Quyết định 1464/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 1464/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/07/2011
Ngày có hiệu lực 15/07/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1464/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề;

Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 14d/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V- kỳ họp lần thứ 14 về việc thông qua Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;

 Xét đề nghị của Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 893/LĐTBXH-VLATLĐ ngày 06 tháng 7 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế” với một số nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tạo việc làm ổn định và bền vững, có chất lượng giúp cho người lao động có thu nhập đảm bảo cuộc sống và ngày càng nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Giai đoạn 2011 - 2015 giải quyết việc làm cho từ 82.500 đến 85.000 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 3 - 3,5%. Tăng thời gian lao động nông thôn đạt 85 - 90%.

3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ từ 15,1% năm 2010 còn 9 - 10% năm 2015.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động, các doanh nghiệp, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong giải quyết việc làm

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người lao động có nhận thức mới về học nghề và giải quyết việc làm; loại dần ý thức "thích làm thầy, không thích làm thợ", muốn làm việc trong các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước, không muốn làm việc trong các thành phần kinh tế khác, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước,...

b) Nâng cao nhận thức đối với lãnh đạo các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân trong công tác giải quyết việc làm cho lao động. Việc đầu tư phát triển phải gắn liền với mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động.

c) Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để mọi người lao động có cơ hội tìm việc làm và tạo việc làm cho mình thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, dạy nghề, phát triển hạ tầng,...

2. Hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp để tạo việc làm mới và ổn định việc làm bằng mối quan hệ hài hòa trong lao động

a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư.

b) Có chính sách và cơ chế phát huy các nguồn lực trong tỉnh và thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ các hộ sản xuất, kinh doanh để thu hút lao động.

c) Bảo đảm việc làm ổn định thông qua phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của tổ chức Công đoàn, Hội đồng hoà giải cơ sở trong các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

d) Kiểm tra tình hình sử dụng lao động và việc chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng hợp, dự kiến nhu cầu sử dụng lao động (số lượng và trình độ chuyên môn kỷ thuật) của các doanh nghiệp để từ đó có cơ chế phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp.

e) Xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22 - CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

3. Tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

[...]