ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1525/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 27 tháng 09 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ
VSMT NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về ban
hành, sửa đổi, bổ sung lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội;
Căn cứ
Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định 318/2013/QĐ-UBND
ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về quản lý quy hoạch
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Xét đề nghị của Trung tâm Nước sạch
và VSMTNT tại Tờ trình số 13/TTr-TTN ngày 08 tháng 9 năm 2016; Sở kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 506/BC-SKHĐT ngày 13 tháng 9
năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với nội dung sau:
1. Tên dự án quy hoạch: Điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Quan điểm điều
chỉnh quy hoạch
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể cấp
nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Bắc Giang tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và Chương
trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
phù hợp với Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2012-2020 định hướng đến năm 2025.
- Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Bắc Giang đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với quá trình đô
thị hóa và xây dựng nông thôn mới.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các dự
án đã đầu tư; đầu tư xây dựng các dự án quy mô lớn liên vùng, liên xã. Khuyến
khích, ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn về nước sạch,
khu vực trọng điểm ô nhiễm môi trường và những xã xây dựng
nông thôn mới.
- Phát huy nguồn lực và khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý, khai thác công trình.
- Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn của các nhà tài trợ, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng.
- Xã hội hóa dịch vụ cấp nước nông
thôn,
- Ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai thác công trình nước.
3. Mục tiêu cấp nước và vệ sinh môi trường
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
a. Mục tiêu tổng
quát
- Khai thác hợp lý các nguồn nước, bảo
vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt
của người dân.
- Đảm bảo nguồn nước sạch cho nhân
dân và giảm thiểu các bệnh tật có liên quan đến nguồn nước.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch định hướng
cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn trong các giai đoạn tiếp theo.
b. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2020:
+ Trên 95% dân số nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó 30% người dân được sử
dụng nước từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung); 80% sử dụng nước
sinh hoạt đạt Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế.
+ 100% số hộ gia đình nông thôn có
nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ 100% số hộ chăn nuôi có chuồng trại
hợp vệ sinh.
+ 100% các trường học có đủ nước và
nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ 50% các công trình cấp nước tập
trung hoạt động hiệu quả và bền vững.
- Mục tiêu đến năm 2030:
+ 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó 60% người dân được sử dụng nước
từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung); 95% sử dụng nước sinh hoạt đạt
Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế.
+ 80% các công trình cấp nước tập
trung hoạt động hiệu quả và bền vững
4. Nội dung điều chỉnh quy hoạch
a. Điều chỉnh quy hoạch cấp nước sinh
hoạt nông thôn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
* Phân vùng cấp nước:
- Phân vùng cấp nước theo lưu vực, địa
hình, nguồn nước sử dụng chủ yếu là nguồn nước mặt, tận dụng tối đa nguồn nước từ
các công trình thủy lợi, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn nước ngầm.
- Cấp nước bằng các công trình cấp nước
tập trung cho vùng dân cư tập trung, cấp nước nhỏ lẻ cho cụm dân cư phân tán.
* Tính toán nhu cầu nước hiện tại và
tương lai theo các giai đoạn phát triển dưới tác động của biến đổi khí hậu.
* Tính toán khả năng cấp nước và nhu
cầu sử dụng nước.
* Quy hoạch các dự án cấp nước:
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Tiếp tục triển khai các công trình
dở dang: 11 công trình.
+ Xây mới công trình cấp nước tập trung:
36 công trình.
+ Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước
tập trung: 18 công trình.
+ Xây mới công trình cấp nước nhỏ lẻ
hộ gia đình: 8.586 công trình.
- Giai đoạn đến 2030:
+ Xây mới công trình cấp nước tập
trung: 9 công trình.
+ Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước
tập trung: 11 công trình.
+ Xây mới công trình cấp nước nhỏ lẻ
hộ gia đình: 18.532 công trình.
b. Điều chỉnh quy hoạch vệ sinh môi
trường nông thôn.
- Xây dựng mới nhà tiêu hợp vệ sinh hộ
gia đình: 102.501 cái.
- Xây dựng mới và cải tạo công trình
cấp nước và VS trường học: 51 trường.
- Xây dựng mới công trình cấp nước và
vệ sinh trạm y tế: 76 trạm.
- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh: 48.175 chuồng trại.
(Có danh mục dự án ưu tiên đầu tư
kèm theo)
c. Dự kiến kinh phí và cơ cấu nguồn vốn
- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn
2016- 2020:
|
2.223.943
triệu đồng.
|
|
Trong đó:
|
|
|
+ Cấp nước:
|
1.486.239
triệu đồng.
|
|
+ Vệ sinh môi trường:
|
722.704
triệu đồng.
|
|
+ Truyền thông và quản lý chương
trình:
|
15.000
triệu đồng.
|
|
- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn
2021-2030:
|
920.507
triệu đồng.
|
|
Trong đó:
|
|
|
+ Cấp nước:
|
910.507
triệu đồng.
|
|
+ Truyền thông và quản lý chương
trình:
|
10.000
triệu đồng.
|
|
Nguồn vốn thực hiện: Được huy động từ
nguồn ngân sách, doanh nghiệp, nhân dân và nguồn vốn nước ngoài.
