Quyết định 1462/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 1462/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/08/2011
Ngày có hiệu lực 26/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Nguyễn Văn Tuấn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1462/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 26 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

- n cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/3/2003;

- Căn cứ vào Nghị đnh số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ v sửa đi bổ sung một số điu của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và qun lý quy hoạch tng th kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ;

- Căn c vào Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính ph vviệc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Căn cứ vào Quyết đnh s 87/2008/QĐ-TTg ngày 8/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyt Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - hội tỉnh Nam Đnh đến năm 2020;

- Căn cứ vào Quyết định s 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Xét đề nghị của SKế hoạch và Đu tư tại văn bn số 533/BC-SKHĐT ngày 10/8/2010 về báo cáo thẩm định Quy hoạch phát trin nhân lực tỉnh Nam Đnh giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2020 với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Quan đim

- Phát trin nhân lực phải phù hợp, đồng bộ với quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, của từng ngành địa phương và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững nn kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Con người được đặt vào vị trí trung m của việc phát triển nhân lực và gắn việc phát triển nhân lực vi phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, phát trin và nâng cao nhân lực mt cách toàn diện từ nâng cao chất lượng dân s, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy ngh đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực. Đồng thời phải nâng cao cht lượng sống của người dân.

- Đy mạnh xã hội hóa đào tạo; khuyến khích một tổ chức, cá nhân đầu tư cho đào tạo nhân lực. Phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, đa dạng các hình thức đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người lao động là thanh niên, nông dân học nghề, lập nghiệp.

- Cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn của người dân nhằm tạo ra nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt là quan tâm đầu tư đào tạo nhân lực có chất lượng cao, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển nhân lực:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: đo đức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp; cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, tái cấu trúc của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và phương pháp quản lý mới. Mở rộng đào tạo các ngành nghề mới, tiếp tục thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề, hình thành các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, bảo đảm cung cấp lao động có kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2015 là 60%, trong đó: Lao động có trình độ trung cấp và đào tạo nghề là 52%; lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 8%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2020 là 75%, trong đó: Lao động có trình độ trung cấp và đào tạo nghề là 66%; lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 9%;

- Quy hoạch, đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo và thành lập mới 8 trường trung học, cao đẳng và đại học, phân hiệu đại học phục vụ nhu cầu phát triển nhân lực trên địa bàn, trong đó có 2-3 cơ sở có trình độ quốc gia.

- Khuyến khích, ưu tiên phát triển các lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ cao, các ngành mũi nhọn và công nhân kỹ thuật lành nghề. Chú trọng đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn, nhất là tại khu vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp. Tchức đào tạo nhân lực cho các nghề truyền thống tại các làng nghề.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2020:

1. Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của nhân lực.

Phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Đến năm 2015, tỷ lệ nhập học của trẻ ở bậc học mầm non: nhà trẻ từ 45-50%, mẫu giáo từ 94-96%; huy động 99,9% trẻ em 5 tuổi ra lớp. Năm 2020, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc Tiểu học 99,9%, THCS 99% và học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT bằng các loại hình đào tạo 83 - 87%. Phấn đấu hoàn thành phcập bậc trung học trước năm 2015.

[...]