Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1496/QĐ-TTg
Ngày ban hành 27/08/2013
Ngày có hiệu lực 27/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1496/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đnh số 92/2006/NĐ-CP;

Xét đề nghị của y ban nhân dân tỉnh Hậu Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Nội dung điều chỉnh là một bộ phận cấu thành của nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2006, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIM PHÁT TRIN

1. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Tận dụng tối đa mối liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và sự hỗ trợ của các ngành Trung ương để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực.

2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của Hậu Giang, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước; tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp là nền tảng cho phát triển, công nghiệp là ngành đột phá và dịch vụ là ngành bổ trợ cho nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát triển, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu nhằm huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Phát triển kinh tế Hậu Giang phải phù hp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện biến đổi khí hậu đặc thù của tỉnh và đặc tính sinh học vốn có; đồng thời tôn trọng đặc điểm dân cư, trong đó hết sức chú ý đến dân tộc ít người, tạo mối quan hệ tốt giữa người dân sống lâu đời ở Hậu Giang vi dân mới đến tham gia phát triển kinh tế tnh. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, thu hẹp dần về khoảng cách và mức sống giữa các từng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn; chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong tnh.

4. Phát triển Hậu Giang có trọng tâm trọng điểm vào các khu vực có thể tạo ra sự đột phá và phát triển nhanh như các khu, cụm công nghiệp tập trung, các đô thị trọng điểm, các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời chú ý phát triển các khu vực khó khăn nhằm đảm bảo sự ổn định, phát huy thế mạnh ở tất cả các huyện, thị. Đồng thời tạo đột phá phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính sách.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, bền vững, giải quyết xóa đói giảm nghèo; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ; lựa chọn các mũi đột phá để tập trung vào thế mạnh và khắc phục các điểm yếu.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 14,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 16,3%/năm giai đoạn 2016 - 2020;

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 22,7%; công nghiệp - xây dựng: 35%; dịch vụ: 42,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 14%; công nghiệp - xây dựng: 39%; dịch vụ: 47%;

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 36,8 triệu đồng/người và năm 2020 đạt 72 triệu đồng/người;

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 27,2%, giai đoạn 2016 - 2020 là 19,8%. Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 400 triệu USD, năm 2020 đạt khoảng 983 triệu USD;

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 16,5%, giai đoạn 2016 - 2020 là 17,5%;

- Sản lượng lương thực (cây lúa và cây bắp) năm 2015 đạt khoảng 1,04 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 1,12 triệu tấn.

b) Về phát triển xã hội:

- Đến năm 2015 quy mô dân số khoảng 810 ngàn người và vào năm 2020 khoảng 871 ngàn người; tỷ lệ dân số thành thị khoảng 31,7% đến năm 2015 và 44,2% vào năm 2020;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) còn khoảng 15% vào năm 2015, đến năm 2020 còn dưới 10%;

[...]