 2 ( đạt 35 ha ) để hình thành khu liên hợp xử lý CTR cho các địa phương Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành và Khu Kinh tế mở Chu Lai. Ngoài ra, ở vùng đồng bằng cũng sẽ tiếp tục sử dụng hoặc đầu tư mới một số bãi chôn lấp hợp vệ sinh, hoặc khu xử lý rác thải tại một số khu vực khác, trong đó có khu tại Bình Phú - Thăng Bình và khu Tam Vinh - Phú Ninh sẽ được xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và bố trí đất để đầu tư các nhà máy xử lý rác theo công nghệ ủ sinh học sản xuất phân hữu cơ.
Chi tiết các khu xử lý CTR tại phụ lục 2 đính kèm.
c) Quy hoạch xử lý các loại CTR
- CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp được ưu tiên đưa vào các dây chuyền công nghệ chế biến (composting, công nghệ tạo năng lượng,...) trước khi áp dụng biện pháp thiêu hủy hoặc chôn lấp.
- CTR y tế được áp dụng xử lý bởi lò đốt chuyên dụng.
- Các loại CTR trong nông nghiệp (CTR từ chăn nuôi, CTR từ giết mổ,...) cũng phải được áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, hạn chế tối đa việc chôn lấp dễ gây mầm bệnh và ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
- Ngoài ra, trong điều kiện của khu vực nông thôn và miền núi, khi các loại rác chưa được thu gom bởi các đơn vị chức năng, thì phải được các hộ gia đình hoặc chủ nguồn thải tự chịu trách nhiệm thu gom và có thể sử dụng các hình thức tổ hợp vườn - ao - chuồng, đốt thiêu hủy để phòng trừ mầm bệnh, hoặc dùng các thùng chứa rác tự tạo và đào hố chứa để tự phân hủy rác, hố ủ phân trát bùn để xử lý rác thải sinh hoạt.
d) Quy hoạch hệ thống quản lý
- Nhà nước quản lý bằng chủ trương và chính sách; khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng, xã hội vào quản lý CTR; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để đẩy mạnh xã hội hóa trong quản lý CTR ở các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Cộng đồng là chủ thể thực hiện công tác quản lý CTR.
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,... tham gia thực hiện các hoạt động dịch vụ trong các khâu của quản lý tổng hợp CTR, chịu sự giám sát của cộng đồng và sự kiểm tra của Nhà nước.
- Khái toán tổng mức đầu tư thực hiện Quy hoạch này dự kiến khoảng 1.252,12 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 1.001,39 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 250,73 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư gồm: Vốn ngân sách Nhà nước (Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh) và các nguồn vốn khác (vốn hỗ trợ ODA, vốn vay và viện trợ khác, vốn tín dụng đầu tư, vốn từ thực hiện xã hội hóa).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng tổ chức công bố quy hoạch và phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; chủ trì tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch và là đầu mối phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng về quản lý tổng hợp CTR trên địa bàn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế, công cụ về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, phân loại chất thải rắn tại nguồn, xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn trên toàn tỉnh; thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp CTR; theo dõi, giám sát tình hình ô nhiễm môi trường do CTR trên toàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm huy động, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phân bổ vốn ngân sách hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý tổng hợp chất thải rắn của Quy hoạch.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, phí trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR.
5. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiên cứu, thẩm định, giám sát, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ, thiết bị và vật liệu mới phục vụ cho quản lý tổng hợp CTR.
6. Sở Công Thương có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ nguồn thải thực hiện các kế hoạch ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn; xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Y tế chịu trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải y tế trên toàn tỉnh.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR cho các điểm dân cư nông thôn.
9. UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy hoạch này và quản lý Nhà nước về CTR tại địa phương mình; có cơ chế ưu đãi cụ thể trong lĩnh vực CTR phù hợp trên địa bàn quản lý; kiện toàn tổ chức và sắp xếp đổi mới các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường thuộc phạm vi địa bàn, đưa công tác quản lý tổng hợp đối với CTR đi vào nền nếp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về quản lý CTR và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
10. Các Sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch này đạt hiệu quả, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH
MỤC CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN CTR ĐƯỢC QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 154 /QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của UBND tỉnh Quảng
Nam)
STT |
Trạm trung chuyển |
Vị trí |
Diện tích (m2/TTC) |
Hình thức đầu tư |
Giai đoạn |
|
Hiệp Đức |
|
|
|
|
1 |
TT. Tân An |
Chợ Hiệp Đức |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
2 |
Bình Lâm |
Chợ Việt An |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Tiên Phước |
|
|
|
|
3 |
TT.Tiên Kỳ |
Chợ thị trấn Tiên Kỳ |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
4 |
Tiên Thọ |
Chợ Tiên Thọ |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Bắc Trà My |
|
|
|
|
5 |
Trà Tân |
Chợ Trà Tân |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
6 |
TT. Trà My |
Chợ thị trấn Trà My |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
7 |
Trà Đông |
Chợ Trà Đông |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Nam Trà My |
|
|
|
|
8 |
Trà Mai |
Chợ Trà Mai, thôn 1 - xã Trà Mai |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
|
Đại Lộc |
|
|
|
|
9 |
Đại Lãnh |
Chợ Hà Tân |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
10 |
Đai Hưng |
Chợ Trước Hà |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
11 |
Đại Phong |
Chợ Đại Phong |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
12 |
Đại Minh |
Chợ Đại Minh |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2016-2020 |
13 |
Đại Thắng |
Chợ Phú Thuận |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
14 |
Đại Thạnh |
Chợ Bến Dầu |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
15 |
Đại Chánh |
Chợ Đại Chánh |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
16 |
Đại Tân |
Chợ Đại Tân |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
17 |
Đại An |
Chợ Quảng Huế |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
Điện Bàn |
|
|
|
|
|
Đối với rác thải sinh hoạt |
|
|
|
|
18 |
Xã Điện Hồng |
Chợ Lạc Thành |
20 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
19 |
Xã Điện Hoà |
Chợ La Thọ |
20 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
20 |
Xã Điện Ngọc |
Chợ Điện Ngọc |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2016-2020 |
21 |
Xã Điện Dương |
Chợ Thôn 2 |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
22 |
Chợ Thôn 4 |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
|
23 |
Xã Điện Quang |
Chợ Điện Quang |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Đối với rác thải công nghiệp |
|
|
|
|
24 |
02 TTC tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc |
70 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
25 |
|||||
|
Duy Xuyên |
|
|
|
|
|
Đối với rác thải sinh hoạt |
|
|
|
|
26 |
Duy Thu |
Chợ Phú Đa |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
27 |
Duy Tân |
Chợ Thu Bồn |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
28 |
Duy Trinh |
Chợ Vỏ |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
29 |
Duy Sơn |
Chợ Trà Kiệu |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
30 |
Duy Trung |
Cụm công nghiệp Tây An |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
31 |
Duy Vinh |
Chợ Bàn Thạch |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
32 |
Duy Nghĩa |
Chợ Nồi Rang |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
33 |
Duy Hải |
Chợ An Lương |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
|
Đối với rác công nghiệp |
|
|
|
|
34 |
KCN An Hòa - Nông Sơn |
60 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2016-2020 |
|
|
Quế Sơn |
|
|
|
|
|
Đối với rác thải sinh hoạt |
|
|
|
|
35 |
Quế Xuân 1 |
Thôn Bà Rén, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn. |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
36 |
Quế Châu |
Chợ Đàng |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Đối với rác thải công nghiệp |
|
|
|
|
37 |
KCN Đông Quế Sơn |
60 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
|
Thăng Bình |
|
|
|
|
38 |
Bình Dương |
Chợ Lạc Câu |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
39 |
Bình Giang |
Chợ Bà |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
40 |
Bình Triều |
Chợ Được |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
41 |
Bình Đào |
Chợ Bình Đào |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
42 |
Bình Minh |
Chợ Bình Minh |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
43 |
Bình Trung |
Chợ Kế Xuyên |
