ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1456/QĐ-UBND
|
An
Giang, ngày 25 tháng 08 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
V/v
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc
hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn (viết tắt quản lý CTR);
Căn cứ Thông tư 13/2007/TT-BXD
ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý CTR;
Căn cứ Quyết định số
2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư
xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số
1873/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;
Xét tờ trình số: 37/TTr-SXD
ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Giám đốc Sở Xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch quản
lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030
2. Quan điểm quy hoạch:
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn
tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với: phương
hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; quy hoạch xây dựng hệ thống phát
triển đô thị của tỉnh; chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050 của vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR
tập trung trong tỉnh để xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường.
Chất thải rắn nguy hại tập trung về khu xử lý CTR vùng liên tỉnh.
3. Mục tiêu quy hoạch:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng hệ thống quản lý chất
thải rắn hiện đại, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái
sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp,
hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và
hạn chế gây ô nhiễm môi trường; nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý
tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường; thiết
lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho
quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm đảm bảo cho tỉnh An Giang phát triển bền vững
trong quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các phương thức phân
loại CTR tại nguồn và xác định lộ trình triển khai thực hiện phân loại CTR tại
nguồn cho mỗi loại hình chất thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội
của địa phương.
- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận
chuyển CTR cho các đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn, trong đó
xác định được các phương thức thu gom, xác định được vị trí các trạm trung chuyển
CTR liên đô thị.
- Phân bố hợp lý các khu xử lý CTR
trên địa bàn tỉnh An Giang, đảm bảo phục vụ các đô thị, KCN và các điểm dân cư
nông thôn đang đô thị hóa. Đồng thời đề xuất lựa chọn công nghệ thích hợp để xử
lý, tái chế các loại CTR thông thường, CTR nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để
CTR, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;
- Đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế
chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR của tỉnh nhằm xã hội hóa công tác quản CTR; huy
động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý và quản lý CTR;
- Đề xuất kế hoạch, lộ trình và
xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh An Giang đến năm 2020
nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường (BVMT) của tỉnh cũng như mục
tiêu chung của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030:
+ 90% tổng lượng chất thải sinh
hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85%
được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
+ 90% tổng khối lượng chất thải
công nghiệp phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75%
được thu hồi để tái sử dụng và tái chế và 70% lượng chất thải rắn nguy hại phát
sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.
+ 80% tổng lượng chất thải xây
dựng phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái
sử dụng hoặc tái chế.
+ 100% lượng chất thải rắn y tế
không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom
và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 70% lượng chất thải rắn phát
sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử
lý đảm bảo môi trường
4. Phạm vi và đối tượng quy hoạch:
- Phạm vi quy hoạch: Nghiên cứu
lập quy hoạch quản lý CTR trên toàn tỉnh An Giang với quy mô dân số 2.144.772
người (2009), diện tích 3.536,76 km2.
- Đối tượng quy hoạch:
+ CTR sinh hoạt
+ CTR xây dựng
+ CTR công nghiệp
+ CTR y tế
5. Nội dung Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2020:
5.1. Dự báo lượng CTR phát sinh
đến năm 2020:
Tổng lượng CTR phát sinh trong
phạm vi toàn tỉnh là 2886,6 tấn/ngày, trong đó:
- CTR sinh hoạt đô thị và nông
thôn: 1960,625 tấn/ngày
- Xây dựng: 297,81 tấn/ngày.
- CTR công nghiệp: 618,45 tấn/ngày.
- CTR y tế: 9,72 tấn/ngày
5.2. Quy hoạch hệ thống phân loại,
thu gom, vận chuyển CTR:
5.2.1. CTR sinh hoạt và CTR xây
dựng:
- Lộ trình thực hiện phân loại CTR
tại nguồn :
+ Với thành phố Long Xuyên (đô thị
loại II), thị xã Châu Đốc và Tân Châu (đô thị loại III và IV) thực hiện thí
điểm phân loại CTR tại nguồn trong giai đoạn 2010 - 2015 và phân loại tại nguồn
cho toàn đô thị giai đoạn 2016 - 2020.
+ Với định hướng thị xã Tịnh Biên
(đô thị loại IV) và các đô thị loại V thực hiện phân loại thí điểm giai đoạn
2016 - 2020 và trên phạm vi toàn đô thị sau 2020.
+ Sau năm 2020 - 2030 thực hiện
trên toàn phạm vi đô thị từ loại IV trở lên.
- Quy trình thu gom:
+ Ở đô thị (thị trấn, thành phố,
thị xã): thu gom thủ công hàng ngày đến điểm thu gom. Vận chuyển cơ giới đến
khu phân loại và xử lý tập trung.