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
- Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt
động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hiện có trên địa bàn nông
thôn tỉnh Bắc Giang.
- Giải pháp về huy động vốn và sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư.
- Giải pháp về cơ chế chính sách.
- Giải pháp về tăng cường và nâng cao
hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
- Giải pháp về bảo vệ nguồn nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Tổ chức công bố Quy hoạch đến các địa
phương và người dân trong tỉnh; chủ trì hướng dẫn, kiểm
tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, tham mưu, đề xuất
với UBND tỉnh ban hành, sửa đổi các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các vướng mắc,
khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành
liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung trong quy hoạch
được duyệt theo từng giai đoạn: Hàng năm, 5 năm; xem xét lựa chọn các giải
pháp, nội dung được ưu tiên cho phù hợp với từng giai đoạn
nhằm đạt tính khả thi và hiệu quả. Xây dựng kế hoạch gắn kết với quy hoạch phát
triển Nước sạch và VSMT nông thôn với việc triển khai thực hiện xây dựng Nông
thôn mới. Định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện để
theo dõi, chỉ đạo.
b) Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính: Trên cơ sở quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện
quy hoạch. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách cho cung cấp Nước sạch và VSMT
nông thôn đúng mục đích.
c) Các sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ
có liên quan trong quy hoạch; Sở Y tế định kỳ kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn
nước từ các công trình cấp nước tập trung theo quy định.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản
lý bảo vệ nguồn nước, cấp giấy phép khai thác nguồn nước, hướng dẫn các thủ tục
về giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật đối với các công trình cấp
nước tập trung.
đ) Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên
quan theo theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện
thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy cung cấp Nước sạch
và VSMT nông thôn của tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch chung.
e) UBND các huyện, thành phố
- Tăng cường tuyên truyền vận động và
khuyến khích nhân dân địa phương sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh.
- Triển khai đồng
bộ các chương trình dự án có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc
biệt là các dự án liên quan đến Nước sạch và VSMT nông thôn.
f) Các đơn vị đầu tư, quản lý, khai
thác công trình cấp nước tập trung chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng và
khai thác công trình theo quy định. Thực hiện báo cáo, hạch toán, khấu hao, bảo
trì công trình theo đúng quy định tại Thông tư 54/2013/TT-BTC và pháp luật có
liên quan.
(có
hồ sơ điều chỉnh quy hoạch
kèm theo)
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Trung tâm
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và các
tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, XD.Quý.
Bản điện tử
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
LĐVP, TH, TNMT, CNN, KT, VX-KG;
- Trung tâm thông tin (đăng công
báo).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Văn Thái
|
TT
|
Tên
huyện/ thành phố
|
Tên dự án, công
trình CNTT nông thôn
|
Công
suất TK (m3/ngđ)
|
Số
người TK
|
Tổng
mức đầu tư dự kiến
|
Diện
tích XD CT dự kiến (m2)
|
Nguồn
cấp nước
|
I
|
Giai đoạn 2016-2020
|
69.966
|
352.487
|
1.291.973
|
365.000
|
|
1
|
Huyện Hiệp Hòa
|
CTCN liên xã Đông Lỗ và Đoan Bái
|
1.900
|
11.000
|
40.244
|
10.000
|
Nước sông Cầu
|
2
|
Huyện Hiệp Hòa
|
CTCN liên xã Hợp Thịnh, Đại Thành
|
1.600
|
9.287
|
33.978
|
10.000
|
Nước sông Cầu
|
3
|
Huyện Lạng Giang
|
CTCN liên xã Tân Thịnh, Quang Thịnh,
