Quyết định 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1474/QĐ-TTg
Ngày ban hành 05/10/2012
Ngày có hiệu lực 05/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1474/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cLuật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đi khí hậu;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Th tướng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đ
ng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chtịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân ti cao;
- Viện kim sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th;
- Văn phòng UBQG về biến đi khí hậu;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHQT, KGVX, ĐP, NC, TKBT;
Lưu: VT, KTN (3b
).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

Biến đi khí hậu là một trong nhng thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế k21, Việt Nam được đánh giá là một trong nhng quốc gia bị tác động mạnh mnhất do biến đi khí hậu, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thtướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quc gia về biến đi khí hậu (sau đây gọi tắt là Chiến lược quc gia), thhiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm ca Việt Nam trong ứng phó với biến đi khí hậu.

Đthực hiện Chiến lược quốc gia về biến đi khí hậu, từng bước đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đi khí hậu trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động quốc gia) với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2020

1. Tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai

- Thực hiện việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giám sát biến đi khí hậu, nước bin dâng với công nghệ hiện đại, độ chính xác cao (đặc biệt trong giám sát nước biển dâng), đảm bo cung cấp thông tin cho các vùng khí hậu Việt Nam; phục vụ việc hoạch định chính sách từ Trung ương đến địa phương.

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm các điều kiện khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu phục vụ phát trin kinh tế - xã hội, phòng tránh thiên tai hiệu quả.

- Xây dựng bộ bản đồ khí hậu, biến đổi khí hậu, bản đồ phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đt đá, ngập lụt, v.v...

2. Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước

- Đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp tại các vùng, các địa phương đđảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đchủ động phòng tránh dịch bệnh; phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình sn xuất tiên tiến đhướng tới nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hệ thống bo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp.

- Xây dựng quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các lưu vực sông lớn; nghiên cứu chương trình đng bằng sông Cửu Long và đng bằng sông Hồng về quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa

- Triển khai thực hiện các giải pháp tng thtừ đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất đá, ngập lụt, v.v...

[...]