+ Ở khu dân cư nông thôn: thu gom
thủ công hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết, trung chuyển. Vận chuyển cơ
giới đến các khu xử lý.
5.2.2. CTR công nghiệp:
- Lộ trình phân loại CTR:
+ Giai đoạn đến năm 2015: áp dụng
tại các nhà máy thuộc các khu công nghiệp đã và đang hoạt động và các khu xử lý
tập trung của tỉnh.
+ Giai đoạn đến năm 2020 và định
hướng 2030: áp dụng tại tất cả các nhà máy và các khu xử lý tập trung trên địa
bàn tỉnh
- Thu gom, vận chuyển: Đối với các
khu công nghiệp/cụm công nghiệp (KCN/CCN): việc thu gom, vận chuyển tuân theo
quy chế quản lý CTR của KCN/CCN; Đối với các cơ sở sản xuất ngoài KCN/CCN: tự
tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển bằng cách ký kết hợp đồng với đơn vị
được cấp phép thu gom, vận chuyển CTR.
- Quy hoạch mạng lưới trạm trung
chuyển:
+ Trạm trung chuyển sơ cấp: mỗi
KCN, CCN sẽ bố trí ít nhất một (01) trạm trung chuyển sơ cấp, đảm bảo lưu chứa
toàn bộ lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn KCN, CCN trong vòng 2-3
ngày, trạm trung chuyển sơ cấp do chủ đầu tư các KCN, CCN chịu trách nhiệm xây
dựng và quản lý.
+ Trạm trung chuyển tập trung: bố
trí tại các khu xử lý CTR cấp vùng, có vai trò kết hợp với các hoạt động tái
chế CTR công nghiệp, xử lý đổ thải CTR công nghiệp thông thường và trung chuyển
CTR nguy hại trước khi đưa đến khu xử lý vùng tỉnh. (chi tiết các trạm trung
chuyển xem phụ lục 1)
5.2.3. Chất thải rắn y tế:
- Thu gom, vận chuyển: sau khi
phân loại được thu gom và chuyển tới khu vực lưu chứa chất thải của bệnh viện,
hoặc khu xử lý. Quy trình cụ thể như sau:
+ CTR sinh hoạt tại cơ sở y tế sau
khi phân loại tại nguồn được thu gom và chuyển tới khu chôn lấp, xử lý cùng với
CTR sinh hoạt đô thị.
+ CTR y tế nguy hại: chuyển tới lò
đốt chất thải y tế nguy hại bằng phương tiện chuyên dụng.
- Thực hiện việc quản lý chất thải
y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
5.3. Quy hoạch hệ thống xử lý
CTR đến năm 2020:
5.3.1. Quy hoạch các khu xử lý CTR
đến năm 2020:
a) Đối với CTR sinh hoạt, CTR xây
dựng, CTR công nghiệp không nguy hại và CTR sinh hoạt bệnh viện:
Toàn tỉnh có 10 khu xử lý CTR quy
mô cấp vùng, trong đó có 6 khu xử lý CTR cấp vùng tỉnh và 4 khu xử lý tại các
huyện, thành phố trong tỉnh; đồng thời, có 9 khu xử lý quy mô nhỏ cấp xã.
b) Đối với CTR công nghiệp nguy
hại:
Để xử lý tập trung, hiệu quả lượng
CTR công nghiệp nguy hại phát sinh, giảm thiểu tối đa sự phát tán chất thải
nguy hại ra môi trường, đồng thời giảm tối đa diện tích đất dùng cho chôn lấp,
công nghệ xử lý được lựa chọn là công nghệ đốt.
Trên cơ sở xem xét về tính kinh tế
cũng như hiệu quả xử lý, đề xuất quy hoạch 4 khu xử lý CTR công nghiệp cho toàn
tỉnh (trong đó có 2 khu xử lý CTR công nghiệp xay xát).
c) Đối với CTR y tế:
- Giai đoạn 1 từ năm 2010-2015 : Xử
lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các lò đốt của các bệnh viện đa khoa đã được
đầu tư xây dựng theo đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế của
các bệnh viện tỉnh An Giang. Riêng CTR y tế tại thành phố Long Xuyên đưa về xử
lý tập trung tại lò đốt của KXL Bình Hòa, huyện Châu Thành; CTR y tế tại thị xã
Châu Đốc đưa về xử lý tập trung tại KXL kênh 10, thị xã Châu Đốc;
- Giai đoạn 2 từ năm 2015-2020: Tiếp
tục xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các lò đốt tập trung đặt tại các bệnh
viện đa khoa. Riêng KXL Bình Hòa sẽ xử lý tập trung CTR y tế cho thành phố Long
Xuyên, huyện Châu Thành, 1 phần huyện Thoại Sơn;
- Giai đoạn sau 2020-2030: Chất thải
rắn y tế nguy hại được xử lý tập trung tại lò đốt đặt ở các khu xử lý vùng tỉnh
hoặc vùng huyện nhằm hạn chế ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Đến năm
2030 giữ theo quy mô của các khu xử lý rác này chỉ nâng cấp phát triển.