Hương Sơn, An Hà, giai đoạn 2 cấp thêm cho Nghĩa Hòa và
Nghĩa Hưng
|
3.450
|
20.294
|
76.103
|
20.000
|
Nước đập Kè Sơn
|
4
|
Huyện Lạng Giang
|
CTCN liên huyện cấp cho 9 xã Tiên Lục,
Hương Lạc, Phi Mô, Tân Hưng, Xương Lâm, Dương Đức, Mỹ Thái, Tân Dĩnh, Xuân
Hương
|
13.530
|
79.588
|
291.176
|
50.000
|
Nước đập Kè Sơn
|
5
|
Huyện Lục Nam
|
CTCN liên xã
Đông Hưng và Đông Phú
|
1.200
|
6.869
|
25.132
|
10.000
|
Nước hồ Suối Nứa
|
6
|
Huyện Lục Nam
|
CTCN liên xã Khám
Lạng, Chu Điện và Phương Sơn
|
1.400
|
8.180
|
29.925
|
10.000
|
Nước sông Lục Nam
|
7
|
Huyện Lục Nam
|
CTCN thôn Hồng, xã Lục Sơn
|
41
|
240
|
1.335
|
5.000
|
Tự chảy
|
8
|
Huyện Lục Nam
|
CTCN thôn Bãi Đá, xã Lục Sơn
|
54
|
320
|
1.340
|
5.000
|
Tự chảy
|
9
|
Huyện Lục Nam
|
CTCN thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn
|
34
|
200
|
1.500
|
5.000
|
Tự chảy
|
10
|
Huyện Lục Nam
|
CTCN thôn Đá Húc, xã Bình Sơn
|
40
|
236
|
1.500
|
5.000
|
Tự chảy
|
11
|
Huyện Lục Ngạn
|
CTCN xã Hồng Giang
|
1.100
|
6.490
|
23.745
|
5.000
|
Nước hồ Đá Mài
|
12
|
Huyện Lục Ngạn
|
CTCN xã liên xã Phượng Sơn và Quý
Sơn
|
2.052
|
12.069
|
44.153
|
10.000
|
Nước sông Lục Nam
|
13
|
Huyện Lục Ngạn
|
CTCN xã Biển Động
|
900
|
4.954
|
18.125
|
5.000
|
Nước sông Cẩm Đàn
|
14
|
Huyện Lục Ngạn
|
CTCN thôn Khuôn Vố, xã Tân Lập
|
39
|
228
|
1.460
|
5.000
|
Tự chảy
|
15
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN liên xã Bồng Am, và Thanh Luận
|
680
|
4.000
|
14.634
|
5.000
|
Nước sông Lục Nam
|
16
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Đông Rỳ, TT Thanh Sơn
|
139
|
820
|
3.000
|
5.000
|
Nước khe suối Nhà
|
17
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Khả, xã Vân Sơn
|
90
|
532
|
1.403
|
5.000
|
Tự chảy
|
18
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Gà, xã Vân Sơn
|
77
|
452
|
1.403
|
5.000
|
Tự chảy
|
19
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Tân Lập, xã Tuấn Mậu
|
47
|
276
|
1.356
|
5.000
|
Tự chảy
|
20
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Mậu, xã Tuấn Mậu
|
80
|
472
|
1.345
|
5.000
|
Tự chảy
|
21
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Thanh An, xã Tuấn Mậu
|
36
|
212
|
1.350
|
5.000
|
Tự chảy
|
22
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Thanh Chung, xã Tuấn Mậu
|
63
|
368
|
1.500
|
5.000
|
Tự chảy
|
23
|
Huyện Sơn Động
|
CTCN thôn Bài, xã Tuấn Mậu
|
85
|
500
|
1.500
|
5.000
|
Tự chảy
|
24
|
Huyện Tân Yên
|
CTCN liên xã Phúc Sơn, Lam Cốt, Đại
Hóa
|
1.600
|
9.485
|
34.703
|
10.000
|
Nước ngòi cầu Cái
|
25
|
Huyện Tân Yên
|
CTCN liên xã Hợp Đức, Phúc Hòa, Liên Chung, và Quế Nham
|
3.800
|
22.271
|
81.481
|
20.000
|
Nước sông Thương
|
26
|
Huyện Tân Yên
|
CTCN liên xã Ngọc Lý, Ngọc Thiện và
Song Vân
|
2.900
|
16.933
|
61.949
|
20.000
|
Nước ngòi Đình Vồng
|
27
|
Huyện Việt Yên
|
CTCN liên xã Nếnh, Ninh Sơn, Bích Động,
Tăng Tiến, Tiên Sơn, Hương Mai, Tự Lạn, Việt Tiến, Bích Sơn, Trung Sơn
|
18.000
|
83.422
|
305.202
|
40.000
|
Nước sông Cầu
|
28
|
Huyện Yên Dũng
|
CTCN liên xã Lãng Sơn và Xuân Phú,
Quỳnh Sơn, Trí Yên
|
2.439
|
14.347
|
52.488
|
15.000
|
Nước sông Thương
|
29
|
Huyện Yên Dũng
|
CTCN liên xã Nham Sơn, Thắng Cương,
Tư Mại, Yên Lư, Nội Hoàng, Tiền Phong
|
8.829
|
16.320
|
59.707
|
20.000
|
Nước sông Cầu
|
30
|
Huyện Yên Dũng
|
CTCN Hương Gián, Tân An
|
1.350
|
7.940
|
29.048
|
10.000
|
Nước sông Thương
|
31
|
Huyện Yên Thế
|
CTCN liên xã Tam Tiến và Đồng Vương
|
1.105
|
6.500
|
23.780
|
5.000
|
Nước sông Sỏi
|
32
|
Huyện Yên Thế
|
CTCN Tam Hiệp và Tân Hiệp
|
957
|
5.630
|
20.598
|
5.000
|
Nước sông Sỏi
|
33
|
Huyện Yên Thế
|
CTCN bản Chay, xã Cạnh Nậu
|
112
|
660
|
1.405
|
5.000
|
Tự chảy
|
34
|
Huyện Yên Thế
|
CTCN bản Đình, xã Cạnh Nâu
|
97
|
568
|
1.405
|
5.000
|
Tự chảy
|
35
|
Huyện Yên Thế
|
CTCN bản Nà Táng, xã Canh Nậu
|
53
|
312
|
1.500
|
5.000
|
Tự chảy
|
36
|
Huyện Yên Thế
|
CTCN bản Nghè, xã Xuân Lương
|
87
|
512
|
1.500
|
5.000
|
Tự chảy
|