Quyết định 1512/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải đường sắt đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 1512/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 27/04/2015
Ngày có hiệu lực 27/04/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1512/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cLuật Đường sắt số 35/2005/QH11;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải “Ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải đường sắt với các nội dung chính sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Tái cơ cấu vận tải đường sắt phải được quán triệt theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013, chỉ đạo của Nghị quyết TW số 13/NQ-TW ngày 16/1/2014 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; thực hiện chủ trương của Đảng “giao thông vận tải phải đi trước một bước”; thu hút mạnh các thành phần kinh tế đầu tư và tham gia kinh doanh vận tải đường sắt; đảm bảo tuyệt đi an ninh, an toàn đường st; tách bạch được quản lý doanh nghiệp và quản lý Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia đi với các dịch vụ công mà tư nhân có thể làm được;

- Thực hiện tái cơ cấu vận tải đường sắt, đồng thời với tái cơ cấu các lĩnh vực vận tải khác với các giải pháp đồng bộ để từng bước nâng cao thị phần vận tải đường sắt, phát huy tiềm lực, tiềm năng sẵn có, chú trọng vận tải đa phương thức, vận tải logistics nht là trên các trục chính tim năng như hành lang Bc - Nam, Đông - Tây, kết nối với cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn (ICD) và các khu công nghiệp, nhà máy lớn;

- Các mục tiêu đề ra cho việc tái cơ cấu vận tải đường sắt phải thiết thực, bảo đảm việc phát triển tiên tiến, bền vững nhưng phải phù hợp với khả năng, tiềm lực và khả thi khi thực hiện.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt theo tiêu chí tăng nhanh lượng luân chuyển hàng hóa, hạ giá thành và bảo đảm an toàn, thuận lợi, tiện nghi, hấp dẫn, thoải mái trong vận tải hành khách; thông thoáng trong tổ chức vận tải hàng hóa;

- Từng bước nâng thị phần vận tải đường sắt tăng lên tương xứng với tiềm năng và nhu cầu vận tải, tập trung vào các mặt hàng, luồng hàng truyền thống, đồng thời khai thác thêm các nguồn hàng mới; đặc biệt là kết nối với các cảng biển, cảng sông, cảng ICD, vận tải đa phương thức, vận tải logistics. Thu hút vận tải hành khách bằng đường sắt trong các hành lang trọng điểm, kết nối các khu đô thị, thành phố lớn, kết hợp vận tải hành khách ngoại ô với đường sắt đô thị;

- Xây dựng thể chế, chính sách hợp lý để phát huy được hiệu quả vận tải đường sắt và hấp dẫn đối với khách hàng.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tái cơ cấu vận tải đường sắt theo hướng đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn trên chặng đường dài hoặc trung bình; vận tải hành khách cự ly trung bình và hành khách công cộng tại các thành phố lớn. Tăng thị phần vận tải đường sắt trên các hành lang vận tải chủ yếu và vận tải hành khách công cộng tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2020, thị phần vận tải đạt: 1% - 2% vận tải hành khách; khoảng 1% - 3% khối lượng vận tải hàng hóa. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt, đặc biệt tại các ga, đầu mối vận tải, cụ thể như sau:

+ Số đôi tàu khai thác trên các hành lang đến năm 2020:

TT

Tuyến đường

S đôi tàu đến năm 2020/ngày đêm

Khách

Hàng

Tng

1

Hà Nội - TP.HChí Minh

17

8

25

2

Hà Nội-Hải Phòng

14

10

24

3

Hà Nội - Lào Cai

10

15

25

4

Hà Nội - Đồng Đăng

7

7

14

+ Thị phần vận tải hành khách trên các hành lang chính:

[...]