20 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
44 |
Bình An |
Chợ Quán Gò |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
45 |
Bình Quế |
Chợ Đo Đo |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
46 |
Bình Phú |
Chợ Hà Châu |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
47 |
Bình Định Bắc |
Chợ Bình Định Bắc |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
48 |
Bình Trị |
Chợ Bình Trị |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
49 |
Bình Lãnh |
Chợ Bình Lãnh |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2016-2020 |
|
Phú Ninh |
|
|
|
|
|
Đối với rác thải sinh hoạt |
|
|
|
|
50 |
Tam An |
Chợ Hoà Tây |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
51 |
Chợ Tam An |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
52 |
Tam Đàn |
Chợ Chiên Đàn |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
53 |
Chợ Quán Rường |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
54 |
Tam Phước |
Chợ Tam Phước |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Đối với rác thải công nghiệp |
|
|
|
|
55 |
KCN Phú Xuân |
70 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2016-2020 |
|
|
Tam Kỳ |
|
|
|
|
|
Đối với rác thải sinh hoạt |
|
|
|
|
56 |
Tân Thạnh |
Sau lưng nhà sinh hoạt văn hóa KDC số 6 |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
57 |
Sau lưng bến xe tỉnh |
20 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
58 |
Hoà Thuận |
Gần nhà sinh văn hóa hoạt khối phố 3 |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
59 |
Gần nút giao thông Trần Phú – Nguyễn Hoàng (Thuận Trà) |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
60 |
An Mỹ |
Cống Tiểu La |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
61 |
Cuối đường Lý Thường Kiệt |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
62 |
An Xuân |
Cuối đường 24/3 (Sau lưng Trung tâm TTN miền Trung) |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
63 |
Cống Bà Xèng |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
64 |
An Sơn |
Gần nút giao thông Tôn Đức Thắng - đường vào hồ Duy Tân |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
65 |
Nút giao thông đường 24/3-đường Trần Cao Vân |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
66 |
Trường Xuân |
Cụm công nghiệp Trường Xuân |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
67 |
An Phú |
Gần nhà sinh hoạt khối phố 6 |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
68 |
Thửa đất số 5, tờ số 11, khối phố 1 |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
|
Đối với rác thải công nghiệp |
|
|
|
|
69 |
KCN Thuận Yên |
70 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
70 |
KCN Tam Thăng |
70 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2016-2020 |
|
71 |
CCN Trường Xuân |
70 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
|
Núi Thành |
|
|
|
|
|
Đối với rác thải sinh hoạt |
|
|
|
|
72 |
Tam Anh Nam |
Chợ Kỳ Chánh |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
73 |
Tam Hiệp |
Chợ Tam Hiệp |
30 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
74 |
Tam Nghĩa |
Chợ Chu Lai |
20 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
75 |
Tam Giang |
Chợ Tam Giang |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
76 |
Tam Quang |
Chợ Tam Quang |
30 |
Nền ximăng, tường bao |
2011-2015 |
|
Đối với rác thải công nghiệp |
|
|
|
|
77 |
KCN Tam Hiệp |
60 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
78 |
KCN Bắc Chu Lai |
60 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
79 |
KCN Tam Anh |
70 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2016-2020 |
|
80 |
KCN Cơ khí ôtô Chu Lai - Trường Hải |
50 |
Nền ximăng, tường bao, có mái che |
2011-2015 |
|
Tổng cộng |
80 trạm trung chuyển được quy hoạch |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH CÁC KHU XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI
ĐOẠN 2011-2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 154 /QĐ-UBND ngày 12 /01 /2011 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
STT |
Khu xử lý/BCL |
Địa điểm |
Diện tích (ha) |
Hình thức đầu tư |
Dự kiến thời điểm đầu tư và hoàn thành |
Ước vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Thời hạn sử dụng |
||
Hiện có |
Hình thành mới |
Sau khi mở rộng |
|||||||
1 |
Khu XLRT Atiêng |
Thôn Achiing, xã Atiêng |
|
1,5 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2013 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2013 |
2,94 |
|||||||
2 |
Bãi rác thôn Ahuu, xã Atiêng |
Thôn Ahuu, xã Atiêng |
0,05 |
|
|
Sử dụng đển hết diện tích |
|
|
Sẽ đóng cửa khi hình thành khu xử lý mới của huyện |
3 |
Khu XLRT Prao |
Thôn Axin, thị trấn Prao |
0,3 |
|
5 |
Mở rộng, nâng cấp bãi đổ rác hiện tại thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2016 |
7,14 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2012 |
2,94 |
|||||||
4 |
Bãi rác xã Ba |
Thôn Phú Bảo, xã Ba |
0,05 |
|
|
Sử dụng đển hết diện tích |
|
|
Sẽ đóng cửa khi hình thành khu xử lý mới của huyện |
5 |
Khu XLRT Thạnh Mỹ |
Khu vực cua Xả Tỵ, thôn Thạnh Mỹ 2, thị trấn Thạnh Mỹ |