5.3.2. Định hướng công nghệ xử lý CTR:
- Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt:
Căn cứ điều kiện cụ thể của địa
phương để áp dụng công nghệ xử lý CTR phù hợp:
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: áp dụng đối
với các loại rác hỗn hợp có thành phần độc hại không đáng kể, khu vực có diện
tích lớn.
+ Chế biến phân compost: áp dụng đối
với khu vực có diện tích nhỏ và lượng CTR hữu cơ lớn;
+ Tái chế: áp dụng đối với các loại
rác còn giá trị sử dụng sau khi được xử lý về mặt kỹ thuật;
+ Đốt: áp dụng đối với loại rác có độ
ẩm thấp, dễ cháy và độc hại.
- Công nghệ xử lý CTR công nghiệp và
y tế:
Để xử lý triệt để CTR công nghiệp và
y tế, đặc biệt là CTR nguy hại, cần xử lý tập trung kết hợp nhiều quy trình
công nghệ khác nhau:
+ Các công nghệ phụ trợ xử lý CTR
công nghiệp nguy hại bao gồm: phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý.
+ Công nghệ khử khuẩn xử lý CTR y tế
bị nhiễm khuẩn.
+ Đốt: xử lý CTR y tế nguy hại và một
số CTR công nghiệp nguy hại (dạng hữu cơ).
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: CTR công
nghiệp và y tế thông thường; CTR công nghiệp nguy hại khác và tro CTR nguy hại
sau khi cố định và hóa rắn.
- Đối với CTR nguy hại có giải pháp
phân loại, vận chuyển về khu xử lý CTR nguy hại vùng liên tỉnh cho phù hợp.
6. Kế hoạch và nguồn lực thực hiện quy hoạch
6.1. Lộ trình thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Công tác trọng tâm là đào tạo, nâng
cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; Tăng cường công tác giáo
dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xung quanh việc xử lý CTR không
khép kín trong địa giới hành chính; Thực hiện bước đầu việc phân loại CTR tại
nguồn tại các đô thị lớn trong tỉnh, tại các khu CN, cụm CN, cơ sở sản xuất CN,
các cơ sở y tế; Hoàn thiện hệ thống khung chính sách;
+ Tập trung đầu tư xây dựng giai đoạn
1 cho các khu xử lý CTR: xã Bình Hòa huyện Châu Thành, xã Phú Thạnh huyện Phú
Tân, xã Mỹ Phú huyện Châu Phú, Kênh 10 thị xã Châu Đốc, xã Thoại Giang huyện
Thoại Sơn, xã Lê Trì huyện Tri Tôn, Mỹ Luông huyện Chợ Mới
+ Xây dựng các KXL quy mô nhỏ cấp
xã/cụm xã
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản
lý CTR; Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR; Đầu tư xây dựng hệ thống
quản lý CTR y tế.
- Giai đoạn 2016-2020: Nâng cao năng
lực thu gom, vận chuyển CTR (dự án chuyển tiếp); Tiếp tục xây dựng các khu xử
lý CTR tập trung cho các địa phương; Xã hội hóa công tác quản lý CTR (dự án
chuyển tiếp); Thực hiện mức độ cao việc phân loại CTR tại nguồn; Hoàn thành
việc xây dựng các khu xử lý trong toàn tỉnh.
6.2. Nguồn lực thực hiện:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 2500,77
tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2015 là 1623,38 tỷ đồng; giai đoạn
2016-2020 là 877,39 tỷ đồng.
- Nguồn vốn dự kiến gồm: vốn ngân
sách, vốn vay ODA và các tổ chức nước ngoài khác, vốn viện trợ không hoàn lại,
vốn xã hội hóa của tư nhân và các nguồn vốn khác.
7. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư:
Để tiết kiệm vốn đầu tư mà vẫn đáp
ứng được nhu cầu xử lý chất thải rắn của tỉnh, các khu xử lý chất thải rắn đã
đề xuất sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Ưu tiên đầu tư xây dựng các khu xử
lý chất thải rắn cho các khu vực đã và đang phát sinh lượng chất thải rắn lớn;
và các khu xử lý quy mô nhỏ.
+ Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các khu
xử lý đã có dự án hoặc đang xây dựng;
+ Việc đầu tư xây dựng thực hiện theo
từng giai đoạn, với quy mô đáp ứng đủ cho xử lý lượng CTR phát sinh.
+ Chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn tiếp
theo.
- Giai đoạn 2015-2020: Xây dựng hoàn
chỉnh các khu xử lý chất thải rắn.
Danh mục chi tiết xem tại phụ lục 3.
8. Cơ chế thực hiện quy hoạch
- Nhà nước quản lý bằng chủ trương và
chính sách. Khuyến khích và huy động mọi nguồn vốn của cộng đồng, xã hội vào
quản lý CTR; Ưu đãi đầu tư để đẩy mạnh xã hội hóa trong quản lý CTR ở các khâu
thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Cộng đồng là chủ thể thực hiện công
tác quản lý CTR.
- Doanh nghiệp (tổ chức) tham gia
quản lý CTR thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng,
chịu sự giám sát của cộng đồng và kiểm tra của nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Xây dựng:
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND
tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTR vùng tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành địa
phương xây dựng kế hoạch và danh mục dự án đầu tư thực hiện quy hoạch này đến
năm 2020
- Chủ trì phối hợp với sở Tài nguyên
& Môi trường hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố về các tiêu chuẩn,
điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR cho
các điểm dân cư nông thôn.
- Chủ trì cùng các sở, ngành đề xuất
cơ chế tài chính để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xử lý CTR
2. Sở Tài nguyên & Môi trường:
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước
về môi trường tại các trạm trung chuyển, khu xử lý CTR toàn tỉnh
- Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình
hình quản lý CTR bao gồm CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế và CTR nguy
hại trên toàn tỉnh, báo cáo HĐND và UBND tỉnh.
- Phối hợp với sở Xây dựng hướng dẫn
UBND huyện, thị xã, thành phố về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn
địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn.
3. Sở Kế hoạch & Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở ngành liên
quan xây dựng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia
thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Sở Khoa học Công nghệ:
Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử
lý, tái chế CTR và CTR nguy hại trên địa bàn tỉnh
5. UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn, trong đó có CTR.
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan lập kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xử lý CTR trên địa bàn, tổ chức
thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTR theo nội dung đã được phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm lập quy hoạch các
điểm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Xây dựng, Giám đốc sở Kế hoạch và
Đầu tư, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc sở Tài chính, Giám đốc
sở Công thương, Giám đốc sở Khoa học & Công nghệ, Giám đốc sở Y tế, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các ngành có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở: XD, KHĐT, TNMT, TC, KHCN, CT, Y tế;
- UBND các huyện, thị, thành;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- CVP và các phòng: XDCB, KT;
- Lưu.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thế Năng
|
PHỤ LỤC 1.
HỆ THỐNG CÁC TRẠM
TRUNG CHUYỂN CTR CÔNG NGHIỆP
TT
|
Vị trí, địa điểm
các trạm trung chuyển
|
Phạm vi phục vụ
|
Công suất (tấn/ngày)
|
Quy mô (m2)
|
I
|
Trạm trung chuyển sơ cấp
|
|
|
|
Mỗi KCN, CCN xây dựng ít nhất một (01) trạm trung
chuyển đảm bảo lưu chứa lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn KCN, CCN
trong vòng 2 ngày
|
Tối
thiểu 2.000
|
II
|
Vị trí trạm trung chuyển cấp vùng huyện
|
|
|
1
|
KXL Phước Hưng
|
Huyện An Phú
|
38,07
|
4894
|
2
|
KXL Lê Trì
|
Huyện Tri Tôn
|
15,75
|
2025
|
3
|
KXL Hòa Bình xã Hòa Bình
|
Huyện Chợ Mới
|
115,69
|
14874
|
4
|
KXL Thoại Giang xã Thoại Giang
|
Huyện Thoại Sơn
|
98,50
|
12664
|
Ghi chú:
- CTRCN thị xã Châu Đốc, huyện
Tịnh Biên chuyển thẳng đến KXL Xã Mỹ Phú - Huyện Châu Phú; CTRCN thị xã Tân
Châu và huyện Phú Tân chuyển thẳng đến KXL xã Phú Thạnh huyện Phú Tân, CTRCN
Tp.Long Xuyên chuyển thẳng đến KXL xã Bình Hòa - Huyện Châu Thành.
- Trạm trung chuyển lưu giữ tối đa
trong 2 ngày
- Chỉ tiêu kỹ thuật bãi tập kết:
chiều cao 1m, diện tích các công trình phụ trợ chiếm 20% diện tích trạm, bề
rộng khoảng cách ly 5m