0,05 |
|
5 |
Mở rộng, nâng cấp bãi đổ rác hiện tại thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2012 |
7,14 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2014 |
2,94 |
|||||||
6 |
Khu XLRT khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang |
Thôn Đắc-rế, xã La Dêê |
|
7 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2017 |
10,19 |
Lâu dài |
7 |
Khu XLRT huyện Phước Sơn |
Khối phố 1, thị trấn Khâm Đức |
|
3,2 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2013 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2015 |
2,94 |
|||||||
8 |
Bãi rác Khâm Đức |
Khối phố 2A, thị trấn Khâm Đức |
0,5 |
|
|
Sử dụng đển hết diện tích |
|
|
Sẽ đóng cửa khi hình thành khu xử lý mới của huyện |
9 |
Khu XLRT Quế Trung |
Thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung |
|
2,8 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2011-2012 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2012 |
2,94 |
|||||||
10 |
Bãi rác Trung Phước |
Thôn Trung Phước 1, xã Quế Trung |
1,4 |
|
|
Sử dụng đển hết diện tích |
|
|
Sẽ đóng cửa khi hình thành khu xử lý mới của huyện |
11 |
Bãi rác Quế Lộc |
Thôn Lộc Trung, xã Quế Lộc |
0,2 |
|
|
Sử dụng đển hết diện tích |
|
|
Sẽ đóng cửa khi hình thành khu xử lý mới của huyện |
12 |
Khu XLRT Tân An |
Đồi Tranh, khối phố An Nam, thị trấn Tân An |
|
5 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2014 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2012 |
2,94 |
|||||||
13 |
Khu XLRT Tiên Châu |
Suối Đá, thôn Hội Lâm, xã Tiên Châu |
|
5 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2016 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2012 |
2,94 |
|||||||
14 |
Khu XLRT Trà Sơn |
Thôn Mậu Long, xã Trà Sơn |
7 |
|
|
Nâng cấp, hình thành thêm các ô chôn lấp hợp vệ sinh |
2015 |
7,14 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2012 |
2,94 |
|||||||
15 |
Khu XLRT Trà Mai |
Thôn 2, xã Trà Mai |
0,5 |
|
7 |
Mở rộng, nâng cấp bãi đổ rác hiện tại thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2014 |
7,14 |
Lâu dài |
Xây lò đốt CTRYT |
2015 |
2,94 |
|||||||
16 |
Khu XLRT Đại Hiệp |
Đồi Sơn Gà, thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp |
11,2 |
|
|
Xây lò đốt CTRYT |
2011 |
4,54 |
Chôn lấp hợp vệ sinh đến hết năm 2012, sử dụng lò đốt rác y tế lâu dài |
17 |
Khu XLRT Đại Nghĩa |
Thôn 5, xã Đại Nghĩa |
|
15 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2013 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2012-2013 |
90,00 |
|||||||
Xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp |
2012-2013 |
80,00 |
|||||||
18 |
Khu XRT khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc |
Thôn Quảng Lăng 1, xã Điện Nam Bắc |
|
5 |
|
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2012-2013 |
90,00 |
Lâu dài |
19 |
Khu XLRT Cẩm Hà |
Thôn Bàu Ốc Thượng, xã Cẩm Hà |
3 |
|
5,5 |
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2010-2011 |
72,36 |
Giai đoạn 2010-2015 |
20 |
Khu XLRT Cù Lao Chàm |
Thôn Bãi Làng, xã đảo Tân Hiệp |
|
1,2 |
|
Xây dựng hệ thống quản lý CTR khép kín |
2010-2011 |
6,47 |
Đến năm 2025 |
21 |
Khu XLRT Duy Trinh |
Khu vực ven đường vào đập Vĩnh Trinh, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh |
|
15 |
|
Xây mới bãi chôn lấp chất thải nguy hại |
2014-2015 |
12,23 |
Lâu dài |
Xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại trong công nghiệp |
2013-2015 |
70,00 |
|||||||
22 |
BCL rác thải Đông Phú |
Khu rừng Sặc, thôn Lãnh Thượng 1, thị trấn Đông Phú |
1,6 |
|
|
Chôn lấp hợp vệ sinh |
|
|
Lâu dài |
23 |
Khu XLRT Quế Cường |
Cồn Sơn, thôn 2, xã Quế Cường |
|
15 |
|
Xây mới BCL hợp vệ sinh |
2013 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2013-2014 |
90,00 |
|||||||
Xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp |
2013-2014 |
80,00 |
|||||||
24 |
Khu XLRT Bình Phú |
Đồi Long Hội, tổ 16, xã Bình Phú |
|
7 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2016 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2016 |
90,00 |
|||||||
25 |
Khu XLRT Tam Vinh |
Khu rừng Miếu, thôn 2, xã Tam Vinh |
|
10 |
|
Xây mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh |
2016 |
10,19 |
Lâu dài |
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2016 |
90,00 |
|||||||
26 |
Khu XLRT Tam Đàn |
Đồi Trà Cai, thôn Thuận Yên, phường Hòa Thuận |
4,3 |
|
|
Xây dựng nhà máy chế biến phân compost |
2011 |
49,50 |
Chôn lấp hợp vệ sinh đến hết năm 2012, sử dụng nhà máy chế biến phân compost lâu dài |
27 |
Khu XRT Tam Xuân 2 |
Đồi Ba Hố, thôn Bích Sơn, xã Tam Xuân 2 |
20,15 |
|
35 |
Xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp |
2013-2014 |
80,00 |
Lâu dài |
Xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại trong công nghiệp |
2011-2012 |
70,00 |
|||||||
Hình thành thêm một số ô chôn lấp hợp vệ sinh |
2015 |
7,14 |
|||||||
28 |
BCL rác thải Tam Nghĩa |
Đồi Hốc Bứa, thôn An Thiện, xã Tam Nghĩa |
5,2 |
|
|
Sử dụng đển hết diện tích |
|
|
Sử dụng đến hết diện tích |
Tổng |
28 khu vực được quy hoạch để xử lý CTR |
55,5 |
92,7 |
57,5 |
|
|
1.139,19 |
|